Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý phát triển tài nguyên giáo dục mở cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi sang khoa học mở

 


The need to develop a legal framework for the development of open educational resources for higher education in Vietnam in the context of digital transformation and towards the transition to open science

Tóm tắt: Việc xây dựng khung pháp lý phát triển tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi sang khoa học mở là nhu cầu cấp bách, không thể thiếu, và phù hợp với các xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay.

Các từ khóa: quyền sở hữu trí tuệ (IPR); cấp phép mở; tài nguyên giáo dục mở (TNGDM); khoa học mở (KHM); kiến thức khoa học mở (KTKHM).

Abstract: Developing a legal framework for the development of open educational resources (OER) for higher education in Vietnam in the context of digital transformation and towards the transition to open science is an urgent and indispensable need, and in line with the irreversible trends of today's world.

Keywords: intellectual property rights (IPR); open licensing; open eductional resources (OER); open science; open science knowledge.

***

A. Đặt vấn đề: Sự cần thiết phát triển TNGDM để đáp ứng nhu cầu thực tế

Trong nền kinh tế toàn cầu do tri thức dẫn dắt hiện nay, các hệ thống giáo dục đại học đóng các vai trò chính trong phát triển xã hội và cạnh tranh kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, chúng đối mặt với các thách thức khổng lồ trong việc đáp ứng các đòi hỏi tuyển sinh ngày càng cao trên toàn thế giới. Theo báo cáo của UNESCO[1], tuyển sinh toàn cầu trong giáo dục đại học năm 2020 là 235 triệu người, hơn gấp đôi số 100 triệu sinh viên được tuyển dụng vào năm 2000; trong đó tại khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ tăng trưởng trong tuyển sinh đại học là lớn nhất thế giới từ 48% - 54% với gần 77 triệu sinh viên. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này có lẽ không đi cùng với sự gia tăng tương ứng về các nguồn lực, cả nhân lực và tài chính, sẵn sàng cho khu vực giáo dục đại học.

Các cơ sở dữ liệu giáo dục đại học khắp trên thế giới đang kết hợp các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) thông qua các chương trình chuyển đổi số quốc gia vào trong các hoạt động quản lý, điều hành và giáo dục của mình để phục vụ cho sinh viên một cách hiệu quả hơn về chi phí và chuẩn bị cho họ hành trang cần thiết để sống, làm việc và tiếp tục học tập suốt đời trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển, việc kết nối và truy cập tới các hạ tầng kỹ thuật số vẫn còn là một thách thức. Do đó, việc tùy chỉnh các cách tiếp cận sư phạm và tư liệu học tập trong môi trường như vậy, cùng lúc với việc đảm bảo chất lượng cao của chúng trở thành một nhu cầu ngày càng cấp bách, sống còn. Đây chính là cơ sở để TNGDM chất lượng có chỗ đứng ngày càng vững chắc và phát huy tác dụng trong giáo dục trên toàn cầu.

Ở một góc nhìn khác, CNTT-TT đang làm gia tăng đáng kể việc truyền thông tin qua các hệ thống truyền thông toàn cầu qua Internet, dẫn tới sự bùng nổ việc tạo ra và chia sẻ tri thức một cách tập thể. Điều này mở ra các cơ hội để tạo lập và chia sẻ một dải rộng lớn hơn các tài nguyên giáo dục, có khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của sinh viên. Việc số hóa thông tin, kết hợp với sự phổ biến lan truyền rộng ngày một gia tăng của nó, đặt ra những thách thức đáng kể cho các khái niệm về sở hữu trí tuệ. Các chế độ bản quyền và các mô hình kinh doanh trong xuất bản học thuật cần phải được xem xét lại kỹ lưỡng và cần có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới đó.

Điều này cho thấy việc xây dựng khung pháp lý phát triển TNGDM là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi sang khoa học mở đang tích cực diễn ra trên phạm vi toàn cầu, và đối với Việt Nam cũng không là ngoại lệ nếu không muốn bị tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.

B. Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý phát triển TNGDM phù hợp với các khuyến nghị về TNGDM và KHM của UNESCO

Để đáp ứng các nhu cầu đột biến về tuyển sinh giáo dục đại học và hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững – SDGs (Sustainable Development Goals) của Liên hiệp quốc đến năm 2030, trong đó có SDG4 về “Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập và bình đẳng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”, cũng như để giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu khác như biến đổi khí hậu, dịch bệnh (như COVID-19), cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do con người gây ra .v.v., và tận dụng khai thác nhiều nhất có thể khả năng và sức mạnh của các CNTT-TT và Internet trong việc truyền đạt và chia sẻ kiến thức, 193 quốc gia thành viên UNESCO đã nhất trí thông qua Khuyến nghị TNGDM và Khuyến nghị KHM, lần lượt vào các năm 2019 và 2021, một cách tương ứng.

B1. Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019

Định nghĩa TNGDM trong Khuyến nghị này gồm 2 đoạn sau:

  • TNGDM là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại.

  • Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại các tư liệu giáo dục.

Một mặt, từ khía cạnh pháp lý, định nghĩa này khẳng định, khi được cấp phép mở thì TNGDM là:

  • Có bản quyền!!!

  • Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền!!!

Mặt khác, định nghĩa này cũng cho thấy TNGDM hoặc là:

  • Nằm trong phạm vi công cộng, nơi các tài nguyên đã hết thời hạn bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ hoặc nơi (các) tác giả đã hiến tặng tác phẩm/tài nguyên của mình vào đó để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các tài nguyên đó mà không cần xin phép (các) tác giả, cũng không cần phải trả tiền cho tác giả để được sử dụng các tài nguyên đó. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, 50 năm sau khi (các) tác giả của tác phẩm chết thì tác phẩm sẽ tự động nằm trong phạm vi công cộng.

