(Bài
đăng trên tạp chí Tia Sáng số 17, ra ngày
05/09/2019, trang 11-13).
Gần đây, một
tổ chức gồm 700 viện nghiên cứu, trường đại học
của Đức là Project DEAL đã ký được thỏa thuận với
Springer Nature về truy cập mở. Nhưng đó mới chỉ là
bước khởi đầu để có thể tiến đến truy cập mở
đầy đủ và tức thì như giới học thuật hằng mong
ước.
Ở nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và nước
Mỹ, Truy cập Mở - OA (Open Access) tới các xuất bản phẩm
và dữ liệu nghiên cứu, nhất là với các nghiên cứu
được nhà nước cấp vốn, đang trở thành chuẩn mực
mới trong hệ thống truyền thông học thuật và xuất bản
học thuật đối với các trường đại học và các viện
nghiên cứu. Nó làm dịch chuyển mô hình kinh doanh của
các nhà xuất bản học thuật từ mô hình độc giả trả
tiền - thường qua việc đóng phí thuê bao hàng tháng/hàng
năm các tạp chí với các bài báo và/hoặc dữ liệu
nghiên cứu được xuất bản trên đó - sang mô hình các
độc giả hoặc các cơ sở của họ không phải trả tiền
để có được sự truy cập tới chúng. Dĩ nhiên, việc
dịch chuyển này không thể xảy ra qua một đêm, mà trong
nhiều năm với các giai đoạn và các mô hình chuyển tiếp
liên tục và khác nhau.
Một
bước quá độ
Sự
kiện
gần đây nhất là
ngày 22/8/2019 vừa qua, theo
một bài
báo đăng trên
Science[1],
một
nhóm có tên là Project
DEAL
với
hơn
700 cơ sở nghiên cứu và thư viện thành
viên của
nó ở
Đức đã công
bố đạt
được thỏa thuận truy cập mở với nhà xuất bản
Springer
Nature,
một
trong các nhà
xuất bản học thuật lớn nhất
thế giới.
Theo hợp đồng đó, các nhà nghiên cứu ở các cơ sở là
thành viên của Project
DEAL
sẽ có khả năng xuất bản truy cập mở các bài báo của
họ,
nghĩa
là không
chỉ các cơ
sở thành viên có thể truy cập
đầy đủ tới nội dung trên trực tuyến của các tạp
chí đó mà không cần phải trả phí hàng tháng mà bất
cứ ai, ở đâu cũng được đọc miễn phí. Bài báo này
cũng nêu:
Project
DEAL đã đạt được thỏa thuận tương tự với nhà xuất
bản Wiley vào tháng 2 (năm 2019)[2],
nhưng thỏa thuận này là lớn hơn. Người ta kỳ
vọng thỏa thuận này sẽ bao gồm
hơn 13.000 bài báo của các nhà nghiên cứu làm việc
trong các viện nghiên cứu, các trường đại học ở Đức
mỗi năm, so với con số 9.500 trên các tạp chí của
Wiley. Điều đó khiến nó trở thành “thỏa
thuận chuyển đổi quá độ lớn nhất từ
trước tới nay” về truy cập mở, theo lời Daniel
Roper, CEO của Nature.
Project
DEAL
được thành lập vào năm 2014, đã và đang thương lượng
với cả
Wiley,
Springer
Nature,
và Elsevier
trong nhiều năm. Với
thỏa thuận của Project
DEAL
với Springer
Nature
vừa được ký kết, còn
lại mỗi
Elsevier
là
nhà
xuất bản lớn chưa có được
thỏa thuận với Project DEAL, điều làm cho các hợp
đồng thuê bao với Elsevier của họ không còn hiệu
lực[3].
