Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

Công bố “Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho giảng viên V2.0” tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành


Ngày 29/11/2024, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức Lễ công bố “Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho giảng viên”.



Hoạt động này nhằm hưởng ứng:

  • Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11/1982 - 20/11/2024

Tài liệu Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở dành cho giảng viên V2.0 được xây dựng bằng việc sửa đổi bổ sung nội dung của tài liệu cùng tên phiên bản V1.0, đặc biệt là bổ sung một lĩnh vực năng lực mới ‘Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác’ nhằm mục đích thu hút người học vào việc sáng tạo ra kiến thức, chứ không chỉ là những người tiêu dùng thụ động kiến thức.

Tự do tải về tài liệu ‘Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho giảng viên V2.0’ tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.14235530

Tự do tải về bài trình chiếu tại sự kiện ở địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/qmdgjmaewpajg5g7425na/OER_Comp_Intro.pdf?rlkey=zi8glt61chbptbodfk57mquag&st=x12g7sv7&dl=0

Tweet: https://x.com/nghiafoss/status/1862267898414379277

Lê Trung Nghĩa, ORCID iD: https://orcid.org/0009-0007-7683-7703

Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở (InOER)

Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam (AVU&C)

Xem thêm:


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024

LIBER muốn Không có cấm vận (#ZeroEmbargo) đối với các ấn phẩm khoa học được nhà nước cấp vốn


LIBER wants #ZeroEmbargo on Publicly-Funded Scientific Publications

Theo: http://libereurope.eu/zeroembargo/

Trong khi đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật những ưu điểm của Truy cập Mở và thúc đẩy những thay đổi trong truyền thông học thuật mà trước đây nhiều người lo sợ, các mô hình truyền đạt nội dung khoa học hiện tại vẫn duy trì quyền truy cập không bình đẳng tới nội dung.

Ở một phía khác của hệ thống được quản lý và kiểm soát chặt chẽ này, những người ủng hộ Truy cập Mở đang khám phá những cách hợp pháp để cho phép các nhà nghiên cứu tự do phổ biến nghiên cứu của họ và tối đa hóa tác động của nó.

Chiến lược Giữ lại các Quyền của Kế hoạch S (của Liên minh S) là một sáng kiến được chào đón nhiều, nó trao quyền cho các tác giả để kiểm soát nghiên cứu của riêng họ và các chương trình trợ cấp của Horizon Europe là một động thái táo bạo khác của Ủy ban Châu Âu theo hướng tương tự. Bây giờ là lúc các chính sách như vậy được triển khai ở tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và bản thân các quốc gia có cách tiếp cận ngang hàng và được phối hợp như nhau.

Vì thế, LIBER đề xuất một luật mẫu mới nhằm đảm bảo một giai đoạn cấm vận bằng 0 để tự lưu trữ hợp pháp trong các kho mở, công cộng, phi lợi nhuận.

Đọc luật mẫu của chúng tôi ở đây (bản dịch sang tiếng Việt).

While the COVID-19 pandemic has surfaced the virtues of Open Access and propelled changes in scholarly communication that previously many feared, the current models of communicating scientific content still maintain unequal access to content.

On the other side of this highly regulated and controlled system, advocates of Open Access are exploring lawful ways to enable researchers to freely disseminate their research and maximize its impact.

The Rights Retention Strategy of PlanS (cOAlitionS) is a much-welcomed initiative that empowers authors to be in control of their own research and the granting schemes of HorizonEurope is another bold move by the European Commission in the same direction. It is now time that policies like these are implemented in all EU Member States and that the countries themselves have the same coordinated and horizontal approach.

Therefore, LIBER proposes a new model law that aims to ensure a zero embargo period for lawful self-archiving on open, public, non-for-profit repositories.

Read our model law here. 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Dự thảo Luật để sử dụng các ấn phẩm học thuật được nhà nước cấp vốn


Draft Law for the Use of Publicly Funded Scholarly Publications

Theo: https://libereurope.eu/draft-law-for-the-use-of-publicly-funded-scholarly-publications/

  1. Tác giả của một bài báo trên một tạp chí nghiên cứu, hoặc tác giả của một chương sách trong một chuyên khảo có nhiều tác giả (gọi chung là "công trình học thuật"), người sử dụng lao động hoặc nhà cấp vốn nghiên cứu của họ sẽ có quyền công bố công trình học thuật dưới bất kỳ hình thức nào cho công chúng thông qua bất kỳ kho lưu trữ truy cập mở nào ngay sau khi công trình được chấp nhận xuất bản, bao gồm bất kỳ nội dung của bên thứ ba nào, chẳng hạn như hình ảnh và bảng biểu, được yêu cầu cho mục đích cụ thể để hiểu công trình học thuật, với điều kiện là:

    1. nghiên cứu mà công trình học thuật đó liên quan đã được thanh toán toàn bộ hoặc một phần bằng tiền vốn cấp của nhà nước; và

    2. kèm theo lời xác nhận đầy đủ về tác giả, và khi phiên bản được công bố là phiên bản chính thức, nguồn gốc của ấn phẩm đầu tiên của công trình.

Khi được công bố cho công chúng dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định này, phiên bản cụ thể được công bố phải có thể nhận dạng được và phải kèm theo các điều khoản sử dụng rõ ràng. Không có hạn chế nào theo hợp đồng hoặc khác về việc sử dụng lại tác phẩm học thuật sẽ được thực thi đối với tác phẩm học thuật mà tác giả được nhà nước cấp vốn phần lớn.