  • Được chính (các) tác giả hoặc người nắm giữ bản quyền cấp một giấy phép mở (ví dụ như một giấy phép Creative Commons), cho phép bất kỳ ai không mất tiền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại. Điều này không đồng nghĩa với việc ứng dụng và phát triển TNGDM là hoàn toàn miễn phí, mà thay vào đó, một số cân nhắc chi phí quan trọng cần phải được tính tới. Việc tận dụng ưu thế của TNGDM một cách có hiệu quả đòi hỏi các cơ sở đầu tư có hệ thống vào thiết kế chương trình/khóa học cũng như phát triển và giành được các tư liệu. Thời gian phải được đầu tư vào việc phát triển các khóa học và các tư liệu, tìm được TNGDM thích hợp, tùy chỉnh TNGDM đang có sẵn và thương thảo việc cấp phép bản quyền (nếu tư liệu không được cấp phép mở). Cũng có các chi phí liên quan như mua sắm và duy trì hạ tầng CNTT-TT và băng thông rộng. Ngoài ra, cần lưu ý là các mô hình kinh doanh/mô hình doanh thu của các tài nguyên được cấp phép mở, ví dụ, bằng các giấy phép Creative Commons[2] hay các giấy phép cho phần mềm tự do/nguồn mở[3], là rất khác với các mô hình kinh doanh của các tài nguyên đóng nói riêng và của thế giới nguồn đóng nói chung; chúng thường dựa vào việc bán các dịch vụ xung quanh các sản phẩm của chung cộng đồng, chứ không dựa vào việc bán bản thân các sản phẩm đó.

Khuyến nghị TNGDM đưa ra năm lĩnh vực hành động gồm: (i) Xây dựng năng lực của các bên liên quan để tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tùy chỉnh và phân phối lại TNGDM; (ii) Phát triển chính sách hỗ trợ; (iii) Khuyến khích truy cập hiệu quả, bao hàm toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng; (iv) Nuôi dưỡng sự tạo lập các mô hình bền vững cho TNGDM; và (v) Thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế. Bên dưới đây chỉ chi tiết hóa hai lĩnh vực hành động có liên quan chặt chẽ tới việc xây dựng khung pháp lý phát triển TNGDM, là các lĩnh vực hành động (ii) và (iv), cụ thể như sau:

Lĩnh vực hành động (ii): Phát triển chính sách hỗ trợ. Khuyến khích các chính phủ, các nhà chức trách và các cơ sở giáo dục áp dụng thường xuyên khung công việc hỗ trợ cho việc cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, phát triển các chiến lược để xúc tác cho sử dụng và tùy chỉnh TNGDM để hỗ trợ cho giáo dục chất lượng cao, bao hàm toàn diện và học tập suốt đời cho tất cả mọi người, được nghiêu cứu thích hợp trong lĩnh vực này hỗ trợ.

Các Quốc gia thành viên, tùy theo các điều kiện đặc thù, các cơ cấu điều hành và các điều khoản hiến định của họ, nên phát triển hoặc khuyến khích các môi trường chính sách, bao gồm các môi trường ở các mức cơ sở và quốc gia mà hỗ trợ được cho các thực hành TNGDM hiệu quả. Thông qua quy trình tham gia minh bạch gồm đối thoại với các bên liên quan, các Quốc gia Thành viên được khuyến khích cân nhắc những điều sau đây:

  1. phát triển và triển khai các chính sách và/hoặc các khung pháp lý khuyến khích các tài nguyên giáo dục được phát triển với vốn nhà nước cấp sẽ được cấp phép mở hoặc hiến tặng vào phạm vi công cộng một cách thích hợp, và việc phân bổ các nguồn tài chính và nhân lực cho triển khai và đánh giá các chính sách;

  2. khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở phát triển hoặc cập nhật các khung pháp lý hoặc chính sách để khuyến khích các nhà giáo dục và những người học tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại TNGDM chất lượng theo một cách thức ổn định với pháp luật bản quyền quốc gia và các bổn phận quốc tế; và để phát triển và tích hợp cơ chế đảm bảo chất lượng cho TNGDM trong các chiến lược đảm bảo chất lượng đang có cho các tư liệu dạy và học;

  3. phát triển các cơ chế để tạo lập các cộng đồng thực hành, thúc đẩy phát triển nghề nghiệp giảng viên bằng việc sử dụng TNGDM, tạo lập các mạng chuyên gia về TNGDM và thừa nhận thích đáng sự sáng tạo TNGDM như là thành tích nghề nghiệp hoặc học thuật.

  4. phát triển các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích tất cả các bên liên quan để xuất bản các tệp nguồn và TNGDM truy cập được bằng việc sử dụng các định dạng tệp mở tiêu chuẩn trong các kho công cộng;

  5. nhúng các chính sách TNGDM vào các khung chính sách và chiến lược quốc gia và điều chỉnh chúng với các chính sách mở khác và hướng dẫn các nguyên tắc như các nguyên tắc cho Truy cập Mở, Dữ liệu Mở, Phần mềm Nguồn Mở và Khoa học Mở; và

  6. đưa TNGDM vào biến đổi giáo dục, tinh chỉnh, làm giàu hoặc cải cách chương trình giảng dạy và tất cả các dạng học tập sao cho để khai thác các tiềm năng và các cơ hội của TNGDM, và khuyến khích tích hợp các phương pháp và các dạng đánh giá giảng dạy khác nhau để tạo động lực cho sử dụng, sáng tạo và chia sẻ tích cực TNGDM; và đánh giá tác động của TNGDM lên giáo dục chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng;

  7. khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu về TNGDM, thông qua các chương trình nghiên cứu thích hợp, về phát triển, chia sẻ và đánh giá TNGDM, bao gồm cả sự hỗ trợ các công nghệ số (như Trí tuệ Nhân tạo);

  8. phát triển và triển khai các chính sách áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ tính riêng tư và dữ liệu trong khi sản xuất và sử dụng TNGDM, hạ tầng TNGDM và các dịch vụ có liên quan.

Lĩnh vực hành động (iv): Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM. Hỗ trợ và khuyến khích sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM ở các mức quốc gia, khu vực và cơ sở, và lên kế hoạch và kiểm thử thí điểm các dạng thức bền vững mới của giáo dục và học tập.

Các Quốc gia Thành viên, tùy theo các điều kiện đặc thù, các cơ cấu điều hành và các điều khoản hiến định của họ, được khuyến nghị hỗ trợ và khuyến khích phát triển các mô hình bao hàm, toàn diện và bền vững có tích hợp TNGDM. Các Quốc gia Thành viên được khuyến khích cân nhắc những điều sau (dưới đây chỉ nêu một vài điều):

  1. rà soát lại các điều khoản, các chính sách và quy định mua sắm hiện hành để mở rộng và đơn giản hóa quy trình mua sắm các hàng hóa và dịch vụ chất lượng để tạo thuận lợi cho sự tạo lập, sở hữu, dịch, tùy chỉnh, giám tuyển, chia sẻ, lưu trữ và bảo tồn TNGDM, ở những nơi thích hợp, cũng như để phát triển năng lực của tất cả các bên liên quan tham gia vào các hoạt động đó;