Khía
cạnh quan trọng cần nhấn mạnh trong các thỏa thuận gần
đây mà Project
DEAL
đạt được với 2 nhà
xuất bản lớn Wiley và
Springer Nature là chúng đều theo mô hình ‘Đọc và
Xuất bản’ (Read and Publish). Đây là mô hình khá thịnh
hành hiện nay để thay thế cho mô hình thuê bao thuần túy
trong giai đoạn chuyển đổi quá độ sang mô hình Truy cập
Mở đầy đủ và tức thì như theo tinh thần của Kế
hoạch S của nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu mức quốc
gia và châu Âu có tên gọi là cOAlition S sẽ được
đề cập tới dưới đây.
Bản chất của mô
hình ‘Đọc và Xuất bản’ là các thư viện của các
cơ sở đại học/viện nghiên cứu trả một khoản phí
chấp nhận được để vừa được đọc các bài báo
phải trả tiền và vừa được xuất bản các bài báo
truy cập mở với mục tiêu để 100% các bài báo của các
nhà nghiên cứu ở các cơ sở đó được xuất bản truy
cập mở[4].
Trước đây, các
thư viện của các trường đại học/viện nghiên cứu
phải trả hai loại phí cho nhà xuất bản: phí thứ nhất
là phí thuê bao theo tháng/năm để có quyền truy cập tới
tất cả các tạp chí, bài báo thuộc nhà xuất bản đó,
kể cả các bài báo do nhà khoa học thuộc cơ sở nghiên
cứu đó đăng tải; phí thứ hai là phí xử lý bài báo
nếu muốn một bài báo trở thành truy cập mở, cho phép
tất cả mọi người trên thế giới có thể đọc và xem
miễn phí, theo thỏa thuận riêng biệt của nhà khoa học
với nhà xuất bản đó. Như vậy, với các bài báo truy
cập mở, các thư viện phải trả phí tới hai lần
(Double Dipping). Cũng cần được nêu ra ở đây là trên
thực tế, đã có nghiên cứu chỉ ra, một cách sòng phẳng
rằng, để có thể truy cập được tới các bài báo và
dữ liệu là kết quả của một nghiên cứu, người sử
dụng có thể phải trả phí không phải chỉ hai lần, mà
tối đa có thể lên tới bốn lần, nếu tính cả lần
bao cấp cho các trường đại học để trả lương cho các
nhà nghiên cứu và tiền tài trợ nghiên cứu, đến từ
tiền thuế của người dân[5].
Không dễ để chuyển
sang truy cập mở đầy đủ và tức thì
Mô hình ‘Đọc
và Xuất bản’ và mô hình vừa có phí thuê bao cùng với
phí xử lý các bài báo để chúng trở thành truy cập mở,
dù có giảm giá/chiết khấu hay không, đều thuộc về
cái gọi là mô hình Truy cập Mở lai (Hybrid Open Access).
Thực tế ở nhiều quốc gia, như ở châu Âu và nước
Mỹ, quá trình để chuyển đổi từ mô hình Truy cập Mở
lai này sang mô hình Truy cập Mở lai khác trong các biến
thể của nó như được nêu ở trên là không dễ vì luôn
tồn tại các xung đột lợi ích giữa các bên liên quan,
đặc biệt giữa các nhà xuất bản với các thư viện
của các cơ sở đại học/viện nghiên cứu và bản thân
các nhà nghiên cứu.
Hình 1[6]. Mô hình ‘Đọc và Xuất bản’ của Royal Society of Chemistry
Hơn nữa, mô hình
xuất bản Truy cập Mở lai được cho là không hợp lý vì
thiếu minh bạch trong giá thành và chi phí thực để xử
lý các bài báo khoa học. Các nhà xuất bản học thuật,
đặc biệt là các nhà xuất bản lớn, luôn muốn duy trì
lợi nhuận cao bằng sự trả giá của các thư viện của
các cơ sở/viện nghiên cứu và/hoặc bản thân các nhà
nghiên cứu. Họ khó có thể tự giác dịch chuyển mô
hình kinh doanh của mình từ mô hình Truy cập Mở lai (vừa
thuê bao vừa chào xuất bản Truy cập Mở), và sang mô
hình Truy cập Mở đầy đủ và tức thì - được cho là
tiên tiến hơn[7] - vì nó
dịch
chuyển các mô hình kinh doanh thịnh hành hiện nay khi những
người thuê bao phải
trả tiền để truy cập tới các bài
báo
sau khi
xuất bản sang mô hình không lấy tiền của các độc giả
hoặc các cơ sở của họ để có được sự truy cập[8].
