Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Cấp phép Mở và Chính sách Cấp phép Giáo dục Mở





Là bản dịch của tài liệu: Green, C. 2017. Cấp phép Mở và Chính sách Cấp phép Giáo dục Mở. Trong: Jhangiani, R S và Biswas-Diener, R. (eds.) Mở: Triết lý và các Thực hành đang Cách mạng hóa Giáo dục và Khoa học. Các trang 29-41. Luân Đôn: Ubiquity Press. DOI: https://doi.org/10.5334/bbc.c. Giấy phép: CC BY 4.0.


Tài liệu là tuyệt vời cho bất kỳ ai trong số hơn 20 triệu người Việt Nam làm việc trong ngành giáo dục, bất kể bạn là ai, để tham khảo!


Có lẽ không quá lời để nói rằng các giấy phép Creative Commons cung cấp nền tảng pháp lý cho hầu hết các phong trào giáo dục mở. Các giấy phép đó - tự do và dễ áp dụng - cung cấp cho các nhà giáo dục, các học giả, và các nghệ sỹ ngôn ngữ để chia sẻ tác phẩm của họ dựa vào các điều khoản của riêng họ. Trong chương này, tác giả Cable Green đưa ra sách vỡ lòng về bản thân các giấy phép trước khi đi tiếp để khai thác cách làm thế nào những người làm chính sách của nhà nước có thể tận dụng được các chính sách cấp phép mở để đấu tranh có hiệu quả với một dải các thách thức bao gồm các chi phí sách giáo khoa cao và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn vẫn có bức tường thanh toán.
Nếu chúng ta muốn OER đi vào dòng chính thống; nếu chúng ta muốn một tập hợp hoàn chỉnh các OER được giám tuyển cho tất cả các mức trình độ, trong tất cả các môn học, ở tất cả các ngôn ngữ, được tùy biến để đáp ứng các nhu cầu địa phương; nếu chúng ta muốn việc cấp vốn đáng kể sẵn sàng cho sự tạo lập, áp dụng và liên tục cập nhật của OER - thì chúng ta cần: (1) nhận thức rộng khắp về và hỗ trợ có hệ thống cho tài nguyên giáo dục mở; và (2) áp dụng rộng rãi các chính sách cấp phép giáo dục mở, khi chúng ta thay đổi các quy định về tiền, khi mặc định trong tất cả các tài nguyên giáo dục được nhà nước cấp vốn là ‘mở’ chứ không là ‘đóng’, chúng ta sẽ sống trong thế giới nơi từng người có thể giành được tất cả giáo dục họ mong muốn.


Tự do tải về bản dịch có 19 trang tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Các cột mốc quan trọng của giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở trong chương trình nghị sự quốc tế

(Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng số 04 năm 2019, ra ngày 20/02, trang 39-42. Phiên bản điện tử của Tia Sáng trên trực tuyến đăng ngày 27/02/2019 tại địa chỉ: http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/OER-Cac-cot-moc-quan-trong-cua-giao-duc-mo-va-tai-nguyen-giao-duc-mo-trong-chuong-trinh-nghi-su-quoc-te-15217)
Hình 1: Các cột mốc quan trọng của OE/OER trong chương trình nghị sự quốc tế[1]
Dưới đây là 5 cột mốc quan trọng của Giáo dục Mở - OE (Open Education) và Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) trong chương trình nghị sự quốc tế.
Cột mốc 1: UNESCO lần đầu đưa ra khái niệm OER năm 2002
Các dấu hiệu về sự xuất hiện của tài nguyên giáo dục mở đã có từ cuối những năm 1990 và vài năm đầu của những năm 2000[2] ở một vài nơi trên thế giới, nhất là tại nước Mỹ. Tuy nhiên phải tới khi UNESCO lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) vào năm 2002[3] tại Diễn đàn UNESCO về ‘Ảnh hưởng của Học liệu Mở - OCW (Open Courseware) đối với giáo dục đại học ở các quốc gia đang phát triển’, cột mốc quan trọng đầu tiên về Giáo dục Mở – OE (Open Education) và OER trong chương trình nghị sự quốc tế mới chính thức được xác lập. Kể từ đó, đã có sự gia tăng đáng kể cả về phát triển, sử dụng và chia sẻ OER khi ngày càng nhiều hơn các chính phủ và cơ sở giáo dục nhận thức được về giá trị của nó.
UNESCO định nghĩa tài nguyên giáo dục mở như sau:
Tài nguyên Giáo dục Mở là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu trong tất cả các phương tiện - dù là số hay không - nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép mở cho phép những người khác truy cập không mất chi phí, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại không có các hạn chế hoặc có các hạn chế có giới hạn.
Sở dĩ ta nói cột mốc quan trọng này cũng là của Giáo dục Mở - OE (Open Education), vì nền tảng của OE chính là OER.
Định nghĩa Giáo dục Mở[4] của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) là như sau:
Giáo dục Mở xoay quanh các tài nguyên, các công cụ và các thực hành là tự do, không có các rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật và có thể hoàn toàn được sử dụng, được chia sẻ và được tùy biến thích nghi trong môi trường số... Nền tảng của Giáo dục Mở là Tài nguyên Giáo dục Mở .