  2. xúc tác cho các mô hình bền vững, không chỉ thông qua các nguồn cấp vốn truyền thống, mà còn thông qua sự huy động nguồn phi truyền thống dựa vào sự có đi có lại, thông qua các mối quan hệ đối tác và kết nối mạng, sinh doanh thu như các tài trợ, các cơ chế thành viên, trả tiền cho những gì bạn muốn, và cấp vốn nguồn đám đông mà có thể cung cấp doanh thu và tính bền vững để cung ứng TNGDM trong khi vẫn đảm bảo rằng các chi phí để truy cập các tư liệu cơ bản cho việc dạy và học không bị dịch chuyển sang cá nhân các nhà giáo dục hoặc các sinh viên;

  3. thúc đẩy và nâng cao nhận thức về các mô hình giá trị gia tăng có sử dụng TNGDM xuyên khắp các cơ sở và các quốc gia nơi trọng tâm là nhằm vào sự tham gia, đồng sáng tạo, sinh giá trị một cách tập thể, các cơ chế đối tác cộng đồng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và đưa mọi người tới cùng nhau vì một lý do chung;

  4. ban hành các khung pháp lý hỗ trợ phát triển các sản phẩm và các dịch vụ liên quan TNGDM mà phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng như lợi ích và giá trị của các bên liên quan tới TNGDM;

  5. khai thác bản dịch ngôn ngữ trung thực của các giấy phép mở như được định nghĩa trong Khuyến nghị này để đảm bảo sự triển khai đúng thích hợp của chúng;

  6. cung cấp các cơ chế để triển khai và ứng dụng TNGDM, cũng như khuyến khích phản hồi từ các bên liên quan và cải tiến liên tục TNGDM; và

  7. tối ưu hóa các ngân sách và các vốn cấp cho giáo dục và nghiên cứu hiện có một cách hiệu quả để tạo nguồn, phát triển và cải tiến liên tục các mô hình TNGDM thông qua các cộng tác liên cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế.

B2. Khuyến nghị KHM của UNESCO năm 2021

Khuyến nghị KHM cung cấp một định nghĩa được quốc tế đồng thuận và một tập hợp các giá trị và các nguyên tắc định hướng chung cho KHM. Nó cũng xác định một tập hợp các hành động giúp tiến hành hoạt động công bằng và hợp lý của KHM cho tất cả các bên liên quan ở các mức cá nhân, cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế”[4].

Khuyến nghị KHM đưa ra định nghĩa kiến thức khoa học mở (KTKHM) như sau:

Kiến thức khoa học mở tham chiếu tới việc truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu, siêu dữ liệu, tài nguyên giáo dục mở, phần mềm và mã nguồn và phần cứng mà chúng sẵn sàng trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền và được cấp phép theo một giấy phép mở cho phép truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối theo các điều kiện nhất định, được cung cấp cho tất cả các tác nhân ngay lập tức hoặc nhanh nhất có thể, bất kể vị trí, quốc tịch, chủng tộc, tuổi, giới tính, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế xã hội, giai đoạn nghề nghiệp, kỷ luật, ngôn ngữ, tôn giáo, khuyết tật, dân tộc hoặc tình trạng di cư hoặc bất kỳ lý do nào khác và miễn phí. Nó cũng tham chiếu tới khả năng mở ra các phương pháp luận nghiên cứu và các quy trình đánh giá.


Hình 1
: TNGDM là một trong năm thành phần của KTKHM

Định nghĩa KTKHM là rất giống với định nghĩa TNGDM được nêu trong Khuyến nghị TNGDM 2019 ở trên, và bản thân TNGDM là một trong năm thành phần của KTKHM. Định nghĩa các thành phần khác của KTKHM cũng được nêu cụ thể trong Khuyến nghị[5].

Khuyến nghị KHM của UNESCO 2021 khẳng định vai trò quan trọng của TNGDM đối với KHM (xem mục số 19.d) là như sau:

Thúc đẩy sử dụng TNGDM như được định nghĩa trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO năm 2019, như là công cụ để xây dựng năng lực KHM. TNGDM vì thế nên được sử dụng để gia tăng sự truy cập tới các tài nguyên nghiên cứu và giáo dục KHM, cải thiện các kết quả đầu ra học tập, tối đa hóa tác động của việc cấp vốn nhà nước và trao quyền cho các nhà giáo dục và những người học để trở thành các nhà đồng sáng tạo kiến thức.

Một khi TNGDM là công cụ để xây dựng năng lực KHM, có thể nói, bạn không thể có năng lực KHM nếu không có năng lực TNGDM!

C. Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý phát triển TNGDM phù hợp với không chỉ một chế độ quyền tác giả

Trong tài liệu của UNESCO[6] xuất bản năm 2015 đã chỉ ra rằng, chế độ quyền tác giả dạng “Giữ lại tất cả các quyền” (All Rights Reserved) không là chế độ duy nhất, mà còn “Có hai lựa chọn thay thế chính cho chế độ bản quyền (Copyright) để bảo vệ các quyền tác giả cũng như quyền tự do của những người sử dụng để sử dụng, sử dụng lại, chia sẻ, phân phối và sửa đổi tác phẩm gốc ban đầu. Các giấy phép Copyleft và Creative Commons đã trở nên rất hữu dụng cho các cộng đồng tri thức có ý định đảm bảo quyền tự do của bạn để chia sẻ, sử dụng, sử dụng lại, và thay đổi.


Hình 2
: Các chế độ quyền tác giả

Ví dụ về việc áp dụng các chế độ bản quyền/quyền tác giả có thể xem trong bài ‘Không chỉ có một loại quyền tác giả’[7], dù bên dưới đây có giải nghĩa chi tiết hơn về chúng.

C1. Copyleft

Copyleft là cách chơi chữ của Copyright (bản quyền), cũng có nghĩa là ‘bản quyền’ từ góc nhìn của thế giới phần mềm tự do nguồn mở, và là phương pháp chung làm cho tác phẩm sáng tạo sẵn sàng tự do để sửa đổi được, và yêu cầu tất cả các phiên bản được sửa đổi và được mở rộng của tác phẩm sáng tạo đó cũng sẽ phải là tự do. Những người tin tưởng vào phong trào Copyleft đấu tranh để xây dựng lựa chọn thay thế cho chế độ hà khắc hiện hành về kiểm soát sở hữu trí tuệ.

Phong trào này giữ khẩu hiệu châm biếm của mình “Giữ lại tất cả những điều sai trái - All wrongs reserved” (ngụ ý những điều tốt lành thì trao cho những người sử dụng). Giấy phép Công cộng Chung GNU – GPL (GNU General Public License) của dự án GNU, được Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) hỗ trợ, tuân theo các nguyên tắc của Copyleft. Copyleft là đặc tính của nhiều giấy phép của phần mềm nguồn mở - OSS (Open Source Software).