Thực tế triển
khai các chính sách truy cập mở tới các xuất bản phẩm
và dữ liệu nghiên cứu của Ủy ban châu Âu trong nhiều
năm qua cũng đã chứng minh điều đó. Cũng từ thực tế
này, tháng
9/2018, một nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia và
châu Âu, gọi là Liên minh S (cOAlition
S)
đã đưa ra thông báo về: Kế hoạch S - Tăng tốc chuyển
đổi quá độ sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì
tới các xuất bản phẩm khoa học[9],
với nguyên tắc chính là như sau:
“Sau
ngày 01/01/2020 các xuất bản phẩm khoa học là kết quả
từ các trợ cấp nghiên cứu được nhà nước cấp vốn
do các hội đồng và các cơ quan cấp vốn nghiên cứu
quốc gia và châu Âu cung cấp, phải được xuất bản
trên các Tạp chí tuân thủ Truy cập Mở hoặc trên các
Nền tảng tuân thủ Truy cập Mở”.
Được
biết, sau một giai đoạn lấy ý kiến góp ý công khai
trên mạng, thời hạn đã được lùi 1 năm sang sau ngày
01/01/2021[10], trùng với thời điểm bắt đầu chương
trình mới về nghiên cứu và cách tân của Ủy ban châu
Âu, chương trình Horizon Europe[11], giai đoạn 2021 – 2027.
Thay
cho lời kết
Việc chuyển đổi
từ mô hình thuê bao thuần túy sang các mô hình Truy cập
Mở lai, rồi sang mô hình Truy cập Mở đầy đủ và tức
thì là không dễ dàng và thường phải mất nhiều thời
gian, có thể lên tới cả chục năm liên tục theo đuổi.
Thỏa thuận giữa
Project DEAL với Springer Nature vào cuối tháng
08/2019 có thể được coi như là bước dịch chuyển sang
mô hình kinh doanh hợp lý hơn so với các mô hình trước
đó, hoặc như là sự chuyển đổi quá độ hướng tới
mô hình tiên tiến hơn, mô hình Truy cập Mở đầy đủ
và tức thì, như đã được nhóm các nhà cấp vốn quốc
gia và châu Âu, cOAlition S, đưa ra trong Kế hoạch S.
Với sự triển khai mô hình Truy cập Mở đầy đủ và
tức thì của Kế hoạch S ở châu Âu sau ngày 01/01/2021,
các
nhà
cấp vốn của
nó là
các thành viên của
nhóm cOAlition
S
sẽ không hỗ trợ xuất bản trên các tạp
chí lai (hoặc tương tự) trừ phi chúng là một phần
của một hợp đồng chuyển đổi quá độ sang Truy cập
Mở đầy đủ và tức thì với thời hạn được xác
định rõ ràng[12].
Đối với Việt
Nam, khái niệm và vì thế chính sách Truy cập Mở tới
xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu còn chưa hiện
diện và thực tế này cần phải được thay đổi càng
nhanh càng tốt. Cần lưu ý là, từ quan điểm cấp phép
mở, Truy cập Mở là khái niệm bao trùm cả Dữ liệu Mở
và Tài nguyên Giáo dục Mở. Việc không có chính sách
Truy cập Mở sẽ là sự hạn chế và/hoặc cản trở lớn
đối với ứng dụng và phát triển cả Dữ liệu Mở và
Tài nguyên Giáo dục Mở, và vì thế tới quá trình chuyển
đổi số và tiếp cận CMCN4 của Việt Nam. Một vài gợi
ý để tạo thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển
Truy cập Mở ở Việt Nam đã được nêu ra, trước hết
có thể là một nghiên cứu về Truy cập Mở với sự
tham gia của các bên liên quan nhằm đưa ra các khuyến cáo
cho các nhà quản lý và để hài hòa hóa lợi ích của
các bên liên quan đó[13].
