3rd UNESCO World OER Congress in Dubai Concludes with Action Plan to Empower Students Worldwide
Bài được đưa lên Internet ngày: 23/11/2024
Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) Thế giới lần 3 của UNESCO được UNESCO và Quỹ Kiến thức Mohammed bin Rashid Al Maktoum (MBRF) đồng tổ chức, đã kết thúc thành công sau 2 ngày thảo luận và các phiên họp mang tính chuyển đổi. Sự kiện mang tính bước ngoặt này được tổ chức lần đầu ở khu vực Ả rập, tập hợp hơn 500 người tham gia, bao gồm các lãnh đạo toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách, và các nhà giáo dục, để khám phá các cách tiếp cận có tính đổi mới cho giáo dục toàn diện và công bằng.
Với chủ đề “Tài sản Công cộng Kỹ thuật số (Digital Public Goods): Các Giải pháp Mở và AI về Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức”, hội nghị đã nhấn mạnh tiềm năng của Tài nguyên Giáo dục Mở và các công nghệ mới nổi lên trong việc đảm bảo công bằng giáo dục toàn cầu. Những người tham dự cấp cao bao gồm các bộ trưởng, học giả, và đại diện từ khu vực tư nhân, cùng với các chuyên gia từ UNESCO, ICESCO, ALECSO, và các tổ chức quốc tế khác.
Những điểm nhấn và các cuộc thảo luận chính
TS. Tawfik Jelassi, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Truyền thông và Thông tin, đã nêu bật tiềm năng có tính chuyển đổi của Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) để giải quyết các thách thức về giáo dục toàn cầu. “Cộng tác và tận dụng các công cụ kỹ thuật số là thiết yếu để cải thiện quyền truy cập giáo dục”, ông đã nêu trong phiên về “Tận dụng các Giải pháp Mở vì một Môi trường Nhỏ gọn Kỹ thuật số Linh hoạt” (Resilient Digital Compact Environment).
H.E. Jamal bin Huwaireb, CEO của MBRF, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức sự kiện này ở Dubai. “Hội nghị này là minh chứng cho cam kết của chúng tôi về phổ biến và phát triển kiến thức. Nó tăng cường vị thế của UAE như một trung tâm toàn cầu các nỗ lực giáo dục và đổi mới”, ông nói.
Các phiên hội nghị đã khám phá các chủ đề như:
Khai thác AI và máy học để cải thiện khả năng tiếp cận kỹ thuật số.
Cải thiện hợp tác toàn cầu về giáo dục kỹ thuật số.
Giải quyết các thách thức về sở hữu trí tuệ trong bối cảnh của TNGDM và các công nghệ tiên tiến.
Mở rộng các cơ hội giáo dục toàn diện cho các cộng đồng chưa được phục vụ đúng mức, bao gồm các quốc gia châu Phi và các quốc đảo đang phát triển.
Tuyên bố Dubai về Tài nguyên Giáo dục Mở
Kết quả chính của hội nghị là việc thông qua “Tuyên bố Dubai về Tài nguyên Giáo dục Mở”, nó đưa ra các chiến lược để:
Thúc đẩy giáo dục chất lượng và toàn diện.
Phát triển năng lực của lực lượng lao động mới thông qua TNGDM.
Triển khai các chính sách cho tài nguyên công cộng kỹ thuật số bền vững.
Thúc đẩy các quan hệ đối tác quốc tế nhằm cải thiện sự cộng tác kỹ thuật số.
Tuyên bố này là nền tảng cho chiến lược 7 năm nhằm trao quyền cho sinh viên toàn cầu và lấp đi các khoảng trống giáo dục. Các cuộc thảo luận cũng đã xem xét việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO và tiến bộ đạt được ở các khu vực chính.
Cộng tác toàn cầu và tác động của địa phương
Hội nghị đã giới thiệu những sáng kiến mẫu mực, chẳng hạn như Mạng lưới kết nghĩa đại học của UNESCO về Giáo dục Mở và Kho lưu trữ TNGDM của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững. Các quốc gia tham gia, bao gồm Malaysia, Morocco, Cuba và Madagascar, đã trình bày những câu chuyện thành công về việc tích hợp các giải pháp giáo dục mở vào các khung quốc gia.
Thông qua các cuộc thảo luận toàn diện và các kết quả đầu ra hành động được, Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về vai trò của TNGDM trong việc biến đổi giáo dục toàn cầu. Bằng việc tận dụng các tài sản công cộng kỹ thuật số và thúc đẩy cộng tác quốc tế, hội nghị tái khẳng định cam kết nhằm đạt được quyền truy cập toàn ciện và công bằng tới kiến thức.
The 3rd UNESCO World Open Educational Resources (OER) Congress, jointly organized by UNESCO and the Mohammed bin Rashid Al Maktoum Knowledge Foundation (MBRF), has concluded successfully after two days of transformative discussions and sessions. This landmark event, held for the first time in the Arab region, brought together over 500 participants, including global leaders, policymakers, and educators, to explore innovative approaches to inclusive and equitable education.
Themed “Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge,” the congress emphasized the potential of OER and emerging technologies in ensuring global educational equity. High-level attendees included ministers, academics, and representatives from the private sector, along with experts from UNESCO, ICESCO, ALECSO, and other international organizations.
Key Highlights and Discussions
Dr. Tawfik Jelassi, UNESCO’s Assistant Director-General for Communication and Information, highlighted the transformative potential of OER in addressing global educational challenges. “Collaboration and leveraging digital tools are essential for enhancing education access,” he stated during the session on “Leveraging Open Solutions for a Resilient Digital Compact Environment.”
H.E. Jamal bin Huwaireb, CEO of MBRF, remarked on the significance of hosting the event in Dubai. “This congress is a testament to our commitment to knowledge dissemination and development. It strengthens the UAE’s position as a hub for global education and innovation efforts,” he said.
The congress’ sessions explored topics such as:
Harnessing AI and machine learning to improve digital accessibility.
Advancing global cooperation on digital education.
Addressing intellectual property challenges in the context of OER and advanced technologies.
Expanding equitable educational opportunities for underserved communities, including African nations and small island developing states.
The Dubai Declaration on Open Educational Resources
A key outcome of the congress was the adoption of the “Dubai Declaration on Open Educational Resources,” which outlines strategies to:
Promote quality and inclusive education.
Develop new workforce capacities through OER.
Implement policies for sustainable digital public resources.
Foster international partnerships for enhancing digital collaboration.
The declaration serves as the foundation for a seven-year strategy aimed at empowering students globally and bridging educational gaps. Discussions also examined UNESCO’s 2019 recommendations on OER implementation and the progress made in key regions.
Global Collaboration and Local Impact
The congress showcased exemplary initiatives, such as the UNESCO University Twinning Network on Open Education and the Sustainable Development Solutions Network’s Open Educational Resource Repository. Participating countries, including Malaysia, Morocco, Cuba, and Madagascar, presented success stories on integrating open education solutions into national frameworks.
Through its comprehensive discussions and actionable outcomes, the 3rd UNESCO World OER Congress delivered a powerful message about the role of OER in transforming global education. By leveraging digital public goods and fostering international collaboration, the congress reaffirmed the commitment to achieving inclusive and equitable access to knowledge.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.