C2. Creative Commons - Những điều chung có tính sáng tạo

Trong khi các giấy phép Copyleft, ví dụ như GNU-GPL, chủ yếu cung cấp cho các mục đích của phần mềm máy tính và các tài liệu kỹ thuật, thì các giấy phép Creative Commons (CC) được ưu tiên trong truyền thông học thuật cũng như trong truyền thông nghe - nhìn có tính sáng tạo. Creative Commons, được khởi xướng vào năm 2001 như một tổ chức phi lợi nhuận, là kết quả của các phong trào cộng đồng lớn hơn, đang ôm lấy các khái niệm về quyền tự do của việc chia sẻ, sử dụng lại và sửa đổi các nội dung học thuật và nghệ thuật để tái tạo lại tri thức và tối ưu hóa sử dụng. Creative Commons trong môi trường truyền thông học thuật trở thành những điều chung của khoa học (Science Commons) đảm bảo truy cập mở tới tư liệu và dữ liệu nghiên cứu. Giấy phép tự do nhất là CC BY, nơi mà những người sử dụng có thể sao chép, phân phối, hiển thị, thực thi và pha trộn tác phẩm của tác giả nếu họ thừa nhận ghi công cho tác giả như được tác giả yêu cầu. Giấy phép hạn chế nhất là CC BY-NC-ND, nơi mà những người sử dụng có thể sao chép, phân phối, hiển thị, và thực thi các bản sao y hệt tác phẩm của tác giả nhưng chỉ không cho các mục đích thương mại.

C3. Vài ví dụ về các quốc gia/tổ chức quốc tế có chính sách về TNGDM và/hoặc có liên quan tới TNGDM

Trong khi cho tới nay, nhiều vô số và không thể liệt kê hết được các chính sách TNGDM và có liên quan tới TNGDM như Truy cập Mở/Khoa học Mở/cấp phép mở đã và đang hiện diện cả ở mức quốc gia/nhóm quốc gia/tổ chức quốc tế/các cơ sở giáo dục/khoa học/văn hóa và khác, đặc biệt khi mà 2 Khuyến nghị của UNESCO đã được ban hành như được nêu ở trên, thì ở Việt Nam lại chưa có chính sách nào tương tự. Bên dưới đây liệt kê vài trường hợp có tính biểu tượng về các chính sách như vậy.

  • Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO sử dụng các giấy phép Creative Commons IGO[8] (IGO - Tổ chức Liên chính phủ - Intergovernmental Organizations) trong chính sách Truy cập Mở[9] của mình từ tháng 11/2016. Chính sách này có đoạn nêu rõ: “Ngoại trừ vài nội dung được xuất bản theo các điều khoản hạn chế hơn, các xuất bản phẩm mới trên trực tuyến và các nội dung trên trực tuyến khác của WIPO được phát hành theo giấy phép CC BY 4.0 Quốc tế. Điều này cho phép bất kỳ ai tái tạo lại, phân phối, tùy chỉnh, dịch và trình bày công khai nội dung được xuất bản trên trực tuyến dưới tên của WIPO, không cần sự cho phép rõ ràng, miễn là sử dụng như vậy đi với sự thừa nhận ghi công WIPO là nguồn, và chỉ rõ nếu có những thay đổi đối với nội dung gốc ban đầu.


Hình 3
: Sử dụng giấy phép CC BY 4.0 Quốc tế trong chính sách của WIPO

  • Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) sử dụng các giấy phép Creative Commons IGO cho chính sách Truy cập Mở của mình từ tháng 7/2013[10]. Theo chính sách này: “Tất cả các xuất bản phẩm của UNESCO được xuất bản trong hoặc sau ngày 31/07/2013 phải được cấp phép bằng việc sử dụng giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 IGO, ...”

  • Ngân hàng thế giới WB sử dụng các giấy phép Creative Commons cho các xuất bản phẩm chính thức trong chính sách Truy cập Mở[11] của mình từ tháng 4/2012.

  • Chính sách sử dụng lại của Ủy ban châu Âu áp dụng các giấy phép Creative Commons, ban hành ngày 22/02/2019[12].

  • COVID-19 và nhu cầu thiết lập sự cân bằng giữa bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và tính mở trên phạm vi toàn cầu:

    • Cam kết COVID-19 Mở (Open COVID-19 Pledge)[13]. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát mạnh cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam vào tháng 3/2020, một liên minh các nhà khoa học, luật sư, và doanh nhân đã tập hợp nhau lại trong một ban chỉ đạo để đưa ra sáng kiến Cam kết COVID-19 Mở (Open COVID Pledge), tìm cách tăng tốc phát triển và triển khai nhanh các chuẩn đoán, vaccine, phương pháp điều trị, thiết bị y tế và giải pháp phần mềm để đấu tranh với đại dịch. Liên minh này đã kêu gọi các tổ chức khắp trên thế giới làm cho các bằng sáng chế và bản quyền của họ sẵn sàng tự do không mất tiền để đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19 bằng việc cấp phép mở Open COVID và đã được nhiều tập đoàn công nghệ lớn cũng như các nhà xuất bản lớn trên thế giới hưởng ứng tham gia, với kết quả là khoảng 500.000 bằng sáng chế và nhiều bản quyền đã được cam kết mở công khai để đối phó với COVID-19.

    • Những gì xảy ra trong đại dịch COVID-19 đã cho thấy[14]: (1) Luật sở hữu trí tuệ và các Luật liên quan tới sở hữu trí tuệ, ở mức quốc tế, còn chưa được định nghĩa đúng và cần phải thay đổi bằng việc thiết lập sự cân bằng giữa bảo vệ IPR và tính mở để thúc đẩy Khoa học Mở phát triển để giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay, đặc biệt là đại dịch COVID-19; và (2) Luật sở hữu trí tuệ và các Luật liên quan tới sở hữu trí tuệ là thay đổi được để giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới bây giờ và trong tương lai.

  • Các bộ trong chính phủ Mỹ có chính sách cấp phép mở bằng các giấy phép Creative Commons cho các tài nguyên được nhà nước cấp vốn[15].

  • Ngày 25/08/2022, Văn phòng Chính sách Khoa học & Công nghệ của Nhà Trắng (OSTP) ban hành Hướng dẫn để Làm cho Nghiên cứu được Liên bang Cấp tiền sẵn sàng tự do không mất tiền và không chậm trễ cho mọi công dân Mỹ[16] và Bản ghi nhớ gửi cho các lãnh đạo các bộ và cơ quan điều hành về việc đảm bảo quyền truy cập tự do không mất tiền, tức thì và công bằng tới nghiên cứu được Liên bang (Mỹ) cấp vốn[17], điều sẽ mang lại nhiều lợi ích và tác động tích cực tới kinh tế - xã hội của nước Mỹ[18].

  • 28/51 bang của nước Mỹ có chính sách TNGDM[19], sử dụng vốn cấp của bang. Đặc biệt, bang California năm 2021 đã thông qua Luật để phân bổ 115 triệu USD[20] (tương đương 2.700 tỷ VNĐ) để làm sách giáo khoa chi phí bằng không (0) và TNGDM với dự kiến tiết kiệm cho sinh viên ~1 tỷ USD tiền mua sách giáo khoa.

  • Năm 2023 là Năm Khoa học Mở ở nước Mỹ[21]. Đây là sáng kiến bắt nguồn từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và được nhiều bộ/cơ quan ngang bộ và rất nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ hưởng ứng.

Với những ví dụ điển hình nêu trên, có lẽ cũng cần nêu ra ở đây một câu hỏi ngược lại là vì sao TNGDM lại có thể phát triển mạnh, nếu không nói là mạnh nhất, tại các quốc gia (như châu Âu và Bắc Mỹ) và tại các tổ chức quốc tế mà theo truyền thống thì họ chính là những nơi/những người luôn coi vấn đề tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ/bản quyền/quyền tác giả là tối thượng?

D. Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý phát triển TNGDM để phục vụ cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia


Hình 4
: TNGDM (OER) nhúng trong khung năng lực số cho tổ chức giáo dục[22]

Để có thể thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia như được nêu trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng chính phủ là xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, thì việc giáo dục để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có đầy đủ các năng lực số là trách nhiệm và nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục, bên cạnh việc chuyển đổi các hoạt động và quy trình nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục sang môi trường số. Có quan điểm cho rằng, để chuyển đổi số giáo dục Việt Nam thành công, thì năng lực số, văn hóa số và tính mở là những điều kiện tiên quyết[23], biết rằng tính mở thường được thể hiện trong các năng lực TNGDM và cấp phép mở được nhúng vào trong các khung năng lực số dành cho các đối tượng như các tổ chức giáo dục (Hình 4), các nhà giáo dục, và công dân[24].

E. Kết luận và gợi ý

Xây dựng khung pháp lý phát triển TNGDM cho giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng, mở rộng ra cho toàn bộ ngành giáo dục/khoa học/văn hóa Việt Nam nói chung trong bối cảnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi sang khoa học mở là công việc quan trọng và cấp bách hiện nay để Việt Nam không bị tụt hậu nhiều hơn nữa và lâu hơn nữa so với các quốc gia trên thế giới, trong đó, bên cạnh vô số các công việc cần làm khác, việc xây dựng chính sách cấp phép mở mức quốc gia/cơ sở là nằm ở trung tâm, cần được xây dựng càng sớm càng tốt, vì việc cấp phép mở nằm trong chính bản thân định nghĩa của TNGDM và KTKHM đã được 193 quốc gia thành viên UNESCO, bao gồm cả Việt Nam, nhất trí thông qua. Gợi ý chính sách cấp phép mở nên có yêu cầu rằng tất cả các tài nguyên/dữ liệu được tạo ra từ tiền ngân sách nhà nước/tiền từ những người đóng thuế, thông qua các đề tài, chương trình, dự án của nhà nước thì bắt buộc phải được chính các tác giả của chúng cấp phép mở để bất kỳ ai cũng có thể không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối/phân phối lại chúng một cách hợp pháp, miễn là các tài nguyên/dữ liệu đó không thuộc về các vấn đề bí mật/an ninh quốc gia, quyền riêng tư của công dân và/hoặc bất kỳ điều cấm kỵ nào khác được pháp luật nêu rõ ràng; đi kèm với điều đó là chính sách ưu đãi/khen thưởng thỏa đáng cho (các) tác giả đã tạo ra các tài nguyên/dữ liệu nguyên bản gốc ban đầu đó.

Để xây dựng thành công khung pháp lý như vậy, cần bám sát vào 5 lĩnh vực hành động được nêu trong Khuyến nghị TNGDM của UNESCO 2019, đặc biệt là các nội dung chi tiết của lĩnh vực hành động (ii) Phát triển chính sách hỗ trợ; và (iv) Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho TNGDM và điều chỉnh chúng sao cho vừa phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam và vẫn phù hợp với Khuyến nghị TNGDM của UNESCO.

Một khung pháp lý tốt cho TNGDM phát triển chắc chắn cũng sẽ tốt cho chương trình chuyển đổi số quốc gia vì việc chia sẻ mở các TNGDM, bên cạnh nhiều lợi ích khác, sẽ giúp hạn chế tối đa việc đúp bản tài nguyên số ở tất cả các mức cơ sở/quốc gia và thậm chí toàn cầu, tận dụng được đặc tính độc nhất vô nhị của các tài nguyên số là nhân bản chúng có chi phí thấp hơn nhiều so với nhân bản các tài nguyên, ví dụ, dạng giấy, vì thế giúp tiết kiệm các nguồn lực, cả nhân lực, vật lực, tiền bạc và thời gian cho xã hội[23].

Dù không là mới với thế giới, nhưng TNGDM, và đặc biệt KHM, là rất mới đối với Việt Nam. Mặc dù vậy, trong những năm qua, các hội/hiệp hội giáo dục và nhiều trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam cũng đã có những hoạt động quảng bá và thúc đẩy ứng dụng và phát triển TNGDM thông qua các hội nghị/hội thảo/tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức về TNGDM, và đặc biệt là khoảng 70 khóa thực hành khai thác TNGDM[25] ở dạng huấn luyện huấn luyện viên cho hơn 1.300 học viên là các cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng khắp Việt Nam do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức, nhằm không chỉ nâng cao nhận thức, mà còn bước đầu xây dựng các năng lực TNGDM cho các học viên, chẳng hạn như các năng lực: phân biệt TNGDM với các tài nguyên khác, tìm kiếm, sử dụng, tạo lập, sửa đổi, pha trộn, chia sẻ, và cấp phép mở cho TNGDM. Cũng vì sự mới lạ đó của TNGDM và KHM, sẽ không tránh khỏi việc một số các văn bản Luật/ văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam còn chưa theo kịp với thực tế cuộc sống, và có thể chưa tương thích và/hoặc đôi khi còn xung đột với những nội dung được nêu trong Khuyến nghị TNGDM[26] và Khuyến nghị KHM[27] của UNESCO, ví dụ như Luật sở hữu trí tuệ, Luật thư viện, Luật xuất bản, .v.v. rất cần được các cơ quan chức năng xem xét thận trọng và kỹ lưỡng, và sửa đổi bổ sung chúng càng sớm càng tốt trong thời gian tới vì sự phát triển của giáo dục đại học, và mở rộng ra, là toàn bộ các ngành giáo dục, khoa học, và văn hóa của Việt Nam, để Việt Nam bắt kịp với những xu thế không thể đảo ngược của thế giới ngày nay về TNGDM, Giáo dục Mở, và KHM.

F. Tài liệu tham khảo

[1] UNESCO, 2022: Higher education global data report (Summary). A contribution to the World Higher Education Conference 18-20 May 2022; CC BY-SA 3.0 IGO: https://cdn.eventscase.com/www.whec2022.org/uploads/users/699058/uploads/c4fb749e5ddb3daca6d92dc280de404ad4ff3935e798ec3bc823a0d5cd8ca83765b71059379ec37b4d42717a7689ec02b9a9.629a0f82b4e16.pdf, pp. 9-11.

[2] Paul Stacey and Sarah Hinchliff Pearson, 2017: Made with Creative Commons: https://creativecommons.org/wp-content/uploads/2017/04/made-with-cc.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/a6n50my7owufi6w/Made%20with%20Creative%20Commons_Vi-10022020.pdf?dl=0

[3] Amadeu Albós Raya, Lluís Bru MartínezIrene, and Fernández Monsalve, 2010: Economic aspects and business models of free software: https://ftacademy.org/files/archive/courses/05-economic-aspects-of-free-software/course-materials/Economod_from_DB.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/0vs8e8zhvhpgx95/fta-m5-economic_models-Vi--26012015.pdf?dl=0

[4] Trích đoạn này có ở tất cả 8 tài liệu trong ‘Bộ công cụ Khoa học Mở của UNESCO’ đã được UNESCO xuất bản trong năm 2022 và đã được dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/chao-don-bo-cong-cu-khoa-hoc-mo-cua-unesco-cac-ban-dich-sang-tieng-viet-852.html

[5] Trang web Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Định nghĩa Kiến thức Khoa học Mở: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/dinh-nghia-kien-thuc-khoa-hoc-mo-640.html

[6] UNESCO, 2015: Introduction to Open Access: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000231920, p. 34. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/pieghb3m5r7hm5i/231920E-Vi-06082017.pdf?dl=0, trang 54.

[7] Lê Trung Nghĩa, 2018: Không chỉ có một loại quyền tác giả: https://vnfoss.blogspot.com/2018/08/khong-chi-co-mot-loai-quyen-tac-gia_2.html

[8] WIPO, 2016: USE OF THE CREATIVE COMMONS IGO LICENSES Under the WIPO Open Access Policy: https://www.wipo.int/export/sites/www/tools/en/cc_igo_licenses.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/aor9bb4uxhj47g1/WIPO-Uses-CC-IGO-Since-15112016.pdf?dl=0

[9] WIPO: Open access policy: http://www.wipo.int/tools/en/disclaim.html#open_access. Bản dịch sang tiếng Việt: https://vnfoss.blogspot.com/2016/11/chinh-sach-truy-cap-mo-cua-to-chuc-so.html

[10] UNESCO, 2013: Open Access Policy concerning UNESCO publications: https://es.unesco.org/open-access/sites/open-access/files/oa_policy_rev2_3.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/u7cfwm9rgt3ibut/oa_policy_rev2-Vi-27072016.pdf?dl=0

[11] World Bank, 2012: World Bank Open Access Policy for Formal Publications: https://documents1.worldbank.org/curated/en/992881468337274796/pdf/6783000PP00OFF0icy0Approved0April2.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/n8kfkeiia6ff49w/6783000PP00OFF0icy0Approved0April2-Vi-28072016.pdf?dl=0

[12] European Commission, 22/02/2019: COMMISSION DECISION adopting Creative Commons as an open licence under the European Commission’s reuse policy: https://ec.europa.eu/transparency/documents-register/detail?ref=C(2019)1655&lang=en&fbclid=IwAR0_lTlew4lLSw8pxZZkYFBrpVa0iibO-PidoU1dh08ZIZSHiWdxcH549-c. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o5czc845o1sh4dd/C-2019-1655-F1-EN-MAIN-PART-1_Vi-28102020.pdf

[13] Lê Trung Nghĩa, 2021: Khoa học Mở, Truy cập Mở và tác động của đại dịch COVID-19: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/khoa-hoc-mo-truy-cap-mo-va-tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-434.html

[14] Lê Trung Nghĩa, 2021: Yêu cầu cấp bách xây dựng chính sách cấp phép mở quốc gia để giúp đối phó với đại dịch COVID-19 và tạo thuận lợi để triển khai Khoa học Mở và chương trình chuyển đổi số quốc gia: https://giaoducmo.avnuc.vn/bai-viet-toan-van/yeu-cau-cap-bach-xay-dung-chinh-sach-cap-phep-mo-quoc-gia-de-giup-doi-pho-voi-dai-dich-covid-19-va-tao-thuan-loi-de-trien-khai-khoa-hoc-mo-va-chuong-trinh-chuyen-doi-so-quoc-gia-528.html

[15] Usaid: Open Licensing Policy Rationale: https://2012-2017.usaid.gov/sites/default/files/documents/1865/NW2-CCBY-HO4-Open_Licensing_Policy_Rationale.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/78oh10z5ybe8iq4/NW2-CCBY-HO4-Open_Licensing_Policy_Rationale_Vi-21022020.pdf?dl=0

[16] The White House: OSTP Issues Guidance to Make Federally Funded Research Freely Available Without Delay: https://www.whitehouse.gov/ostp/news-updates/2022/08/25/ostp-issues-guidance-to-make-federally-funded-research-freely-available-without-delay/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/van-phong-chinh-sach-khoa-hoc-cong-nghe-ostp-ban-hanh-huong-dan-de-lam-cho-nghien-cuu-duoc-lien-bang-cap-tien-san-sang-tu-do-khong-mat-tien-va-khong-cham-tre-733.html

[17] OSTP, August 25, 2022: MEMORANDUM FOR THE HEADS OF EXECUTIVE DEPARTMENTS AND AGENCIES; SUBJECT: Ensuring Free, Immediate, and Equitable Access to Federally Funded Research: https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2022/08/08-2022-OSTP-Public-Access-Memo.pdf. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/arpbbjzcgiqztoj/08-2022-OSTP-Public-Access-Memo_Vi-29082022.pdf?dl=0

[18] Open Research Funder Group (ORFG), August 29, 2022: Open Research Funders Group Applauds Bold OSTP Action: https://www.orfg.org/news/2022/8/29/open-research-funders-group-applauds-bold-ostp-action. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/nhom-cac-nha-cap-von-nghien-cuu-mo-hoan-nghenh-hanh-dong-cua-van-phong-chinh-sach-khoa-hoc-va-cong-nghe-cua-nha-trang-ostp-737.html

[19] SPARC: OER State Policy Tracker: https://sparcopen.org/our-work/state-policy-tracking/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://vnfoss.blogspot.com/2018/05/chinh-sach-tai-nguyen-giao-duc-mo-oer_13.html

[20] SPARC: California Approves $115 Million Investment in Zero Textbook Cost Degrees and OER: https://sparcopen.org/news/2021/california-approves-115-million-investment-in-zero-textbook-cost-degrees/. Bản dịch sang tiếng Việt: https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/california-phe-chuan-115-trieu-usd-dau-tu-vao-chuong-trinh-sach-giao-khoa-chi-phi-bang-0-va-tai-nguyen-giao-duc-mo-479.html

[21] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Năm Khoa học Mở & Chuyển đổi sang Khoa học Mở - Tổng hợp các bài liên quan: https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/nam-khoa-hoc-mo-chuyen-doi-sang-khoa-hoc-mo-tong-hop-cac-bai-lien-quan-899.html

[22] Nguồn ảnh từ tài liệu của Panagiotis Kampylis, Yves Punie, Jim Devine (2015): Promoting Effective Digital-Age Learning - A European Framework for Digitally-Competent Educational Organisations: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/bitstream/JRC98209/jrc98209_r_digcomporg_final.pdf, p. 5. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/6o09lzdmcqomo4q/jrc98209_r_digcomporg_final_Vi-18032021.pdf?dl=0, tr. 10.

[23] Lê Trung Nghĩa, 2023: Giáo dục để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có đầy đủ năng lực số - nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục để phục vụ cho chương trình chuyển đổi số quốc gia?: https://giaoducmo.avnuc.vn/hoi-thao/giao-duc-de-cac-to-chuc-doanh-nghiep-va-nguoi-dan-co-day-du-nang-luc-so-nhiem-vu-quan-trong-cua-nganh-giao-duc-de-phuc-vu-cho-chuong-trinh-chuyen-doi-so-quoc-gia-941.html

[24] Lê Trung Nghĩa, 2021: Tính mở trong các khung năng lực số của châu Âu và vài gợi ý triển khai chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: https://vnfoss.blogspot.com/2021/10/tinh-mo-trong-cac-khung-nang-luc-so-cua.html

[25] Trang Giáo dục Mở - Tài nguyên Giáo dục Mở: Các lớp tập huấn thực hành ‘Khai thác tài nguyên giáo dục mở’ tới hết năm 2022: https://giaoducmo.avnuc.vn/tap-huan/cac-lop-tap-huan-thuc-hanh-khai-thac-tai-nguyen-giao-duc-mo-toi-het-nam-2022-830.html

[26] UNESCO, 25/11/2019: Recommendation on Open Educational Resources (OER): https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000373755/PDF/373755eng.pdf.multi.page=3. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/o6lml26uw88ear2/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0

[27] UNESCO, 23/11/2021: Recommendation on Open Science: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949. Bản dịch sang tiếng Việt: https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0


Cập nhật mới nhất ngày 04/07/2023


Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Tự do tải về bài viết định dạng PDF ở địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.8098389

Tự do tải về các bài trình chiếu tại hội thảo:

Lê Trung Nghĩa, ORCID https://orcid.org/0009-0007-7683-7703

(Bài viết cho hội thảo: ‘Nghiên cứu đề xuất khung pháp lý xây dựng nền tảng tài nguyên giáo dục mở dùng cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Namđược tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang ngày 30/06/2023)

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Biện hộ cho các khung pháp lý bản quyền thân thiện hơn với Tài nguyên Giáo dục Mở

Advocating for more OER-friendly copyright regulatory frameworks

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/advocating-more-oer-friendly-copyright-regulatory-frameworks

UNESCO

4 October 2021; Last update: 20 April 2023

Bài được đưa lên Internet ngày: 04/10/2021; Cập nhật mới nhất: 20/04/2023

Tầm quan trọng của việc khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) để tăng cường quyền truy cập tới thông tin đã được nêu bật trong Webinar của Liên minh Năng động OER (OER Dynamic Coalition Webinar) được tổ chức ngày 29/09/2021 trong bối cảnh kỷ niệm Ngày Quốc tế Truy cập Phổ cập tới Thông tin 2021. Năm nay, chủ đề của Ngày này là “Quyền được biết - Xây dựng Lại Tốt hơn với Quyền truy cập tới thông tin”

Tôi tin tưởng vững chắc rằng khủng hoảng đại dịch - và những gì nhiều hệ thống giáo dục đã trải qua - sẽ cung cấp các cơ hội cho các quốc gia để suy nghĩ nghiêm túc về cách tiếp cận có hệ thống hơn tới giáo dục, tính mở và sự phát triển thực sự của Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) trong nhiều ngôn ngữ, và bối cảnh văn hóa.”

Dirk Van Damme, Chủ sở hữu của DVD EduConsult, cựu giám đốc của CERI, OECD

Webinar đã thảo luận các câu hỏi chính sau đây:

  • Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO cải thiện hợp tác quốc tế về quyền truy cập phổ cập tới thông tin như thế nào?

  • Điều gì cần phải làm để hỗ trợ cho sự phát triển và cải thiện khung pháp lý và quy định về bản quyền và các chính sách để phát triển OER?

  • Các ví dụ về các thực hành, thách thức và giải pháp tốt nào nơi OER đã hỗ trợ quyền tiếp cận thông tin và xây dựng Xã hội Tri thức hòa nhập toàn diện?

Cùng với các chủ đề phụ của lễ kỷ niệm về việc thúc đẩy các luật về quyền tiếp cận tới thông tin và triển khai của chúng để xây dựng lại sự phục hồi và nêu bật tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tiếp cận tới thông tin, webinar đã khám phá các quan điểm về các khung pháp lý có liên quan tới bản quyền cho các tư liệu giáo dục.

Về khía cạnh cải thiện hợp tác quốc tế về quyền truy cập phổ cập tới thông tin, Dirk Van Damme, Chủ sở hữu của DVD EduConsult, cựu giám đốc của CERI (OECD), đã nhấn mạnh rằng Khuyến nghị OER của UNESCO là công cụ quan trọng và mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế và hợp tác quốc tế với giá trị chính trị và biểu tượng cao. TS. Van Damme đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các khung pháp lý mức hệ thống để hỗ trợ cho triển khai Khuyến nghị.

Maja Bogataj Jançiç, Nhà sáng lập và Lãnh đạo Viện Sở hữu Trí tuệ và Giám đốc Pháp lý của Creative Commons Slovenia, đã đưa ra các kết quả nghiên cứu về Giáo dục từ xa trong đại dịch - Quan điểm của các Giảng viên được tiến hành ở 7 quốc gia. Nghiên cứu này đã cung cấp sự thấu hiểu để hỗ trợ phát triển và cải thiện khung pháp lý và quy định về bản quyền và các chính sách để phát triển OER. Nó cũng hé lộ rằng ở châu Âu, nơi tính kết nối và các luật bản quyền là thỏa đáng, các giảng viên đã có khả năng sử dụng OER trong quá trình đại dịch. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nội dung được các giảng viên sử dụng chủ yếu mang tính chất phi thương mại, hoặc thậm chí là do đồng nghiệp sản xuất.

Carolina Botero, Giám đốc điều hành của tổ chức các quyền số xã hội dân sự Colombia, Quỹ Karisma, đã nêu bật rằng các khía cạnh khác nhau của phân cách số xoay quanh cả quyền truy cập tới Internet và các kỹ năng số. Ngoài khả năng kết nối, tầm quan trọng của các khung pháp lý hỗ trợ cho ‘tính mở’ đã được nhấn mạnh. TS. Botero cũng đã nêu bật rằng các điều khoản bản quyền theo Khuyến nghị của UNESCO là quan trọng vì chúng cho phép OER được bản địa hóa để phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu giáo dục.

Để kết luận, những người tham gia đã nhấn mạnh nhu cầu về một hệ thống bản quyền cân bằng cho tài nguyên giáo dục, nơi việc cấp phép mở và các ngoại lệ bản quyền cho các tài nguyên giáo dục sẽ hiện diện để hỗ trợ cho quyền truy cập tới kiến thức và việc học tập.

Nền tảng

Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO là công cụ chuẩn mực duy nhất trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Nó xác định 5 lĩnh vực hành động:

  1. xây dựng năng lực tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tùy chỉnh & phân phối lại OER.

  2. chính sách hỗ trợ.

  3. quyền truy cập toàn diện và công bằng tới OER chất lượng.

  4. các mô hình bền vững cho OER; và

  5. hợp tác quốc tế.

Liên minh Năng động OER đã được thành lập theo sau sự phê chuẩn Khuyến nghị OER của UNESCO bởi các quốc gia thành viên tại phiên 40 Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào tháng 11/2019. Mục tiêu của Liên minh Năng động OER là hỗ trợ các chính phủ trong triển khai Khuyến nghị OER bằng việc thúc đẩy và tăng cương hợp tác quốc tế và khu vực giữa tất cả các bên liên quan trong 4 lĩnh vực đầu của Khuyến nghị OER của UNESCO.

Các đường liên kết hữu ích

The importance of harnessing Open Educational Resources (OER) to strengthen access to information was highlighted at the OER Dynamic Coalition Webinar held on 29 September 2021 in the context of the International Day for Universal Access to Information (IDUAI) 2021 celebrations. This year, the Day’s theme was “The Right to Know - Building Back Better with Access to information”.

I firmly believe that the pandemic crisis - and what many educational systems have gone through - will provide opportunities for countries to think seriously about a more systematic approach to education, openness and real development of Open Educational Resources (OER) in many languages, and cultural contexts.

Dirk Van Damme, Owner of DVD EduConsult, Former Head of CERI, OECD

The webinar discussed the following key questions:

  • How does the UNESCO OER Recommendation enhance international cooperation for universal access to information?

  • What can be done to support the development and enhancement of the legal and regulatory framework on copyright and policies for OER development?

  • What are examples of good practices, challenges and solutions where OER have supported the right to information and building of inclusive Knowledge Societies?

Along with the celebration's sub-themes of promoting access to information laws and their implementation to build back resilience and highlighting the importance of international cooperation in the field of access to information, the webinar explored perspectives on regulatory frameworks related to copyright for educational materials.

With regard to the enhancement of international cooperation for universal access to information, Dirk Van Damme, Owner of DVD EduConsult, retired Head of CERI (OECD), underscored that the UNESCO OER Recommendation is an important and powerful tool for the international community and for international cooperation with a highly political and symbolic value. Dr Van Damme underscored the importance of system-level regulatory frameworks to support the implementation of the Recommendation.

Maja Bogataj Jançiç, Founder and Head of the Intellectual Property Institute and Slovenian Creative Commons Legal Head, outlined the results of a study on Remote education during the pandemic – Teachers’ Perspective conducted in seven countries. This study provided insights to support the development and enhancement of the legal and regulatory framework on copyright and policies for OER development. It also revealed that in Europe, where connectivity and copyright laws are satisfactory, teachers have been able to use OER during the pandemic. This study showed that content used by teachers is predominantly of non-commercial nature, or even peer-produced.

Carolina Botero, Executive Director of the Colombian civil society digital rights organization, Karisma Foundation, highlighted that the different dimensions of the digital divide encompass both access to the Internet and digital skills. In addition to connectivity, the importance of regulatory frameworks that supported ‘openness’ was underscored. Dr Botero also highlighted that the copyright provisions under the UNESCO Recommendation are important because they allow OER to be localised to better serve the needs of education.

In conclusion, the panel stressed the need for a balanced copyright system for educational resources, where open licensing and copyright exceptions for educational resources would be present to support access to knowledge and learning.

Background

UNESCO's Recommendation on Open Educational Resources (OER) is the only normative instrument in the field of technology and education. It identifies five areas for action:

  1. capacity building to create, access, reuse, adapt and redistribute OER.

  2. supportive policy.

  3. inclusive and equitable access to quality OER.

  4. sustainability models for OER; and

  5. international cooperation.

The OER Dynamic Coalition was created following the adoption of the UNESCO Recommendation on OER by Member States at the 40th session of the UNESCO General Conference in November 2019. The aim of the Dynamic Coalition is to support governments in the implementation of the OER Recommendation by promoting and strengthening international and regional cooperation among all stakeholders in the first four areas of the UNESCO OER Recommendation.

Useful links

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com