  1. Khi được công khai, nhà cấp vốn cho nghiên cứu và hình thức và phiên bản của tác phẩm học thuật được công khai sẽ được nêu rõ ở đầu hoặc cuối bài viết hoặc chương sách, cũng như trong siêu dữ liệu.

  2. Bất kỳ điều khoản hợp đồng nào trái với điều khoản này sẽ không được thực thi.

Hướng dẫn diễn giải:

 

bất kỳ hình thức nào của nó”



hình thức và phiên bản của tác phẩm học thuật”

Một bài viết hoặc chương sách có thể có nhiều dạng. Ví dụ, chúng có thể bao gồm bản thảo đã nộp, một dạng chưa được bình duyệt (đôi khi được gọi là "bản in trước" - preprint) hoặc một dạng đã được bình duyệt nhưng chưa được chỉnh biên tập lần cuối hoặc sắp chữ, dạng đã xuất bản lần cuối (đôi khi được gọi là "phiên bản hồ sơ" - version of record), v.v.

Sẽ rất mong muốn áp dụng/tạo ra một tiêu chuẩn đặt tên quốc tế cho các phiên bản được cung cấp, đặc biệt là trong bối cảnh làm rõ "hồ sơ phiên bản" và tên của nhà cấp vốn trong siêu dữ liệu.

các điều khoản sử dụng rõ ràng”

  1. Các bài viết và chương sách được nhà nước cấp vốn chiếm thiểu số (tức là dưới 50%) có thể được cung cấp trực tuyến cho phép người dùng cuối đọc. Ngoài việc đọc, việc sử dụng/ sử dụng lại sau này của người dùng cuối sẽ được xác định bởi 1) các giới hạn và ngoại lệ trong luật bản quyền quốc gia của một quốc gia; hoặc 2) bằng cách liên hệ với chủ sở hữu bản quyền (tức là tác giả và/hoặc nhà xuất bản) để yêu cầu cấp phép sử dụng tác phẩm vượt quá phạm vi được phép theo các giới hạn và ngoại lệ trong luật bản quyền.

  2. Không hạn chế nào theo hợp đồng hoặc khác về sử dụng lại tác phẩm học thuật sẽ được thực thi:

không có hạn chế nào theo hợp đồng hoặc khác về sử dụng lại tác phẩm học thuật sẽ được thực thi”

Phần lớn các bài báo và chương sách được nhà nước cấp vốn (tức là 50% trở lên) sẽ hoàn toàn không có bất kỳ hạn chế kỹ thuật, hợp đồng hoặc pháp lý nào đối với việc sử dụng/ sử dụng lại của người dùng cuối. Để tránh nghi ngờ, ngoài các nhà cấp vốn, các bài báo và chương sách là kết quả từ nghiên cứu và các công trình học thuật khác do các trường đại học trả tiền và do nhân viên và những người khác do các trường đại học tuyển dụng thực hiện sẽ được coi là được cấp vốn phần lớn. Các thông lệ nghiên cứu tiêu chuẩn xung quanh việc thừa nhận ghi công tác giả, trích dẫn, v.v. sẽ tiếp tục.

phiên bản cụ thể đang được công khai sẽ có khả năng xác định được”

Việc làm rõ “hồ sơ phiên bản” là vô cùng quan trọng khi xuất bản bài viết hoặc chương sách. Để mọi người biết họ có đang đọc phiên bản mới nhất hay không, điều quan trọng là khi được cung cấp, phiên bản cụ thể phải được mô tả rõ ràng cùng với văn bản cũng như trong siêu dữ liệu.

nội dung của bên thứ ba”

Khi tái bản tác phẩm, bất kỳ nội dung của bên thứ ba nào, miễn là cần thiết để hiểu bài viết hoặc chương sách, cũng có thể được tái bản. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng ban đầu trong bối cảnh của bài viết hoặc chương sách sẽ được bao gồm trong các điều khoản kiểm tra ba bước / thực hành công bằng trong luật bản quyền quốc tế.

phiên bản được công bố”

Hình thức cuối cùng của một bài viết hoặc chương sách được xuất bản trên tạp chí hoặc sách, bao gồm tất cả các thay đổi về biên tập và sắp chữ do nhà xuất bản thực hiện.




  1. The author of an article in a research periodical, or the author of a book chapter in a multi-authored monograph (collectively referred to as “scholarly work”), their employer or research funder shall be entitled to make the scholarly work in any of its forms available to the public via any open access repository immediately after its acceptance for publication, including any third party content, such as images and tables, that are required for the specific purpose of understanding the scholarly work, on the condition that:

    1. the research to which the scholarly work relates has been paid in whole or in part by public funds; and

    2. it is accompanied by a sufficient acknowledgement of the author, and when the version being made available is the version of record, the source of its first publication.

Upon being made available to the public in any of its forms in line with this provision, the specific version being made available shall be identifiable and clear terms of use shall be appended. No contractual or other restrictions on the reuse of the scholarly work shall be enforceable regarding a scholarly work whose author has been majority funded by public funds.

  1. When being made available to the public, the funder of the research and the form and version of the scholarly work being made available, shall be made clear at the beginning or end of the article or book chapter, as well as in the metadata.

  2. Any contractual provision contrary to this article shall be unenforceable.

Interpretational Guidance:

any of its forms”







form and version of the scholarly work”

An article or book chapter may have multiple forms. For example, these can include a submitted draft, a form which has not been peer-reviewed (sometimes referred to as a “pre-print”), or a form which has been peer-reviewed but hasn’t had a final edit or been typeset, the final published form (sometimes referred to as “the version of record”) etc.