Cột mốc 2: Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town năm 2007[5]
Vào năm 2007, những người ủng hộ OE/OER trên thế giới đã nhóm họp tại Cape Town, Nam Phi, và đã đưa ra Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town 2007, đánh dấu cột mốc quan trọng thứ 2 trong chương trình nghị sự quốc tế của OE/OER.
Tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ OE/OER, khuyến khích các nhà giáo dục và những người học trở thành những người tham gia tích cực trong phong trào OE và kêu gọi tất cả các bên tham gia đóng góp phát triển các tài nguyên giáo dục phát hành chúng như là OER.
Tuyên bố nêu: Giáo dục mở không có giới hạn chỉ cho tài nguyên giáo dục mở. Nó cũng dựa vào các công nghệ mở để tạo thuận lợi cho học tập cộng tác, mềm dẻo và chia sẻ mở các thực hành dạy học để trao quyền cho các nhà giáo dục nhằm hưởng lợi từ những ý tưởng tốt nhất từ các đồng nghiệp của họ. Nó có thể cũng phát triển để bao gồm cả các tiếp cận mới về đánh giá, công nhận và học tập cộng tác.
Tuyên bố đưa ra 3 chiến lược nhằm gia tăng sự vươn tới và tác động của tài nguyên giáo dục mở:
  1. Các nhà giáo dục và những người học: Trước hết, chúng tôi khuyến khích các nhà giáo dục và những người học tích cực tham gia vào phong trào giáo dục mở đang nổi lên. Việc tham gia bao gồm: tạo lập, sử dụng, tùy biến thích nghi và cải thiện tài nguyên giáo dục mở; ôm lấy các thực hành giáo dục mở được xây dựng xung quanh sự cộng tác, phát hiện và tạo lập tri thức; và mời các bạn ngang hàng và các đồng nghiệp cùng tham gia vào. Việc tạo lập và sử dụng các tài nguyên mở nên được coi là phần không thể thiếu đối với giáo dục và nên được hỗ trợ và thưởng tương xứng.
  2. Tài nguyên giáo dục mở: Thứ hai, chúng tôi kêu gọi các nhà giáo dục, tác giả, nhà xuất bản và các cơ sở phát hành các tài nguyên của họ mở. Các tài nguyên giáo dục mở đó nên được chia sẻ tự do qua các giấy phép mở để tạo thuận lợi cho bất kỳ ai để sử dụng, tùy biến thích nghi, dịch, cải tiến và chia sẻ. Các tài nguyên nên được xuất bản ở các định dạng tạo thuận lợi cho sử dụng và soạn sửa, và thích nghi được với sự đa dạng các nền tảng kỹ thuật. Bất kỳ khi nào có thể, chúng cũng nên là sẵn sàng ở các định dạng sao cho những người khuyết tật và những người còn chưa có sự truy cập tới Internet cũng truy cập được.
  3. Chính sách giáo dục mở: Thứ ba, các chính phủ, các ban lãnh đạo các trường học, các trường cao đẳng và đại học nên làm cho giáo dục mở trở thành ưu tiên cao. Lý tưởng, các tài nguyên giáo dục được những người đóng thuế cấp tiền nên là các tài nguyên giáo dục mở. Các quy trình công nhận và áp dụng nên trao sự ưu tiên cho tài nguyên giáo dục mở. Các kho tài nguyên giáo dục nên tích cực đưa vào và nhấn mạnh các tài nguyên giáo dục mở trong các bộ sưu tập của chúng.


