Là bản dịch tài liệu do UNESCO xuất bản năm 2024, giấy phép CC-BY-SA 3.0 IGO.
“Lĩnh vực hành động 3 của Khuyến nghị TNGDM tập trung vào việc khuyến khích quyền truy cập hiệu quả, toàn diện, và công bằng tới TNGDM:
Đảm bảo quyền truy cập tới TNGDM đáp ứng các nhu cầu về tài liệu của những người học có chủ đích và các mục tiêu giáo dục theo đó TNGDM được sử dụng, bao gồm việc đảm bảo quyền truy cập phi trực tuyến tới TNGDM khi cần.
Hỗ trợ sự phát triển TNGDM nhạy cảm về giới tính, phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ, và việc tạo lập TNGDM bằng các ngôn ngữ địa phương và bản địa.
Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, khả năng tiếp cận, và tính toàn diện được phản ánh trong các chiến lược và chương trình TNGDM.
Hỗ trợ tăng cường quyền truy cập tới TNGDM, đặc biệt cho các cộng đồng thu nhập thấp, thông qua các khoản đầu tư công và ưu đãi đầu tư của tư nhân vào hạ tầng CNTT-TT và băng thông rộng cũng như các cơ chế khác.
Ưu đãi cho việc phát triển nghiên cứu về TNGDM
Phát triển và tùy chỉnh các tiêu chuẩn hiện có dựa vào bằng chứng, các chuẩn mực và các tiêu chí có liên quan cho TNGDM, nhấn mạnh việc rà soát lại tài nguyên giáo dục (cả được cấp phép mở và không được cấp phép mở) để đảm bảo chất lượng.
Tiềm năng của TNGDM làm gia tăng quyền truy cập tới các tài nguyên và thúc đẩy tính toàn diện và công bằng trong giáo dục là vấn đề mấu chốt được Lĩnh vực hành động này bao trùm. Nhưng bản thân TNGDM phải được triển khai bằng việc sử dụng các chiến lược tìm cách loại bỏ các rào cản và đảm bảo chất lượng. Các khía cạnh ảnh hưởng tới quyền truy cập công bằng tới việc học tập và TNGDM chất lượng thường có liên quan với nhau. Tính toàn diện vốn dĩ được cải thiện trong TNGDM, vì việc cấp phép mở cho phép các tài liệu giáo dục được chia sẻ, được tái mục đích và được tùy chỉnh hiệu quả hơn để đáp ứng các nhu cầu của người học.
Các rào cản được xác định đối với việc tạo lập và sử dụng TNGDM bao gồm việc thiếu TNGDM bằng các ngôn ngữ địa phương và bản địa; các vấn đề liên quan đến thiếu các thiết bị và hạ tầng Internet yếu kém; thiếu nhận thức về TNGDM và vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển giáo dục toàn diện và bền vững; thiếu các chính sách huy động các nguồn lực cho các hoạt động liên quan đến TNGDM; các kỹ năng kỹ thuật số yếu kém để phát triển, truy cập, sử dụng, tạo lập và chia sẻ TNGDM; và thiếu kiến thức về các giấy phép mở. ”
Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 28 trang tại địa chỉ DOI: 10.5281/zenodo.14186934
Đi tới:
Xem thêm:
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.