It would be desirable to adopt / create an international naming standard for the versions being made available, particularly in the context of making the “record of  version” and the name of the funder clear in the metadata.

clear terms of use”

  1. Articles and book chapters which are minority publicly funded (i.e. less than 50%) can be made available online allowing reading by the end user. In addition to reading, further onward use/re-use by the end user will be determined by 1)the limitations and exceptions in a country’s national copyright law; or 2) by contacting the copyright holder (i.e. the author and/or the publisher) to ask for permission to use the work beyond that which is allowable in line with limitations and exceptions in copyright law.

  2. No contractual or other restrictions on the re-use of the scholarly work shall be enforceable:

no contractual or other restrictions on the reuse of the scholarly work shall be enforceable”

Majority publicly funded (i.e. 50% or more) articles and book chapters shall be entirely free of technical, contractual or legal restrictions to use/re-use by the end user. For the avoidance of doubt in addition to funders, articles and book chapters resulting from research and other scholarly work paid for by universities and conducted by staff and others employed by universities, will be considered majority funded. Standard research practices around acknowledging the author, citations, etc. shall continue.

specific version being made available shall be identifiable”

Making clear the “record of version” is vitally important when publishing the article or book chapter. In order that people know whether they are reading the most up to date version or not, it is important that when being made available, the specific version is clearly described alongside the text as well as in the metadata. 

third party content”

When republishing the work any third party content, as long as it is required for the understanding of the article or book chapter, may also be republished. In many instances the original use in the context of the article or book chapter will be covered by the three step test /  fair practice provisions in international copyright law.

version of record”

The final form of an article or book chapter published in a journal or book which includes all the editorial and type-setting changes made by the publisher.


Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com


Thứ Hai, 25 tháng 11, 2024

Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở Thế giới lần 3 ở Dubai kết thúc với Kế hoạch Hành động nhằm trao quyền cho sinh viên khắp trên thế giới


3rd UNESCO World OER Congress in Dubai Concludes with Action Plan to Empower Students Worldwide

Theo: https://www.dayofdubai.com/news/3rd-unesco-world-oer-congress-in-dubai-concludes-with-action-plan-to-empower-students-worldwide

Bài được đưa lên Internet ngày: 23/11/2024

Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) Thế giới lần 3 của UNESCO được UNESCO và Quỹ Kiến thức Mohammed bin Rashid Al Maktoum (MBRF) đồng tổ chức, đã kết thúc thành công sau 2 ngày thảo luận và các phiên họp mang tính chuyển đổi. Sự kiện mang tính bước ngoặt này được tổ chức lần đầu ở khu vực Ả rập, tập hợp hơn 500 người tham gia, bao gồm các lãnh đạo toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách, và các nhà giáo dục, để khám phá các cách tiếp cận có tính đổi mới cho giáo dục toàn diện và công bằng.

Với chủ đề “Tài sản Công cộng Kỹ thuật số (Digital Public Goods): Các Giải pháp Mở và AI về Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức”, hội nghị đã nhấn mạnh tiềm năng của Tài nguyên Giáo dục Mở và các công nghệ mới nổi lên trong việc đảm bảo công bằng giáo dục toàn cầu. Những người tham dự cấp cao bao gồm các bộ trưởng, học giả, và đại diện từ khu vực tư nhân, cùng với các chuyên gia từ UNESCO, ICESCO, ALECSO, và các tổ chức quốc tế khác.

Những điểm nhấn và các cuộc thảo luận chính

TS. Tawfik Jelassi, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Truyền thông và Thông tin, đã nêu bật tiềm năng có tính chuyển đổi của Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) để giải quyết các thách thức về giáo dục toàn cầu. “Cộng tác và tận dụng các công cụ kỹ thuật số là thiết yếu để cải thiện quyền truy cập giáo dục”, ông đã nêu trong phiên về “Tận dụng các Giải pháp Mở vì một Môi trường Nhỏ gọn Kỹ thuật số Linh hoạt” (Resilient Digital Compact Environment).

H.E. Jamal bin Huwaireb, CEO của MBRF, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức sự kiện này ở Dubai. “Hội nghị này là minh chứng cho cam kết của chúng tôi về phổ biến và phát triển kiến thức. Nó tăng cường vị thế của UAE như một trung tâm toàn cầu các nỗ lực giáo dục và đổi mới”, ông nói.

Các phiên hội nghị đã khám phá các chủ đề như:

  • Khai thác AI và máy học để cải thiện khả năng tiếp cận kỹ thuật số.

  • Cải thiện hợp tác toàn cầu về giáo dục kỹ thuật số.

  • Giải quyết các thách thức về sở hữu trí tuệ trong bối cảnh của TNGDM và các công nghệ tiên tiến.

  • Mở rộng các cơ hội giáo dục toàn diện cho các cộng đồng chưa được phục vụ đúng mức, bao gồm các quốc gia châu Phi và các quốc đảo đang phát triển.

Tuyên bố Dubai về Tài nguyên Giáo dục Mở

Kết quả chính của hội nghị là việc thông qua “Tuyên bố Dubai về Tài nguyên Giáo dục Mở”, nó đưa ra các chiến lược để:

  • Thúc đẩy giáo dục chất lượng và toàn diện.

  • Phát triển năng lực của lực lượng lao động mới thông qua TNGDM.

  • Triển khai các chính sách cho tài nguyên công cộng kỹ thuật số bền vững.

  • Thúc đẩy các quan hệ đối tác quốc tế nhằm cải thiện sự cộng tác kỹ thuật số.

Tuyên bố này là nền tảng cho chiến lược 7 năm nhằm trao quyền cho sinh viên toàn cầu và lấp đi các khoảng trống giáo dục. Các cuộc thảo luận cũng đã xem xét việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO và tiến bộ đạt được ở các khu vực chính.

Cộng tác toàn cầu và tác động của địa phương

Hội nghị đã giới thiệu những sáng kiến mẫu mực, chẳng hạn như Mạng lưới kết nghĩa đại học của UNESCO về Giáo dục Mở và Kho lưu trữ TNGDM của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững. Các quốc gia tham gia, bao gồm Malaysia, Morocco, Cuba và Madagascar, đã trình bày những câu chuyện thành công về việc tích hợp các giải pháp giáo dục mở vào các khung quốc gia.

Thông qua các cuộc thảo luận toàn diện và các kết quả đầu ra hành động được, Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về vai trò của TNGDM trong việc biến đổi giáo dục toàn cầu. Bằng việc tận dụng các tài sản công cộng kỹ thuật số và thúc đẩy cộng tác quốc tế, hội nghị tái khẳng định cam kết nhằm đạt được quyền truy cập toàn ciện và công bằng tới kiến thức.

The 3rd UNESCO World Open Educational Resources (OER) Congress, jointly organized by UNESCO and the Mohammed bin Rashid Al Maktoum Knowledge Foundation (MBRF), has concluded successfully after two days of transformative discussions and sessions. This landmark event, held for the first time in the Arab region, brought together over 500 participants, including global leaders, policymakers, and educators, to explore innovative approaches to inclusive and equitable education.

Themed “Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge,” the congress emphasized the potential of OER and emerging technologies in ensuring global educational equity. High-level attendees included ministers, academics, and representatives from the private sector, along with experts from UNESCO, ICESCO, ALECSO, and other international organizations.

Key Highlights and Discussions

Dr. Tawfik Jelassi, UNESCO’s Assistant Director-General for Communication and Information, highlighted the transformative potential of OER in addressing global educational challenges. “Collaboration and leveraging digital tools are essential for enhancing education access,” he stated during the session on “Leveraging Open Solutions for a Resilient Digital Compact Environment.”

H.E. Jamal bin Huwaireb, CEO of MBRF, remarked on the significance of hosting the event in Dubai. “This congress is a testament to our commitment to knowledge dissemination and development. It strengthens the UAE’s position as a hub for global education and innovation efforts,” he said.

The congress’ sessions explored topics such as:

  • Harnessing AI and machine learning to improve digital accessibility.

  • Advancing global cooperation on digital education.

  • Addressing intellectual property challenges in the context of OER and advanced technologies.

  • Expanding equitable educational opportunities for underserved communities, including African nations and small island developing states.

The Dubai Declaration on Open Educational Resources

A key outcome of the congress was the adoption of the “Dubai Declaration on Open Educational Resources,” which outlines strategies to:

  • Promote quality and inclusive education.

  • Develop new workforce capacities through OER.

  • Implement policies for sustainable digital public resources.

  • Foster international partnerships for enhancing digital collaboration.

The declaration serves as the foundation for a seven-year strategy aimed at empowering students globally and bridging educational gaps. Discussions also examined UNESCO’s 2019 recommendations on OER implementation and the progress made in key regions.

Global Collaboration and Local Impact

The congress showcased exemplary initiatives, such as the UNESCO University Twinning Network on Open Education and the Sustainable Development Solutions Network’s Open Educational Resource Repository. Participating countries, including Malaysia, Morocco, Cuba, and Madagascar, presented success stories on integrating open education solutions into national frameworks.

Through its comprehensive discussions and actionable outcomes, the 3rd UNESCO World OER Congress delivered a powerful message about the role of OER in transforming global education. By leveraging digital public goods and fostering international collaboration, the congress reaffirmed the commitment to achieving inclusive and equitable access to knowledge.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024

‘Hướng dẫn triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở. Lĩnh vực hành động 5: Thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là bản dịch tài liệu do UNESCO xuất bản năm 2024, giấy phép CC-BY-SA 3.0 IGO.

Lĩnh vực hành động 5 của Khuyến nghị TNGDM tập trung vào việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt các hành động được liệt kê bên dưới phần v của Khuyến nghị:

    • Thúc đẩy và khuyến khích hợp tác xuyên biên giới và liên minh trong các dự án và chương trình TNGDM, bằng việc tận dụng các mạng lưới cộng tác hiện có.

    • Thiết lập các cơ chế cấp vốn khu vực và quốc tế để thúc đẩy và tăng cường TNGDM và xác định các quan hệ đối tác và các cơ chế để hỗ trợ cho các nỗ lực quốc tế, khu vực, và quốc gia.

    • Hỗ trợ và duy trì các mạng lưới ngang hàng để chia sẻ TNGDM theo các chủ đề, ngôn ngữ, cơ sở, và các cấp giáo dục khác nhau.

    • Kết hợp (nếu có) các điều khoản liên quan đến TNGDM trong các thỏa thuận quốc tế.

    • Khám phá sự phát triển một khung quốc tế cho các ngoại lệ và giới hạn bản quyền cho các mục đích giáo dục và nghiên cứu để tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về TNGDM.

    • Hỗ trợ đóng góp các kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, quản lý các nhóm đa văn hóa, thiết kế các cộng đồng thực hành và các chiến lược điều chỉnh cộng đồng trong triển khai TNGDM của địa phương để thúc đẩy các giá trị phổ quát.

TNGDM rất quan trọng đối với các chính phủ, tổ chức liên quốc gia, và các nhà tài trợ. Các chính phủ có trách nhiệm trực tiếp đối với người dân rằng họ điều hành và có thể hành động để xúc tác cho sự phát triển TNGDM bằng việc ra nhập hoặc tạo thuận lợi cho các liên minh quốc tế nơi các thực hành tốt có thể được chia sẻ. TNGDM có thể là lực lượng mạnh cho việc mở giáo dục ra và đạt được các kết quả giáo dục chất lượng cao và công bằng cho tất cả mọi người. Các chính phủ và các tổ chức quốc tế khác có thể cùng nhau làm việc để phát triển các chính sách, thỏa thuận và khung để phát triển và sử dụng TNGDM. Việc cấp vốn là một rào cản tiềm tàng cho phát triển, nhưng sự phát triển và sử dụng tài liệu chất lượng cao được cấp phép mở rốt cuộc sẽ vừa tiết kiệm tiền (có liên kết chặt chẽ tới tính bền vững như được nêu trong Lĩnh vực hành động 5 của Khuyến nghị) và giúp cải thiện kết quả giáo dục.

Các chính phủ nên dẫn đầu trong các cuộc đàm phán với các cơ quan phát triển quốc tế và với nhau về cách thức phát triển, sử dụng và cung cấp nội dung cho công dân của họ. Hơn nữa, hợp tác quốc tế về TNGDM sẽ hỗ trợ các chính phủ trong việc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo bằng cách tạo điều kiện khả thi để phát triển các nguồn lực có liên quan trên khắp các quốc gia và khu vực.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 18 trang tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.14212069

Đi tới:

Bộ các tài liệu hướng dẫn của UNESCO cho các chính phủ và cơ sở để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (2024)

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2024

‘Hướng dẫn triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở. Lĩnh vực hành động 4: Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho Tài nguyên Giáo dục Mở và giám sát tiến độ’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là bản dịch tài liệu do UNESCO xuất bản năm 2024, giấy phép CC-BY-SA 3.0 IGO.

Mô tả Lĩnh vực hành động 4

Lĩnh vực hành động 4 của Khuyến nghị TNGDM tập trung vào việc nuôi dưỡng các mô hình bền vững cho việc tạo lập, triển khai, và duy trì TNGDM, và đặc biệt:

    • Rà soát lại các điều khoản, các chính sách và quy định mua sắm để đơn giản hóa quy trình mua sắm hàng hóa và dịch vụ để tạo thuận lợi cho các quy trình TNGDM, và, ở những nơi thích hợp, phát triển năng lực của các bên liên quan đến TNGDM để tham gia vào các quy trình đó.

    • Đảm bảo rằng chi phí cho tài liệu học tập không chuyển sang người học và giáo viên, bằng cách xúc tác cho các mô hình cấp vốn phi truyền thống (ví dụ: huy động nguồn lực dựa trên sự có đi có lại, thông qua quan hệ đối tác và mạng lưới); tạo doanh thu thông qua các khoản quyên góp, tư cách thành viên và cấp vốn nguồn đám đông (crowdfunding).

    • Thúc đẩy và nâng cao nhận thức về các mô hình cộng tác TNGDM trong đó trọng tâm nhằm vào sự tham gia, đồng sáng tạo, tập thể tạo giá trị, quan hệ đối tác cộng đồng, thúc đẩy đổi mới, và tập hợp mọi người vì một mục đích chung.

    • Ban hành các khung pháp lý hỗ trợ phát triển các sản phẩm TNGDM và các dịch vụ liên quan phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng như lợi ích và giá trị của các bên liên quan đến TNGDM.

    • Phát triển và tùy chỉnh các tiêu chuẩn dựa vào bằng chứng, các chuẩn mực hiện có và các tiêu chí liên quan đến TNGDM mà nhấn mạnh việc rà soát lại các tài nguyên giáo dục (cả được cấp phép mở và không được cấp phép mở) để đảm bảo chất lượng.

Khuyến nghị TNGDM hỗ trợ ý tưởng rằng TNGDM có thể là thành phần chính cung cấp giáo dục cho tất cả mọi người. Để làm thế, nó khuyến nghị rằng các sáng kiến của chính phủ và cơ sở về TNGDM phải nuôi dưỡng các mô hình bền vững. Khi cân nhắc khả năng TNGDM có thể giúp thúc đẩy cải thiện đáng kể và/hoặc làm thay đổi giáo dục, các mô hình đó phải cung cấp cho suy nghĩ về lâu dài, điều sẽ cho phép sự thay đổi diễn ra, và chúng phải được triển khai có hệ thống, có tính tới nhiều yếu tố của hệ thống giáo dục cùng một lúc.

Phần này tập trung vào những gì triển khai bền vững đòi hỏi và trông như thế nào. Một động lực chính là tính bền vững trong các mô hình cấp vốn và mua sắm hỗ trợ phát triển và duy trì liên tục TNGDM, cũng như giám sát và định chuẩn để đảm bảo chất lượng (như được nêu trong Lĩnh vực hành động 3: Khuyến khích quyền truy cập hiệu quả, toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng là nhất quán. Điều này cũng đòi hỏi phải xây dựng và đánh giá các khung pháp lý và các tiêu chuẩn.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 26 trang tại địa chỉ DOI: Version v1

10.5281/zenodo.14197398

Đi tới:

Bộ các tài liệu hướng dẫn của UNESCO cho các chính phủ và cơ sở để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (2024)

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024

Tập huấn “Chuyển đổi số - khung năng lực số và các điều kiện xây dựng nhà trường số, chương trình thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở” tại Cà Mau, 21-22/11/2024


Thực hiện Kế hoạch số 126/KH-LĐTBXH ngày 29/10/2024 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam - Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh; Viện nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển tài nguyên giáo dục mở (InOER); Google For Education Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “Chuyển đổi số - khung năng lực số và các điều kiện xây dựng nhà trường số, chương trình thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở” trong các ngày 21-22/11/2024.


Dưới đây là một số bài trình chiếu tại khóa tập huấn:

Ngày 21/11/2024

Tự do tải về các bài trình chiếu tại hội thảo, buổi sáng, theo các địa chỉ:

  • Chuyển đổi số giáo dục Việt Nam: năng lực số, văn hóa số và tính mở là điều kiện tiên quyết để thành công. DOI: 10.5281/zenodo.7980030;

  • Giới thiệu các khung năng lực số và gợi ý cách xây dựng công cụ đánh giá năng lực số; DOI: 10.5281/zenodo.7980046; và

  • Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho giảng viên và gợi ý xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở, DOI: 10.5281/zenodo.10512192;

Tự do tải về bài trình chiếu tại hội thảo, buổi chiều, theo địa chỉ:

  • PIX: Dịch vụ trên trực tuyến để đánh giá, phát triển và chứng thực các kỹ năng kỹ thuật số, DOI: 10.5281/zenodo.13365254

Ngày 22/11/2024

  • Huấn luyện huấn luyên viên thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở (phiên bản rút gọn): lý thuyết - thực hành và demo, DOI: 10.5281/zenodo.10851272

X (Twitter): https://x.com/nghiafoss/status/1859432781794902283

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024

‘Hướng dẫn triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở. Lĩnh vực hành động 3: Truy cập hiệu quả, toàn diện và công bằng tới Tài nguyên Giáo dục Mở chất lượng’ - bản dịch sang tiếng Việt



Là bản dịch tài liệu do UNESCO xuất bản năm 2024, giấy phép CC-BY-SA 3.0 IGO.

Lĩnh vực hành động 3 của Khuyến nghị TNGDM tập trung vào việc khuyến khích quyền truy cập hiệu quả, toàn diện, và công bằng tới TNGDM:

  • Đảm bảo quyền truy cập tới TNGDM đáp ứng các nhu cầu về tài liệu của những người học có chủ đích và các mục tiêu giáo dục theo đó TNGDM được sử dụng, bao gồm việc đảm bảo quyền truy cập phi trực tuyến tới TNGDM khi cần.

  • Hỗ trợ sự phát triển TNGDM nhạy cảm về giới tính, phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ, và việc tạo lập TNGDM bằng các ngôn ngữ địa phương và bản địa.

  • Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, khả năng tiếp cận, và tính toàn diện được phản ánh trong các chiến lược và chương trình TNGDM.

  • Hỗ trợ tăng cường quyền truy cập tới TNGDM, đặc biệt cho các cộng đồng thu nhập thấp, thông qua các khoản đầu tư công và ưu đãi đầu tư của tư nhân vào hạ tầng CNTT-TT và băng thông rộng cũng như các cơ chế khác.

  • Ưu đãi cho việc phát triển nghiên cứu về TNGDM

  • Phát triển và tùy chỉnh các tiêu chuẩn hiện có dựa vào bằng chứng, các chuẩn mực và các tiêu chí có liên quan cho TNGDM, nhấn mạnh việc rà soát lại tài nguyên giáo dục (cả được cấp phép mở và không được cấp phép mở) để đảm bảo chất lượng.

Tiềm năng của TNGDM làm gia tăng quyền truy cập tới các tài nguyên và thúc đẩy tính toàn diện và công bằng trong giáo dục là vấn đề mấu chốt được Lĩnh vực hành động này bao trùm. Nhưng bản thân TNGDM phải được triển khai bằng việc sử dụng các chiến lược tìm cách loại bỏ các rào cản và đảm bảo chất lượng. Các khía cạnh ảnh hưởng tới quyền truy cập công bằng tới việc học tập và TNGDM chất lượng thường có liên quan với nhau. Tính toàn diện vốn dĩ được cải thiện trong TNGDM, vì việc cấp phép mở cho phép các tài liệu giáo dục được chia sẻ, được tái mục đích và được tùy chỉnh hiệu quả hơn để đáp ứng các nhu cầu của người học.

Các rào cản được xác định đối với việc tạo lập và sử dụng TNGDM bao gồm việc thiếu TNGDM bằng các ngôn ngữ địa phương và bản địa; các vấn đề liên quan đến thiếu các thiết bị và hạ tầng Internet yếu kém; thiếu nhận thức về TNGDM và vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển giáo dục toàn diện và bền vững; thiếu các chính sách huy động các nguồn lực cho các hoạt động liên quan đến TNGDM; các kỹ năng kỹ thuật số yếu kém để phát triển, truy cập, sử dụng, tạo lập và chia sẻ TNGDM; và thiếu kiến thức về các giấy phép mở.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 28 trang tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.14186934

Đi tới:

Bộ các tài liệu hướng dẫn của UNESCO cho các chính phủ và cơ sở để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (2024)

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024

‘Hướng dẫn triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở. Lĩnh vực hành động 2: Phát triển chính sách hỗ trợ’ - bản dịch sang tiếng Việt

 



Là bản dịch tài liệu do UNESCO xuất bản năm 2024, giấy phép CC-BY-SA 3.0 IGO.

Mô tả Lĩnh vực hành động 2

Lĩnh vực hành động 2 của Khuyến nghị TNGDM tập trung vào việc phát triển chính sách hỗ trợ, và đặc biệt:

  • Phát triển và triển khai các khung chính sách và quy định khuyến khích các tài nguyên giáo dục được nhà nước cấp vốn phát triển được làm cho sẵn sàng với giấy phép mở hoặc đặt trong phạm vi công cộng, khi áp dụng được.

  • Khuyến khích phát triển các khung pháp lý hoặc chính sách để thúc đẩy việc tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại TNGDM chất lượng nhất quán với pháp luật bản quyền quốc gia và bổn phận quốc tế, bao gồm thông qua việc tích hợp các cơ chế đảm bảo chất lượng cho TNGDM.

  • Phát triển và triển khai các ưu đãi cho các bên liên quan (các giảng viên, các nhà sáng tạo kiến thức khác) để thúc đẩy phát triển nghề nghiệp và thành tích học thuật cho việc tích hợp TNGDM vào các hoạt động nghề nghiệp (ví dụ, tạo lập cộng đồng thực hành và các mạng lưới chuyên gia). Điều này cũng có thể bao gồm các ưu đãi cho việc xuất bản các tệp nguồn và TNGDM truy cập được bằng việc sử dụng các tiêu chuẩn và định dạng mở cho các tệp trong các kho công cộng.

  • Nhúng các chính sách và các nguyên tắc hướng dẫn TNGDM vào các khung chính sách và chiến lược của quốc gia và/hoặc cơ sở và điều chỉnh chúng cho phù hợp với các chính sách và nguyên tắc hướng dẫn của các Giải pháp Mở (Open Solutions) như cho Truy cập Mở, Dữ liệu Mở, phần mềm nguồn mở và Khoa học Mở.

  • Tinh chỉnh, làm phong phú thêm, và/hoặc cải cách chương trình giảng dạy để khai thác tiềm năng của TNGDM, bao gồm thông qua việc tích hợp các phương pháp học tập và các hình thức đánh giá khác nhau để động viên việc sử dụng, tạo lập và chia sẻ tích cực TNGDM và đánh giá TNGDM dựa trên giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng.

  • Hỗ trợ nghiên cứu về tác động của TNGDM, và thúc đẩy các phương tiện làm tài liệu, diễn đạt và phổ biến các thực hành tốt.

Phát triển và triển khai các chính sách áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất cho quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu trong quá trình sản xuất, sử dụng TNGDM, hạ tầng TNGDM và các dịch vụ liên quan.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 22 trang tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.14180783

Đi tới:

Bộ các tài liệu hướng dẫn của UNESCO cho các chính phủ và cơ sở để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (2024)

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

‘Hướng dẫn triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở. Lĩnh vực hành động 1: Xây dựng năng lực các bên liên quan’ - bản dịch sang tiếng Việt

 



Là bản dịch tài liệu do UNESCO xuất bản năm 2024, giấy phép CC-BY-SA 3.0 IGO.

Các bên liên quan tới mục tiêu của Hướng dẫn này là các bộ chịu trách nhiệm về giáo dục (K-12 và đại học), công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), phát triển nguồn nhân lực và thanh thiếu niên. Các cơ sở bao gồm các tổ chức cung cấp giáo dục chính quy và phi chính quy, ở cả thành thị và nông thôn. Các bên liên quan cụ thể chịu ảnh hưởng bởi các chiến lược triển khai bao gồm các giáo viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, phụ huynh, nhà cung cấp giáo dục và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng (CNTT-TT), nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự (bao gồm các cơ sở, nhân viên hỗ trợ giáo dục, giảng viên đào tạo giáo viên, nhà hoạch định chính sách giáo dục, cơ sở văn hóa (như thư viện, lưu trữ và bảo tàng) và người dùng của họ, hiệp hội nghề nghiệp và sinh viên CNTT-TT), nhà xuất bản, khu vực công và tư nhân, tổ chức liên chính phủ, chủ sở hữu bản quyền và tác giả, nhóm truyền thông và phát thanh truyền hình và các tổ chức cấp vốn. Phạm vi rất rộng; do đó, điều quan trọng là phải xác định những cách thức thực tế mà họ có thể thúc đẩy và sử dụng TNGDM.

Hướng dẫn này bao trùm Lĩnh vực Hành động 1 của Khuyến nghị: xây dựng năng lực của các bên liên quan nhằm tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tùy chỉnh và phân phối lại TNGDM, bằng việc cung cấp: mô ta/tổng quan về các khuyến nghị; giới thiệu về các đặc điểm cụ thể được đề cập trong triển khai Lĩnh vực Hành động 1; ma trận các hành động được khuyến nghị cho các chính phủ và cơ sở để triển khai từng điểm của Lĩnh vực Hành động 1; thảo luận về các đặc điểm cụ thể có liên quan đến Lĩnh vực Hành động 1; và các ví dụ về thực hành tốt (từ các khu vực và bối cảnh khác nhau) trong triển khai Lĩnh vực Hành động 1.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 29 trang tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.14175984

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

Bộ các tài liệu hướng dẫn của UNESCO cho các chính phủ và cơ sở để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở


Hưởng ứng Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở Thế giới lần 3 diễn ra tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) trong các ngày 19 và 20/11/2024, trong tuần sau, từ ngày 18/11, sẽ có loạt bài đăng về bộ các tài liệu hướng dẫn của UNESCO cho các chính phủ và cơ sở để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở. Mời các anh chị và các bạn đón xem!

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

‘Chương 5: Thư viện lãnh đạo việc tạo lập OER: Trường hợp điển hình của một dự án sáng thông tin cộng tác’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là bản dịch tài liệu của các tác giả ames H. Cason, Công ty Walt Disney và Nora B. Rackley, Lake-Sumter State College, nằm trong tuyển tập ‘Giao cắt của Tài nguyên Giáo dục Mở và Sáng Thông tin’ (Intersections of Open Educational Resources and Information Literacy) do các tác giả Mary Ann Cullen, Alpharetta, Georgia Elizabeth Dill, Hartford, Connecticut biên tập, được Hiệp hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu Hoa Kỳ – ACRL (Association of College and Research Libraries) xuất bản năm 2022. Giấy phép CC BY-NC-SA.