Cột mốc 3: Tuyên bố Paris 2012 về OER[6]
Hội nghị Thế giới lần thứ nhất về OER[7] diễn ra trong các ngày 20-22/06/2012 tại trụ sở của UNESCO ở Paris, Pháp. Hội nghị đã đưa ra Tuyên bố, gọi là Tuyên bố Paris 2012 về OER, với 10 điểm khuyến cáo cho các quốc gia, theo năng lực và quyền hạn của mình, thúc đẩy OER vì sự phát triển.
Tuyên bố khuyến khích các chính phủ khắp trên thế giới cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục được nhà nước cấp vốn để sử dụng công cộng:
Các chính phủ/các cơ quan có thẩm quyền có thể tạo ra những lợi ích to lớn cho các công dân của họ bằng việc đảm bảo các tư liệu giáo dục được phát triển bằng các vốn cấp của nhà nước được làm cho sẵn sàng theo các giấy phép mở (với bất kỳ hạn chế nào họ thấy cần thiết) để tối đa hóa ảnh hưởng của sự đầu tư đó”.


Cột mốc 4: Tuyên bố Ljubljana 2017 về OER[8]
Trong các ngày 18-20/09/2017, tại Ljubljana, Slovenia, đã diễn ra Hội nghị Thế giới lần thứ hai về OER[9] với sự tham gia của 100 quốc gia thành viên UNESCO, 30 bộ trưởng và thứ trưởng, với 500 người tham dự với chủ đề hội nghị ‘OER vì giáo dục bao hàm toàn diện và công bằng: từ cam kết tới hành động’, đã đưa ra Tuyên bố Ljubljana 2017 về OER ‘Từ cam kết tới hành động’.
Kế hoạch hành động Ljubljana với 41 “khuyến cáo cho OER dòng chủ lưu để hỗ trợ cho mục tiêu phát triển bền vững 4 (SDG 4)” đã được thông qua. Kế hoạch hành động OER Ljubljana 2017 kêu gọi vì dòng chủ lưu OER ở tất cả các mức giáo dục và nhắc lại lời kêu gọi của Tuyên bố Paris đối với các chính phủ làm cho các tư liệu giáo dục sẵn sàng theo các giấy phép mở. Nó yêu cầu rõ ràng: “Các tài nguyên giáo dục được nhà nước cấp vốn nên được phát triển và chia sẻ như là các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở”.
Kế hoạch đưa ra 41 hành động khuyến cáo cho các chính phủ theo 5 lĩnh vực trọng tâm:
  1. Xây dựng năng lực của người sử dụng để tìm kiếm, sử dụng lại, tạo lập và chia sẻ OER
  2. Các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa
  3. Đảm bảo truy cập bình đẳng và toàn diện tới OER chất lượng
  4. Phát triển các mô hình bền vững
  5. Phát triển các môi trường chính sách hỗ trợ
Hội nghị khẳng định vai trò then chốt OER có thể đóng để hướng tới việc đạt được các mục tiêu chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, và trên hết tất cả, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững 4 - SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) về giáo dục chất lượng.
Hội nghị khẳng định sức mạnh của OER giúp biến đổi việc dạy và học ở tất cả các mức độ của giáo dục, chúng gồm:
  1. Truy cập tới sách giáo khoa được cải thiện.
  2. Chất lượng được cải thiện.
  3. Thực hành nghề nghiệp của giảng viên được cải thiện.
  4. Truy cập gia tăng tới các tài nguyên không phải tiếng Anh.
  5. Tiết kiệm chi phí cho những người học.
  6. Hỗ trợ cho học tập suốt đời.
  7. Đa dạng về văn hóa.
Hội nghị cũng đã đưa ra các khuyến cáo hành động cụ thể cho các nhóm đối tượng khác nhau gồm: (1) Các tổ chức liên chính phủ; (2) Các chính phủ; (3) Các cơ sở giáo dục; (4) Các cơ quan đảm bảo chất lượng; (5) Khu vực tư nhân; (6) Các tổ chức xã hội dân sự; (7) Các cơ quan và các nhóm nghiên cứu; (8) Các giảng viên và thủ thư; (9) Những người học.


Cột mốc 5: Khuyến cáo của UNESCO về OER 2019?
UNESCO và các quốc gia thành viên của mình hiện đang làm việc về một văn bản khuyến cáo cho sự cộng tác quốc tế trong tương lai về OER. Khuyến cáo này sẽ đưa ra các nguyên tắc và chuẩn mực cho sự điều chỉnh quốc tế về OER. Một khi khuyến cáo được chuyển qua Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào cuối năm 2019, các quốc gia thành viên của UNESCO sẽ được mời để tiến hành các bước lập pháp và khác để áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mức đó trong lãnh thổ tương ứng của họ[10].


