Opinion: the cOAlition S Rights Retention Strategy
20/07/2020
Theo: https://www.coalition-s.org/opinion-rights-retention-strategy/
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/07/2020
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã quá dễ dàng trao cho các nhà xuất bản học thuật các quyền vốn dĩ có trong các xuất bản phẩm của họ. Các quyền đó bao gồm không chỉ quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm của nhà nghiên cứu, mà còn cả sự cho phép tự do và tức thì phổ biến nó không có cấm vận, và vì thế cho phép những người khác nhanh chóng xây dựng dựa vào các kết quả đó. Liên minh S muốn các nhà nghiên cứu giữ lại đủ các quyền sở hữu trí tuệ cho các xuất bản phẩm của họ. Điều này có thể là khó đạt được đối với các nhà nghiên cứu cá nhân, vì yêu cầu Truy cập Mở của Liên minh S có thể xung đột với các yêu cầu của các nhà xuất bản để chuyển giao bản quyền của họ.
Liên minh S, vì thế, muốn giúp các nhà nghiên cứu luôn giữ lại đủ quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm của họ sau khi rà soát lại ngang hàng. Lý tưởng, các nhà nghiên cứu có thể giữ lại đầy đủ bản quyền, nhưng chúng tôi sẽ cho phép chuyển giao bản quyền nếu đủ các quyền được giữ lại để kiểm soát phiên bản có giấy phép CC BY của các xuất bản phẩm. Chiến lược Giữ lại các Quyền được thiết kế để hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu được Liên minh S cấp vốn tìm cách xuất bản trên tạp chí họ chọn, bao gồm bất kỳ tạp chí thuê bao nào. Các nhà nghiên cứu chỉ cần làm thỏa mãn 2 điều kiện: Trước hết, khi họ đệ trình các bài báo của họ cho tạp chí, họ phải thông báo cho nhà xuất bản đó rằng đệ trình của họ là theo giấy phép CC BY. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu giữ lại đủ các quyền sở hữu trí tuệ cho tác phẩm của họ. Thứ hai, các nhà nghiên cứu phải làm cho tác phẩm của họ sẵn sàng mở khi xuất bản sao cho nó dễ dàng được truy cập và được xây dựng dựa vào nó.
Chiến lược Giữ lại các Quyền định hình xa hơn cho cam kết của Kế hoạch S rằng tất cả các xuất bản phẩm học thuật là kết quả từ các trợ cấp nghiên cứu phải sẵn sàng Truy cập Mở tức thì với giấy phép sử dụng lại được khi xuất bản. Nó làm cho 100% các xuất bản phẩm học thuật được Liên minh S cấp vốn sẵn sàng Truy cập Mở. Chính sách này khớp với con đường 2 trong hướng dẫn triển khai và rất sát với mô hình cấp phép của Harvard đã được duy trì từ 2008.
Các nhà nghiên cứu được yêu cầu làm những gì
Ý tưởng là đơn giản. Các tổ chức của Liên minh S sẽ thay đổi các điều kiện trợ cấp của họ sao cho một giấy phép bản quyền công cộng – CC BY - được áp dụng mặc định cho tất cả các Bản thảo Được chấp nhận của Tác giả - AAM (Author Accepted Manuscripts) nêu trong nghiên cứu gốc được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần từ vốn cấp của họ.
Tương ứng, các nhà nghiên cứu được cấp vốn, và đặc biệt những ai muốn xuất bản trên các tạp chí thuê bao, được yêu cầu làm 2 điều:
-
Thông báo cho nhà xuất bản rằng đệ trình của họ được cấp phép rồi theo một giấy phép bản quyền công cộng CC BY. Điều này có thể tốt nhất đạt được bằng việc sử dụng ngôn từ sau đây hoặc trong thư đệ trình hoặc trong phần thừa nhận, hoặc cả hai:
“Nghiên cứu này đã được cấp vốn, toàn bộ hoặc một phần, từ [Tên Tổ chức, số Trợ cấp]. Vì mục đích của truy cập mở, tác giả đã áp dụng một giấy phép bản quyền công cộng CC BY cho bất kỳ phiên bản AAM nào phát sinh từ đệ trình này”
-
Khi xuất bản, tức thì tạo bản sao của AAM – hoặc, nếu có thể cả Phiên bản Ghi - VoR (Version of Record) - sẵn sàng trong một kho Truy cập Mở họ chọn. Nhiều trường đại học và các nhà cấp vốn chào rồi các dịch vụ kho như vậy cho các nhà nghiên cứu của họ.
Việc thông báo rõ ràng cho nhà xuất bản tình trạng CC BY của đệ trình là quan trọng vì nó cho phép các nhà nghiên cứu giữ lại đủ các quyền đảm bảo rằng họ có thể sử dụng lại tác phẩm của họ theo cách thức hợp pháp mạnh mẽ, trong khi cũng cho phép họ gắn với chính sách Truy cập Mở của Tổ chức. Làm cho Bản thảo được Chấp nhận của Tác giả (AAM), hoặc, nếu có thể, Phiên bản Ghi (VoR) sẵn sàng trong một kho truy cập mở là quan trọng vì nó đảm bảo rằng tác phẩm của các nhà nghiên cứu dễ dàng truy cập được cho tất cả các độc giả khắp trên thế giới, và vì thế thường được xem nhiều hơn so với các bài báo đằng sau bức tường thanh toán. Nói cách khác, cả 2 điều kiện trợ cấp của các Tổ chức của Liên minh S hoàn toàn vì lợi ích của bản thân các nhà nghiên cứu.
Liên minh S sẽ làm gì: trao cho các nhà xuất bản lưu ý
Liên minh S đã viết cho 150 nhà xuất bản thuê bao, họ xuất bản đa số nghiên cứu được ghi công cho các Tổ chức của Liên minh S, để khuyến khích họ thay đổi các thỏa thuận xuất bản hiện hành. Liên minh S yêu cầu các nhà xuất bản đó cho phép tất cả các nhà nghiên cứu - hoặc theo ngoại lệ, chỉ các nhà nghiên cứu được Liên minh S cấp vốn - làm cho ít nhất các AAM của họ sẵn sàng tự do ở thời điểm xuất bản với một giấy phép CC BY. Các nhà xuất bản nào không có thiện chí làm điều này sẽ được lưu ý rằng các nhà nghiên cứu của Liên minh S bị rằng buộc bởi các điều khoản trong hợp đồng trợ cấp của họ để xuất bản với giấy phép CC BY. Nói một cách hợp pháp, hợp đồng trợ cấp đó được ưu tiên hơn bất kỳ thỏa thuận xuất bản nào sau này mà những người nắm giữ trợ cấp được yêu cầu ký với nhà xuất bản đó. Các Tổ chức của Liên minh S sẵn sàng hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong tương tác của họ với các nhà xuất bản nếu nhà xuất bản khăng khăng tác phẩm đó công chúng không nhìn thấy trong kho đó.
Bức tranh chính sách rộng lớn hơn của Liên minh S
Chiến lược Giữ lại các Quyền chỉ là một trong ba con đường mà Liên minh S đã phát triển để xúc tác cho các nhà nghiên cứu để tiếp tục xuất bản trên các tạp chí họ chọn trong khi vẫn làm thỏa mãn chỉ thị xuất bản theo Truy cập Mở. Bổ sung thêm vào sự hỗ trợ tài chính cho các con đường Truy cập Mở đầy đủ (Đường 1), các Tổ chức của Liên minh S hỗ trợ các Thỏa thuận Chuyển đổi quá độ như một cách thức để xuất bản Truy cập Mở. Các Thỏa thuận Chuyển đổi quá độ bao gồm các Thỏa thuận (Mô hình) Chuyển đổi quá độ (các thỏa thuận Xuất bản & Đọc / Đọc & Xuất bản) và các Tạp chí Chuyển đổi quá độ (Đường 3). Các Thỏa thuận Chuyển đổi quá độ cung cấp cho các tác giả được trang trải theo các hợp đồng như vậy với với cách thức xuất bản không rắc rối nghiên cứu của họ theo Truy cập Mở. Khung Tạp chí Cuyển đổi quá độ, nó đã được Springer Nature áp dụng, là một dàn xếp khác nữa được thiết kế để đảm bảo rằng các tác giả có thể xuất bản theo Truy cập Mở trên các tạp chí họ lựa chọn. Ở nhiều quốc gia, sự kết hợp của các Thỏa thuận Chuyển đổi quá độ và việc xuất bản Truy cập Mở đầy đủ đưa ra rồi tiềm năng Truy cập Mở khoảng 75%. Công cụ Kiểm tra Tạp chí (Journal Checker Tool), sẵn sàng vào ngày 01/01/2021, sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra các tạp chí nào cho phép họ sẽ tuân thủ với Kế hoạch S thông qua hoặc các con đường được nêu ở trên, bao gồm cả chiến lược Giữ lại các Quyền.
Johan Rooryck
Giám đốc Điều hành, Liên minh S
For a long time now, researchers have all too easily handed over to academic publishers the rights inherent in their publications. These rights include not only the intellectual ownership of the researcher’s work, but also the permission to freely and immediately disseminate it without embargoes, and thus allow others to quickly build on these results. cOAlition S wants researchers to retain sufficient intellectual ownership rights to their publications. This can be difficult to achieve for individual researchers, since the cOAlition S Open Access requirement may conflict with the demands of the publishers to transfer copyright to them.
cOAlition S, therefore, wants to help researchers to always retain sufficient intellectual ownership of their work after peer review. Ideally, researchers would retain full copyright, but we will allow for copyright transfer if sufficient rights are retained to control a CC BY version of publications. The Rights Retention Strategy is designed to support cOAlition S funded researchers seeking to publish in their journal of choice, including any subscription journal. Researchers only need to fulfil two conditions: First, when they submit their articles to a journal, they have to inform the publisher that their submission is under a CC BY licence. This allows researchers to retain sufficient intellectual ownership rights to their work. Secondly, researchers have to make that work openly available on publication so it is easily accessed and built upon.
The Rights Retention Strategy gives further shape to the Plan S pledge that all scholarly publications resulting from research grants must be immediately available Open Access with a reuse licence upon publication. It makes 100% of cOAlition S funded scholarly publications available Open Access. This policy maps to Route 2 in the implementation guidance and is very close to the Harvard licence model which has been in place since 2008.
What researchers are asked to do
The idea is simple. cOAlition S Organisations will change their grant conditions so that a public copyright licence – CC BY – is applied by default to all Author Accepted Manuscripts (AAM) reporting on original research supported in whole or in part by their funding.
Accordingly, funded researchers, and especially those who wish to publish in subscription journals, are asked to do two things:
-
Inform the publisher that their submission is already licensed under a CC BY public copyright licence. This can best be achieved by using the following language in either the submission letter or the acknowledgements section, or both:
“This research was funded, in whole or in part, by [Organisation Name, Grant number]. For the purpose of open access, the author has applied a CC BY public copyright licence to any Author Accepted Manuscript (AAM) version arising from this submission.” -
On publication, immediately make a copy of the Author Accepted Manuscript (AAM) – or, if possible the Version of Record (VoR) – available in an Open Access repository of their choice. Many universities and funders already offer such repository services to their researchers.
Explicitly informing the publisher of the CC BY status of the submission is important because it allows researchers to retain sufficient rights ensuring that they can reuse their work in a legally robust way, whilst also allowing them to adhere to their Organisation’s Open Access policy. Making the Author Accepted Manuscript (AAM), or, if possible, the Version of Record (VoR) available in an open access repository is crucial because it ensures that the researchers’ work is easily accessible for all readers worldwide, and therefore viewed more often than articles behind a paywall. In other words, both of these grant conditions of cOAlition S Organisations are entirely in the interest of researchers themselves.
What cOAlition S will do: giving publishers notice
cOAlition S has written to 150 subscription publishers, who publish the majority of research attributed to cOAlitionb S Organisations, to encourage them to change their existing publishing agreements. cOAlition S asks these publishers to allow all researchers – or by exception, just cOAlition S funded researchers – to make at least their AAMs freely available at the time of publication with a CC BY licence. Publishers who are not willing to do this will be given notice that cOAlition S researchers are bound by the terms of their grant agreement to publish with a CC BY licence. Legally speaking, the grant agreement then takes precedence over any later publishing agreements that grant holders are asked to sign with the publisher. cOAlition S Organisations are ready to back up researchers in their interaction with the publishers if the publisher insists the work be removed from public view in the repository.
The broader cOAlition S policy picture
The Rights Retention Strategy is just one of three routes which cOAlition S has developed to enable researchers to continue publishing in journals of their choice while fulfilling the mandate to publish in Open Access. In addition to financial support for fully Open Access venues (Route 1), cOAlition S Organisations support Transformative Arrangements as a way to publish Open Access. Transformative Arrangements include Transformative (Model) Agreements (Publish & Read / Read & Publish deals) and Transformative Journals (Route 3). Transformative Agreements provide authors covered by such deals with a hassle-free way of publishing their research in Open Access. The Transformative Journal framework, which was adopted by Springer Nature, is yet another arrangement designed to make sure that authors can publish in Open Access in the journals of their choice. In many countries, the combination of Transformative Agreements and full Open Access publishing already delivers an Open Access potential of about 75%. Our Journal Checker Tool, available on 1 January 2021, will help researchers find out which journals allow them to be compliant with Plan S through either of the above-mentioned routes, including the Rights Retention strategy.
Johan Rooryck
Executive Director, cOAlition S
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.