Các chú giải
[1]
By
Gretchen Vogel, Aug. 22, 2019: More
than 700 German research institutions strike open-access deal with
Springer Nature:
https://www.sciencemag.org/news/2019/08/more-700-german-research-institutions-strike-open-access-deal-springer-nature
[2]
Kai
Kupferschmidt, Feb. 21, 2019: Deal
reveals what scientists in Germany are paying for open access:
https://www.sciencemag.org/news/2019/02/deal-reveals-what-scientists-germany-are-paying-open-access
[3]
Diana
Kwon, Jul 19, 2018: Universities
in Germany and Sweden Lose Access to Elsevier Journals:
https://www.the-scientist.com/news-opinion/universities-in-germany-and-sweden-lose-access-to-elsevier-journals--64522
[4]
Diana
Kwon, Apr 17, 2018: Dutch Universities, Journal Publishers Agree on
Open-Access Deals:
https://www.the-scientist.com/news-analysis/dutch-universities-journal-publishers-agree-on-open-access-deals-30860
[5]
Lê
Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Tạp
chí Quốc tế về Phúc lợi: Câu chuyện thành công của
Truy cập Mở:
https://www.dropbox.com/s/7w5yv3j8j6omcok/the-international-journal-of-wellbeing-an-open-acc_Vi-29012019.pdf?dl=0
[6]
Royal Society of Chemistry: Read
& Publish:
https://chembib.files.wordpress.com/2018/02/rsc-read-and-publish-flyer-2.pdf
[7]
Lê
Trung Nghĩa biên dịch, tháng 07/2018: Tồi
tệ nhất của cả 2 thế giới: Truy cập Mở Lai:
https://vnfoss.blogspot.com/2018/07/toi-te-nhat-cua-ca-2-gioi-truy-cap-mo.html
[8]
Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Tuyên
bố của IFLA về truy cập mở - làm rõ quan điểm và
chiến lược của IFLA:
https://www.dropbox.com/s/8twj9vmcd867np5/ifla-statement-on-open-access_Vi-11052019.pdf?dl=0
[9]
Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Kế
hoạch S - Tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở
đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học:
https://www.dropbox.com/s/9758mj1voyjeyel/Plan_S-Vi-06042019.pdf?dl=0
[10]
Lê Trung Nghĩa biên dịch: Các
nhà cấp vốn châu Âu hoãn kế hoạch truy cập mở triệt
để 1 năm - tới 2021:
https://vnfoss.blogspot.com/2019/06/cac-nha-cap-von-chau-au-hoan-ke-hoach.html
[11]
Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Ủy
ban châu Âu - Thông cáo báo chí Về ngân sách dài hạn
tiếp theo của EU cho các năm 2021-2027:
https://www.dropbox.com/s/dh8tcr1mhkj02mg/IP-18-4041_EN_Vi-05082018.pdf?dl=0
[12]
cOAlition
S, 31/05/2019: Rationale
for the Revisions Made to the Plan S Principles and Implementation
Guidance:
https://www.coalition-s.org/rationale-for-the-revisions/
[13]
Lê
Trung nghĩa, 2019: Hành
trình đi tới Truy cập Mở đầy đủ và tức thì ở Liên
minh châu Âu tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên
cứu - vài gợi ý cho Việt Nam:
https://vnfoss.blogspot.com/2019/07/hanh-trinh-i-toi-truy-cap-mo-ay-u-va.html
Giấy phép nội dung: CC
BY 4.0 Quốc tế.
Lê
Trung Nghĩa
PS:
Tự do tải về bài viết ở định dạng PDF ở địa chỉ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.