Vài sự kiện và con số đáng lưu ý về OE/OER của thế giới rất gần đây
Có lẽ thành tích nổi bật và dễ nhận thấy nhất, là số lượng hơn 1 tỷ 470 triệu các tài nguyên được cấp phép mở Creative Commons cho tới hết năm 2017, cùng hàng loạt các thành tích khác không chỉ trong lĩnh vực OE/OER, mà còn ở các lĩnh vực có liên quan khác như khoa học mở, truy cập mở, dữ liệu mở, ở mức độ phạm vi khắp trên thế giới[11].
Hình 2. Số lượng các tài nguyên được cấp phép mở CC tới hết năm 2017[12]
Nhân kỷ niệm 10 năm Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town, tuyên bố đó đã được cập nhật với mục tiêu đưa phong trào giáo dục mở tới mức tiếp theo với ‘10 đường hướng để đưa giáo dục mở tiến lên’, bao gồm: (1) Truyền thông mở; (2) Trao quyền cho thế hệ sau; (3) Kết nối với các phong trào mở khác; (4) Giáo dục mở vì sự phát triển; (5) Sư phạm mở; (6) Suy nghĩ vượt ra ngoài tổ chức; (7) Dữ liệu và phân tích; (8) Vượt ra ngoài sách giáo khoa; (9) Mở ra các tài nguyên được nhà nước cấp vốn; (10) Cải cách bản quyền cho giáo dục.
Bên cạnh các mặt được, cũng còn có các vấn đề, các mặt chưa được trong triển khai thực tế của phong trào OE/OER thế giới, đặc biệt khi các giảng viên và những người chỉ dẫn trong giáo dục nói chung còn chưa gắn thực tế giảng dạy của họ với thực hành OE/OER và đối với nhiều người, việc tìm ra các OER phù hợp còn là công việc mất nhiều thời gian[13].
Cũng đã nổi lên các nhà vô địch thế giới, những đơn vị giành các giải thưởng về Giáo dục Mở 2018 cho các hạng mục mới được đưa vào[14] như: (1)Tài nguyên; (2) Công cụ; (3) Thực hành mở với các đơn vị giành giải gồm:
  • SÁCH GIÁO KHOA MỞ: Hướng dẫn Tạo lập các Sách giáo khoa Mở với các Sinh viên, Cộng đồng Rebus, Montreal, Quebec, Canada.
  • KHO OER (BỘ SƯU TẬP HOẶC THƯ VIỆN): SHMS - Mạng OER Ả rập Xê út, Trung tâm Quốc gia về học tập điện tử, Riyadh, Ả rập Xê út và VIDYA-MITRA: Cổng Nội dung điện tử Tích hợp. Trung tâm Mạng Thông tin và Thư viện, Gandhinagar, Ấn Độ.
  • DỮ LIỆU MỞ: ROER4D, Nghiên cứu về Tài nguyên Giáo dục Mở vì sự Phát triển, Sáng kiến Dữ liệu Mở, Đại học Cape Town, Cape Town, Nam Phi.
  • SƯ PHẠM MỞ: Hộ chiếu OER, Viện Núi Cao (Mountain Heights Academy), Tây Jordan, Mỹ và Red EuLES/ Mạng EuLES, Đại học Zaragoza, Zaragoza, Tây Ban Nha.
Cùng với các nhà vô địch MỞ khác, họ là những hình mẫu và tấm gương trong lĩnh vực OE/OER cho các quốc gia/cơ sở giáo dục khắp trên thế giới noi theo.