Theo như Quỹ William và Flora Hewlett tuyên bố, “Tài nguyên Giáo dục Mở có thể đóng góp quan trọng vào vấn đề cấp bách nhất mà các hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới đang phải đối mặt: mang lại kết quả tốt hơn với ít tài nguyên hơn”.

Việc cấp phép Creative Commons mang lại lợi ích cho tác giả gốc và những người muốn sử dụng và tùy chỉnh nội dung của tác giả bằng cách cho phép giữ lại, sửa lại, phối lại, sử dụng lại và phân phối lại – “5R” (Retain, Revise, Remix, Reuse, and Redistribute). Theo Santiago, các giấy phép này "tương đối rõ ràng và dễ hiểu" và "cuối cùng, chúng loại bỏ nhiều sự thất vọng bằng cách đơn giản hóa trực tiếp và nhất quán với tất cả người dùng". Không giống như những thách thức do bản quyền truyền thống đặt ra, Creative Commons cung cấp một con đường đơn giản hơn để người sáng tạo cung cấp nội dung.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 25 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/71ldtfkv5zuc71q2u4gg0/9780838936740_PIL79_OA_Chapter5_04112024.pdf?rlkey=s0814amq7qhtpcdy4axoiutjz&st=p1doeq25&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

‘Chương 3: Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác đáp ứng được Sáng Thông tin: Trao quyền cho các Học giả Mở thế hệ tiếp theo’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là bản dịch tài liệu của tác giả Lindsey Gumb, Đại học Roger Williams, nằm trong tuyển tập ‘Giao cắt của Tài nguyên Giáo dục Mở và Sáng Thông tin’ (Intersections of Open Educational Resources and Information Literacy) do các tác giả Mary Ann Cullen, Alpharetta, Georgia Elizabeth Dill, Hartford, Connecticut biên tập, được Hiệp hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu Hoa Kỳ – ACRL (Association of College and Research Libraries) xuất bản năm 2022. Giấy phép CC BY-SA.

Sáng Thông tin ở đây là theo ‘Khung Sáng Thông tin cho Giáo dục Đại học’ của Hiệp hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu (ACRL) Hoa Kỳ, trực thuộc Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ARL) (bản dịch sang tiếng Việt)

Khi chúng ta trao cho sinh viên quyền quyết định về cách họ sẽ phát hành và cấp phép cho tài sản trí tuệ của mình, chúng ta trao quyền cho họ tham gia vào các cơ sở hạ tầng xã hội phản ánh nền kinh tế chia sẻ và dẫn họ thoát khỏi ý tưởng lỗi thời trong giáo dục đại học rằng mô hình "xuất bản hoặc chết" là lành mạnh - rằng có những cách hợp pháp và được tôn trọng khác để chia sẻ sự uyên thâm của họ, mang lại lợi ích xã hội có tác động lớn hơn nhiều so với việc phấn đấu để có được nhiệm kỳ và thăng chức.

...

nếu học sinh học bằng cách thực hành, và bản quyền khiến việc tham gia vào một số loại hoạt động thực hành nhất định mà không có giấy phép trở thành bất hợp pháp, thì bản quyền nhất thiết có chức năng hạn chế các cách học của học sinh

...

Việc giới thiệu cho giảng viên về phương pháp Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác tạo ra sự cộng tác và cơ hội mạnh mẽ hơn để tương tác với sinh viên vào thời điểm họ cần, cung cấp sự tích hợp và ứng dụng chân thực và toàn diện hơn khung sáng thông tin cho giáo dục đại học. Thủ thư với tư cách là đối tác trong các dự án Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác có thể tăng cơ hội hợp tác với giảng viên mà trước đây chưa từng có, từ đó tạo cơ hội để sinh viên của chúng tôi tiếp cận với các khái niệm về quyền tác giả mở và xuất bản truy cập mở.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 31 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/9l474p8ui8kyzv6yf4mtd/9780838936740_PIL79_OA_Chapter3_Vi-02112024.pdf?rlkey=94vgdo2zdaz2mdmcxeor7sxk0&st=nputsuw2&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2024

‘Khung Sáng Thông tin cho Giáo dục Đại học’ của Hiệp hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu (ACRL) Hoa Kỳ, trực thuộc Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ARL) - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Hiệp hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu (ACRL) Hoa Kỳ, trực thuộc Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ARL) xuất bản năm 2016, giấy phép CC BY-NC-SA.

“Sáng thông tin (Information Literacy) là tập hợp các năng lực được tích hợp bao gồm việc khám phá thông tin một cách có suy nghĩ, hiểu biết về cách thông tin được tạo ra và được định giá, và sử dụng thông tin để tạo ra kiến thức mới và tham gia một cách có đạo đức vào các cộng đồng học tập.

...

Sáu khía cạnh của Khung Sáng Thông tin cho Giáo dục Đại học gồm:

    • Quyền hạn được xây dựng và theo ngữ cảnh

    • Sáng tạo thông tin như một quá trình

    • Thông tin có giá trị

    • Nghiên cứu như một cuộc điều tra

    • Uyên thâm như một cuộc trò chuyện

    • Tìm kiếm như một cuộc khám phá chiến lược”.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 40 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/k4hi3gb9gd5hb6kq12csd/framework1_Vi-28102024.pdf?rlkey=7y8b0215se8ae1gnmi3gjq32b&st=rcfqmono&dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com