The
worst of both worlds: Hybrid Open Access
*** Cảm ơn Mikael
Laakso về phản hồi tuyệt vời**
***
Thank you to Mikael Laakso for the excellent feedback **
Bài được đưa
lên Internet ngày: 26/06/2018
Xem
thêm: Khoa
học Mở - Open Science
Vài tuần trước,
Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố bắt đầu với chương
trình cấp vốn mới, Horizon Europe, họ
sẽ không
còn hoàn lại tiền các khoản phí xuất bản cho Truy cập
Mở lai nữa. Trước đó, EC đã
loại bỏ các khoản phí xử lý bài báo - APC (Article
Processing Charges) lai (hybrid) khi họ lần đầu giới thiệu
các vốn cấp Truy cập Mở trong dự án Thí điểm Truy cập
Mở Sau - Trợ cấp của FP7, nhưng sau đó đã trang trải
cho Truy cập Mở lai trong chương trình cấp vốn sau đó,
Horizon 2020 (2014-2020).
Truy
cập Mở lai mô tả mô hình xuất bản nơi mà vài bài báo
được làm cho sẵn sàng mở, ngược với thanh toán của
APC, trong khi các bài báo khác vẫn là truy cập đóng, và
tạp chí như là tổng thể dựa vào thuê bao. Các
tạp chí lai đầu tiên được tung ra với Springer Open
Choice (Lựa chọn Mở của Springer) và Wiley Online Open (Mở
trên Trực tuyến của Wiley) vào năm 2004. Hai năm sau, mô
hình xuất bản này đã được kết hợp qua Elsevier Open
Access (Truy cập Mở của Elsevier), Sage Choice và Taylor &
Francis Open Select, và Nature Publishing Group (NPG) Open đi theo
sau vào năm 2007. Kể từ đó, số lượng
các tạp chí Truy cập Mở (OA) lai đã tăng vùn vụt và đã
vượt quá mốc 10.000, với 5 nhà xuất bản hàng đầu sở
hữu đa số.
Số lượng các
tạp chí Truy cập Mở lai 2009-2017 [Nguồn]
Björk quy cho sự
gia tăng gần đây “với 2 sự thay đổi chính trong hạ
tầng cấp vốn. Trước tiên, vài nhà cấp vốn nghiên cứu
hàng đầu đã thiết lập các vốn cấp tập trung cho việc
thanh toán các APC; và thứ hai, dạng mới các giấy phép
thuê bao điện tử theo nhóm cũng gồm thanh toán các APC
lai đã nổi lên” (Björk,
2017). Hơn nữa, vài nhà cấp vốn đã giới thiệu các
chỉ thị Truy cập Mở, yêu cầu các bên hưởng lợi làm
cho các kết quả đầu ra nghiên cứu của họ sẵn sàng
mở trong khung thời gian nhất định (như, 6 hoặc 12 tháng
đối với Horizon 2020, phụ thuộc vào lĩnh vực), điều
có lẽ không tuân thủ với giai đoạn cấm vận của nhà
xuất bản, thường trải từ 6 – 24 tháng. Tuy nhiên, thú
vị và không ngạc nhiên là sự quan sát thấy rằng với
số lượng ngày càng gia tăng các chỉ thị Truy cập Mở
của các cơ sở và các nhà cấp vốn, các hạn chế xung
quanh việc tự lưu trữ cũng đã gia tăng (xem Laakso,
2014 và Gadd
et al., 2016).
Để so sánh, từ
2005 tới 2015, số lượng các chính sách Truy cập Mở của
các cơ sở và các nhà cấp vốn đã tăng từ 123 lên 830
(xem ROARMAP).
[Image
Source]
Với tính sẵn
sàng gia tăng của các tạp chí lai, số lượng các bài
báo lai cũng đã liên tục tăng. Bây giờ, bạn có thể
nói “các tài liệu nghiên cứu Truy cập Mở nhiều hơn
chứ? Tuyệt vời!”, nhưng có một ít vấn đề với mô
hình lai.
Trả
tiền 2 lần (Double Dipping)
Trả tiền 2 lần,
như được RLUK
định nghĩa, “phát sinh nếu nhà xuất bản tìm cách
gia tăng không thể bênh vực nổi doanh thu bằng việc đánh
thuế các khoản phí xử lý bài báo (APC) để xuất bản
trên một tạp chí lai, trong khi không đưa ra sự giảm các
chi phí thuê bao một cách tương ứng”. Để công bằng,
các nhà xuất bản chính đã ban hành các tuyên bố các
biện pháp đã được đưa ra để ngăn chặn việc trả
tiền 2 lần, và các bảng giá được giảm một cách
tương ứng. Nhưng…
-
Giá thành thuê bao được tính như thế nào?
-
Sự giảm giá trong bảng giá ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ thuê bao khi chúng được thỏa thuận như một phần của “Bó các Vụ làm ăn Lớn” (Big Deal Bundles)?
-
Những người tiêu dùng làm thế nào có thể chắc chắn tỷ lệ thuê bao đang được giảm, và ở mức độ nào, khi các chi tiết của các thương thảo của các Vụ làm ăn Lớn được/bị ẩn dấu đằng sau các thỏa thuận không công khai?
-
Các APC được tính như thế nào?
Đối với các
trường đại học và các thư viện, để quản lý các
tài nguyên của họ hiệu quả, là cực kỳ quan trọng
phải có tổng quan hoàn chỉnh về các chi phí có liên
quan trong các thuê bao và xuất bản Truy cập Mở. Tuy
nhiên, sự thiếu minh bạch hoàn toàn, cản trở điều này
và đặt ra cho họ sự bất lợi khi thương thảo với các
nhà xuất bản.
Giá thành
Tôi sẽ giới hạn
vấn đề giá thành chỉ về các APC, và loại bỏ các giá
thành thuê bao. Các APC đối với các tạp chí lai trung
bình khoảng 2.700 USD và có thể thường vượt quá 5.000
USD, khi được so sánh với trung bình 2.000 USD cho các tạp
chí Truy cập Mở đầy đủ từ các nhà xuất bản dựa
vào thuê bao và 1.400 USD cho các nhà xuất bản Truy cập Mở
(Björk
and Solomon, 2014). Để rõ ràng, việc thiết lập lựa
chọn lai thường là rủi ro thấp và không đắt đối với
các nhà xuất bản vì họ sẽ không phụ thuộc vào dòng
doanh thu APC mà duy trì được tạp chí qua các thuê bao. Vì
sao giá thành Truy cập Mở lai lại cao hơn nhiều so với
Truy cập Mở đầy đủ?
Để đưa ra ví dụ
thực tế hơn, vào tháng 10/2015, các biên tập viên và các
thành viên ban biên tập của tạp chí Truy cập Mở lai
Lingua
đã từ chức khỏi các chức vụ sau khi các thương thảo
với Elsevier về mô hình định giá công bằng, giữ lại
bản quyền, và quyền sở hữu tạp chí đã không thành
công. Trong khi Elsevier đã nêu “khoản
phí xuất bản bài báo ở Lingua
cho các bài báo truy cập mở là 1.800 USD. Các biên tập
viên đã yêu cầu giá 400 euro, một APC không bền vững”,
các cựu nhân viên ban biên tập của Lingua
đã thành lập một tạp chí mới,Glossa,
được Thư viện Nhân văn Mở (Open
Library of Humanities) và LingOA
cấp vốn, và hiện đang ổn định ở APC 400USD.
Các nhà xuất bản
đã và đang tiếp thị cho Truy cập Mở lai như là cách
thức dần chuyển các tạp chí dựa vào thuê bao, có uy
tín, đã thành danh của họ sang Truy cập Mở đầy đủ.
Tuy nhiên, để điều này trở thành lựa chọn trụ vững
được, các APC phải trang trải đủ cho các chi phí vận
hành tạp chí và, trong trường hợp của các nhà xuất
bản vì lợi nhuận, sinh ra được lợi nhuận. Trong một
vài lĩnh vực, các thuê bao bên ngoài giới hàn lâm (hầu
hết chỉ đọc, với chỉ xuất bản ít) tạo ra một phần
đáng kể lợi nhuận đó, điều có lẽ, dù vậy, bị
giảm hoặc mất đi hoàn toàn nếu đa số các bài báo là
Truy cập Mở. Như Laakso
et al. Nêu, “Dù có thể là có khả năng sinh ra doanh
số để trang trải cho chi phí xuất bản, có lẽ là khó
để thuyết phục các nhà xuất bản từ bỏ lợi nhuận
mà các tạp chí đó đã nhận được từ các thuê bao bê
ngoài giới hàn lâm”.
Giá trị
Chi phí APC so với
giá thành APC [Nguồn
ảnh]
Một trong những
lý do các nhà xuất bản có thể thiết lập các APC của
họ khá cao để trang trải cho các chi phí vận hành
và duy trì (hoặc gia tăng) lợi
nhuận ~35%, là vì giá trị (được thừa nhận) của
xuất bản phẩm đối với nhà nghiên cứu. Thế
thì Truy cập Mở lai chào cái gì?
-
Truy cập Mở tức thì
-
Xuất bản trên các tạp chí có uy tín, đã thành danh
Vài năm qua, số
lượng ngày càng gia tăng các nhà cấp vốn nghiên cứu đã
triển khai các chỉ thị Truy cập Mở. Dù vạy, các chỉ
thị riêng rẽ đó có thể khác nhau về con đường Truy
cập Mở (như, Truy cập Mở vàng/tức thì hoặc Truy cập
Mở xanh/thông qua việc ký gửi bài báo đó vào một kho
Truy cập Mở) và khung thời gian (như, cho tới khi các bên
hưởng lợi cần phải cung cấp Truy cập Mở). Như một
câu trả lời cho sự thay đổi trong các chính sách cấp
vốn, các nhà xuất bản đã gia tăng không chỉ số lượng
các tạp chí Truy cập Mở đầy đủ, mà còn cả các tạp
chí lai nữa.
Để tuân thủ với
các yêu cầu của các nhà cấp vốn của họ cung cấp
Truy cập Mở tức thì hoặc trong khung thời gian làm giảm
giai đoạn cấm vận của nhà xuất bản đó, các nhà
nghiên cứu có thể chọn Truy cập Mở lai. Lý do các nhà
nghiên cứu từng có khả năng (hoặc còn có khả năng)
xuất bản ở những nơi đó và các nhà xuất bản có thể
giữ các APC lai ở mức rất cao, là vì nhiều nhà cấp
vốn đã hào phòng chi trả cho Truy cập Mở mà không có
bất kỳ hạn chế nào về giá thành.
Các tạp chí Truy
cập Mở lai chào cho các nhà nghiên cứu thứ gì đó mà
nhiều tạp chí Truy cập Mở đầy đủ không thể: uy tín
và truyền thống. Các tạp chí lai là thành danh rồi và,
qua nhiều năm và thập kỷ, đã tích lũy được uy tín
nhất định trong cộng đồng nghiên cứu. Trong khi, Truy
cập Mở vẫn chưa là chuẩn mực và có lẽ, trong một số
trường hợp, thậm chí được coi là có rủi ro. Nếu các
nhà nghiên cứu coi các nơi xuất bản truyền thống như
là có lợi hoặc thậm chí cần thiết cho sự tiến bộ
sự nghiệp của họ, thì các tạp chí lai dường như là
lựa chọn an toàn và dễ dàng để cung cấp Truy cập Mở
trong khi tuân thủ các quy định để tiến lên tháp ngà.
Nhưng vì thiếu
khả năng phát hiện, Truy cập Mở lai có lẽ không chào
cho các tác giả giá trị tốt nhất sau tất cả. Các dịch
vụ phát hiện và phân giải, theo truyền thống, làm việc
ở mức tạp chí, điều ngụ ý là các bài báo Truy cập
Mở lai có lẽ không được các máy tìm kiếm đánh chỉ
mục hoặc các hệ thống quản lý và phát hiện tài
nguyên điện tử của thư viện chọn, mà vẫn là bị ẩn
đi đằng sau bức tường thanh toán. Hơn nữa, đã có các
trường hợp lặp đi lặp lại khi các bài báo Truy cập
Mở lai đã được cấp phép không đúng, được bán như
là nội dung truy cập đóng, và sử dụng lại chúng đã
bị hạn chế. Xem các ví dụ gần đây ở Paywall
Watch.
Cơ bản
Các ảnh hưởng ngắn hạn của Truy cập
Mở lai
|
Các ảnh hưởng dài hạn của Truy cập
Mở lai
|
Cung cấp Truy cập Mở tức thì tới các
bài báo được xuất bản trên các tạp chí thuê bao,
điều thường không thể đạt được qua việc tự lưu
trừ, trong các lĩnh vực với tính sẵn sàng thấp của
các tạp chí Truy cập Mở được coi là tốt.
|
Được tiếp thị như là pha chuyển
tiếp trung lập với doanh thu, trong khi các nhà xuất bản
có các ưu đãi tài chính để duy trì hệ thống lai.
|
Khả nâng phát hiện giảm khi so sánh
với các tạp chí Truy cập Mở đầy đủ.
|
Các nhà xuất bản đã chưa bắt đầu
chuyển các tạp chí phạm vi rộng vì sử dụng Truy cập
Mở lai.
|
Các cơ sở /nhà cấp vốn bỏ tiền vào
lai, điều có thể nếu khác sẽ được đầu từ vào
các mô hình xuất bản có tính cách tân và bền vững
hơn.
|
Các cơ sở /nhà cấp vốn bỏ tiền vào
lai, điều có thể nếu khác sẽ được đầu tư vào
các mô hình xuất bản có tính cách tân và bền vững
hơn.
|
Sự tập trung thị trường cao độ xung
quanh các nhà xuất bản chính, và các rào cản cao cho
những tạp chí mới bước vào thị trường.
|
Làm chậm đi sự chuyển tiếp sang Truy
cập Mở, và sang Khoa học Mở nói chung vì nó bám vào
truyền thống.
|
Phân biệt giữa các quốc gia thu nhập
thấp và các cơ sở /học giả được cấp vốn ít hơn
vì các APC cao và sự không sẵn sàng của những người
từ bỏ phí.
|
Các APC tăng tới giờ vì chúng là không
nhạy cảm với thị trường, mà có kết nối chặt chẽ
với giá trị được thừa nhận.
|
Phong
trào Truy cập Mở từng ngụ ý cung cấp sự truy cập vạn
năng tới tri thức, tuy nhiên mô hình lai dường như làm
thất bại điểm này bằng việc gây trở ngại cho khả
năng phát hiện các bài báo Truy cập Mở lai, và tạo ra
nhiều khó khăn hơn để phổ biến tri thức. Các
hành động nào chúng ta có thể tiến hành để tạo ra hệ
thống công bằng hơn, hoặc để loại bỏ khỏi Truy cập
Mở lai?
Các
nhà cấp vốn và các cơ sở
-
Dừng sử dụng yếu tố ảnh hưởng như là chỉ số ủy quyền cho chất lượng và/hoặc ảnh hưởng của bài báo
-
Đánh giá chất lượng nghiên cứu riêng rẽ, và không dựa nó chỉ vào uy tín của tạp chí.
-
Khuyến khích và thưởng (như, bằng việc đưa vào trong các quyết định cấp vốn/ thăng tiến/ nhiệm kỳ) cho các thực hành mở như sự cộng tác, sự tham gia của công chúng, và xuất bản các kết quả bằng không và âm
-
Không cấp vốn cho các APC Truy cập Mở lai. Hoặc chỉ cấp vốn cho các APC lai đáp ứng được các yêu cầu nhất định, như giá trần, các giai đoạn cấm vận ngắn, và các mô hình định giá minh bạch.
Các
nhà nghiên cứu
-
Kiểm tra các tạp chí Truy cập Mở (chi phí thấp) nào đang tồn tại trong lĩnh vực của bạn. Kiểm tra một lần nữa khi tài liệu tiếp sau của bạn là sẵn sàng để đệ trình, các tạp chí mới có thể đã được tung ra, các tạp chí khác có thể đã được chuyển đổi từ đóng sang Truy cập Mở, và một vài tạp chí có thể đã yêu cầu một yếu tố ảnh hưởng. (Lưu ý: Tôi không hỗ trợ sử dụng hoặc thúc đẩy yếu tố ảnh hưởng, dù tôi rất biết rằng, không may, trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu vẫn còn phụ thuộc vào các tạp chí có ảnh hưởng lớn vì sự tiến bộ sự nghiệm của họ hoặc để nhận được các trợ cấp).
-
Thương thảo hợp đồng của bạn với nhà xuất bản và cung cấp cho họ các phụ lục của tác giả (như của SPARC) để giữ lại các quyền bản quyền của bạn khi xuất bản trên các tạp chí truy cập đóng. Nếu điều đó là không thể, hãy kiểm tra Sherpa/Romeo để biết các chính sách tự lưu trữ của nhà xuất bản, và ký gửi một bản sao bản thảo của bạn vào một kho Truy cập Mở.
Các
nhà xuất bản
-
Hãy làm cho các mô hình định giá - thuê bao, APC, bù đắp - thành minh bạch.
-
Thay đổi hệ thống bù đặp hiện hành, và thay vì giảm bảng giá tạp chí, hãy tạo các khấu t rừ đặc thù cơ sở.
-
Cải thiện khả năng phát hiện các bài báo Truy cập Mở lai, ví dụ, bằng việc thêm các yếu tố siêu dữ liệu tiêu chuẩn về bản quyền và giấy phép.
*
Tôi không nghĩ một hệ thống
hoàn toàn dựa vào các APC cũng là giải pháp tốt nhất,
mà tốt hơn là khi được trả về cho và được dẫn dắt
bởi cộng đồng hàn lâm, việc xuất bản Truy cập Mở
có thể trở nên
thực sự bền vững. Tuy nhiên,
chừng nào hệ thống hiện hành còn áp đảo, tôi nghĩ
con đường Truy cập Mở xanh chào lựa chọn thay thế trụ
vững được.
A
couple weeks ago, the European Commission (EC) announced that
starting with their new funding programme, Horizon Europe, they will
no
longer reimburse publication fees for hybrid Open Access.
Previously, the EC had excluded hybrid APCs when they first
introduced Open Access funds during the FP7 Post-Grant Open Access
Pilot, but later covered hybrid Open Access in the following funding
programme, Horizon 2020 (2014-2020).
Hybrid
Open Access describes an publishing model where some articles are
made openly available, against the payment of an Article Processing
Charge (APC), while other articles remain closed access, and the
journal as a whole subscription-based. The first hybrid journals
launched with Springer Open Choice and Wiley Online Open in 2004. Two
years later, the publishing model was incorporated through Elsevier
Open Access, Sage Choice and Taylor & Francis Open Select, and
Nature Publishing Group (NPG) Open followed in 2007. Since then, the
number of hybrid OA journals has skyrocketed and crossed the 10k
mark, the leading 5 publishers owning the majority.
Number
of hybrid Open Access Journals 2009-2017 [Source]
Björk
attributes the recent increase “to two major changes in the funding
infrastructure. Firstly, several leading research funders have set up
centralized funds for paying APCs and secondly, a new type of
consortial electronic subscription licenses which also include the
payment of hybrid APCs has stated to emerge” (Björk,
2017). Additionally, several funders have introduced Open Access
mandates, requiring beneficiaries to make their research outputs
openly available within a certain time frame (e.g., six or twelve
months for Horizon 2020 depending on the discipline), which might not
comply with the publisher’s embargo period, typically ranging from
6 to 24 months. Interesting, however not surprising is the
observation that with the increasing number of Open Access mandates,
institutional and funding, restrictions around self-archiving have
increased as well (see Laakso,
2014 and Gadd
et al., 2016).
As
a comparison, from 2005 to 2015, the number of institutional and
funding Open Access policies rose from 123 to 830 (see ROARMAP).
[Image
Source]
With
the increased availability of hybrid journals, the number of hybrid
articles has continuously increased as well. Now, you might say “More
Open Access research papers? Awesome!”, but there are a few
problems with the hybrid model.
For
easier navigation, jump to: Double
Dipping | The
Price | The
Value | The
Bottom Line
Double
dipping, as defined
by the RLUK, “arises if a publisher seeks an unwarrantable
increase in revenues by levying article processing charges (APCs) for
publication in a hybrid journal, while not providing a proportionate
decrease in subscription costs.” To be fair, the major publishers
have issued statements that measures were put in place to prevent
double dipping, and that list prices are reduced proportionally.
But..
-
How are subscription prices calculated?
-
How do reductions of list prices affect subscription rates when these are negotiated as part of “Big Deal Bundles”?
-
How can consumers be certain that subscription rates are being reduced, and to what extent, when the details of Big Deal negotiations are hidden behind non-disclosure agreements?
-
How are APCs calculated?
For
universities and libraries to manage their resources effectively, it
is extremely important to have a complete overview of the costs
involved in subscriptions and Open Access publishing. However, the
complete lack of transparency, prevents this and places them at a
disadvantage when negotiating with publishers.
I
will limit the price issue to solely APCs, and exclude subscription
prices. APCs for hybrid journals average around $2,700 and can often
exceed $5,000, as compared to an average of $2,000 for fully Open
Access journals by subscription-based publishers and $1,400 for Open
Access publishers (Björk
and Solomon, 2014). To be clear, setting up the hybrid option is
generally low risk and inexpensive for publishers as they are not
dependent on the APC revenue stream but maintain the journal through
subscriptions. Why then is the price for hybrid Open Access so much
higher than for full Open Access?
To
give a more practical example, in October 2015, the editors and
editorial-board members of the hybrid Open Access journal Lingua
resigned from their positions after negotiations with Elsevier
about a fair pricing model, retention of copyright, and ownership of
the journal had been unsuccessful. While Elsevier stated “the
article publishing charge at Lingua
for open access articles is $1,800 USD. The editors had requested a
price of 400 euros, an APC that is not sustainable,” Lingua’s
former editorial staff founded a new journal, Glossa,
funded by the Open
Library of Humanities and LingOA,
and being sustainable at an APC of $400.
Publishers
have been marketing hybrid Open Access as a way to gradually flip
their well-established, prestigious, subscription-based journals to
full Open Access. However, for this to be viable option, the APCs
must fully cover the journal’s operational costs and, in the case
of for-profit publishers, generate profit. In some fields,
subscriptions outside of the academy (mostly read-only, with only
little publishing) make up a notable part of the profits, which
would, however, be reduced or lost entirely if the majority of
articles was Open Access. As Laakso
et al. note, “Although it may be possible to generate enough
income to cover the cost of publication, it would be difficult to
convince publishers to give up the profits these journals receive
from subscriptions outside of academia.”
APC
Cost vs. APC Price [Image
Source]
One
of the reasons publishers can set their APCs fairly
high to cover
operational costs and maintain (or increase) their profit
margins of ~35%, is because of the publication’s (perceived)
value to the researcher. So what does hybrid Open Access offer?
-
Immediate Open Access
-
Publication in well-established, prestigious journals
Over
the last few years, an increasing number of research funders have
implemented Open Access mandates. The individual mandates can,
however, differ in terms of Open Access route (i.e., gold/immediate
Open Access or green Open Access/through depositing the article in an
Open Access repository) and time frame (i.e., until when
beneficiaries need to provide Open Access). As a response to the
change in funding policies, publishers have increased not only the
number of fully Open Access journals, but of hybrid journals as well.
To comply with their funders’ requirements to provide Open Access
immediately or within a time frame that deceeds the publisher’s
embargo period, researchers might choose hybrid Open Access. The
reason researchers were, or still are, able to publish in those
venues and publishers can keep hybrid APCs at a very high level, is
because many funders have generously paid for Open Access without any
price restrictions.
Hybrid
Open Access journals offer researchers something that many fully Open
Access journals cannot: prestige and tradition. Hybrid journals are
already well-established and, over the years or decades, have
accumulated a certain reputation within the research community.
Whereas, Open Access still isn’t the norm and might, in some cases,
even be seen as risky. If researchers regard more traditional
publication venues as beneficial or even necessary for their
advancing their career, hybrid journals seem like a safe and easy
choice to provide Open Access while following the rules to move up
the ivory tower.
But
due to a lack of discoverability, hybrid Open Access might not offer
authors the best value afterall. Discovery and link resolution
services traditionally work on the journal level, which means that
hybrid Open Access articles might not be indexed by search engines or
picked up by library electronic resource management and discovery
systems, but remain hidden behind a paywall. In addition, there have
been repeated
cases where hybrid Open Access articles have been incorrectly
licensed, sold as closed access content, and their reuse has been
restricted. See Paywall
Watch for recent examples.
Short-term
effects of hybrid Open Access
|
Long-term
effects of hybrid Open Access
|
Provides
immediate Open Access to articles published in subscription
journals, which often can’t be achieved through self-archiving,
in fields with a low availability of well-regarded Open
Access journals.
|
Marketed as a
revenue-neutral transition phase, while publishers have financial
incentives to maintain the hybrid system.
|
Decreased
discoverability than compared to fully Open Access journals.
|
Publishers
have not started to flip journals large-scale due to the uptake of
hybrid Open Access.
|
Institutions/funders
spend money on hybrid, which could otherwise be invested into
innovative and more sustainable publishing models.
|
Institutions/funders
spend money on hybrid, which could otherwise be invested into
innovative and more sustainable publishing models.
|
High market
concentration around major publishers, and high barriers for new
venues to enter the market.
|
Slows down
the transition to Open Access, and to Open Science in general as
it clings to tradition.
|
Discriminatory
against low-income countries and lesser-funded
institutions/scholars because of high APCs and unavailability of
fee waivers.
|
Ever
increasing APCs as they are not sensitive to the market, but
closely connected to the perceived value.
|
The
Open Access movement was meant to provide universal access to
knowledge, however the hybrid model seems to defeat this point by
hindering the discoverability of hybrid Open Access articles, and
creating more difficulties to disseminate knowledge. What actions can
we take to create a fairer system, or to move away from hybrid Open
Access?*
Funders
& institutions
-
Stop using the impact factor as a proxy indicator for an article’s quality and/or impact.
-
Assess the quality of the individual research, and do not base it solely on the journal’s reputation.
-
Encourage and reward (e.g., by including in funding/promotion/tenure decisions) open practices such as collaboration, public engagement, and publishing null and negative results.
-
Do not fund hybrid Open Access APCs. OR only fund hybrid APCs that meet certain requirements, such as a price cap, short embargo periods, and transparent pricing models.
Researchers
-
Check which (low-cost) Open Access journals exist in your field. Check again when your next paper is ready to be submitted, new journals might have been launched, others might have been flipped from closed to Open Access, and some might have acquired an impact factor. (Note: I do not support using or promoting the impact factor, however I am very much aware that unfortunately, in some cases, researchers are still dependent on high-impact journals to advance their careers or to receive grants.)
-
Negotiate your contract with your publisher and provide them with an author addendum (e.g., by SPARC) to retain your author rights when publishing in closed access journals. If that is not possible, check Sherpa/Romeofor publishers’ self-archiving policies, and deposit a copy of your manuscript in an Open Access repository.
Publishers
-
Make pricing models – subscriptions, APCs, offsetting – transparent.
-
Change the current offsetting system, and instead of reducing journal list prices, make deductions institution-specific.
-
Improve discoverability of hybrid Open Access articles, for example by adding standard metadata elements for copyright and license.
*I
don’t think that a system completely based on APCs is the best
solution either, but rather that when returned to and led by the
scholarly community, Open Access publishing could become a
sustainable reality. However, as long as the current system prevails,
I think the green Open Access route offers a viable alternative.↩
Dịch: Lê Trung
Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.