Lời kết
Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 trong Phần III- Nhiệm vụ, giải pháp đã nêu: ‘Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập’.
Phát biểu tại hội thảo ‘Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế’ ngày 16/05/2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu[15]: “Bàn về giáo dục mở thì chắc có nhiều việc phải làm. Trước hết cần nhận diện tất cả những rào cản vô hình và hữu hình. Theo tinh thần là các rào cản đó phải được gỡ bỏ một cách kiên quyết”; và: “Xây dựng được kho học liệu mở đủ lớn sẽ có tác dụng rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học”. Quả thực, đây là những điều cơ bản nhất, như được nêu trong định nghĩa về OE/OER ở bên trên.
Dù còn rất nhiều khó khăn trong ứng dụng và phát triển OE/OER tại Việt Nam, nhưng rõ ràng cũng có nhiều điểm thuận lợi, cả trong nước lẫn ngoài nước, và vì vậy chúng ta có quyền hy vọng, Việt Nam trong thời gian tới sẽ không bỏ lỡ chuyến tàu OE/OER, đặc biệt khi mà cột mốc quan trọng thứ 5 của OE/OER trong chương trình nghị sự quốc tế nhiều khả năng sẽ rơi vào cuối năm nay, 2019, với việc UNESCO có thể sẽ đưa ra các khuyến cáo với các nguyên tắc và chuẩn mực cho sự điều chỉnh quốc tế về OER; và Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên của UNESCO, có thể được mời để tiến hành các bước lập pháp và khác để áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mức đó tại Việt Nam.
Hy vọng 2019 sẽ là năm bùng nổ các hoạt động về OE/OER hướng tới cột mốc quan trọng thứ 5 đó ở Việt Nam.


Các tham chiếu
[1] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp (OER in TVET) - Tài nguyên Giáo dục Mở cho phát triển các kỹ năng: https://www.dropbox.com/s/bbkt7x57zg60gu8/OER-in-TVET_Vi-19082018.pdf?dl=0
[2] Bliss, T.J. và Smith, M. 2017: A Brief History of Open Educational Resources: https://www.ubiquitypress.com/site/chapters/10.5334/bbc.b/download/590/
[3] UNESCO: Experts Meeting on Defining Open Educational Resources (OER) Indicators: https://en.unesco.org/events/experts-meeting-defining-open-educational-resources-oer-indicators
[4] Phần mềm tự do nguồn mở cho Việt Nam: Giáo dục Mở (theo Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC): http://vnfoss.blogspot.com/2018/04/giao-duc-mo-theo-lien-minh-xuat-ban-hoc.html
[5] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town - Kỷ niệm lần thứ 10 – 10 đường hướng đưa Giáo dục Mở tiến lên: https://www.dropbox.com/s/skvnxnc64m82vz6/cpt10-booklet-Vi-04122018.pdf?dl=0
[6] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) Thế giới 2012 - Tuyên bố Paris 2012 về Tài nguyên Giáo dục Mở: https://www.dropbox.com/s/vboqh6l0w6cakqo/Paris%20OER%20Declaration_01_Vi-06122018.pdf?dl=0
[8] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2017: Tài nguyên Giáo dục Mở: Từ cam kết tới hành động - Học tập vì sự phát triển bền vững: https://www.dropbox.com/s/vyoczt07w3r49pf/2017_COL_OER-From-Commitment-to-Action-Vi-15102017.pdf?dl=0
[9] 2nd World Open Educational Resources (OER) Congress: https://www.oercongress.org/
[10] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp (OER in TVET) - Tài nguyên Giáo dục Mở cho phát triển các kỹ năng: https://www.dropbox.com/s/bbkt7x57zg60gu8/OER-in-TVET_Vi-19082018.pdf?dl=0
[11] Lê Trung Nghĩa, 2018: Phát triển nguồn tài liệu mở, yêu cầu tất yếu để xây dựng thư viện điện tử/ thư viện số trong CMCN4: https://www.dropbox.com/s/e2ud6wyjf2ubqdt/OpenDocs_Dev_Must_For_Lib_30112018.pdf?dl=0, xem phần ‘C. Các thành tựu’, các trang 11-14;
[12] State of the Commons: https://stateof.creativecommons.org/
[13] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tài nguyên Giáo dục Mở - Kiểm tra thực tế, www.contactnorth.ca, 2017: https://www.dropbox.com/s/fgte6afh7k59m7g/open_educational_resources_oer_-_a_reality_check-Vi-02122018.pdf?dl=0
[14] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: OEC công bố những người giành các giải thưởng Giáo dục Mở 2018 về tài nguyên, công cụ & thực hành mở, PRLog 2018: https://www.dropbox.com/s/n0ppzdpu9vo1eop/2018-winners-of-open_Vi-03122018.pdf?dl=0
[15 ] Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại hội thảo ‘Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế’. Kỷ yếu hội thảo, tập 3, trang 13.


Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế
Lê Trung Nghĩa


PS: Tự do tải về bài viết ở định dạng PDF: