Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Cấp phép phần mềm sở hữu độc quyền không làm ra giá trị mới nào cho xã hội

Proprietary Software Licensing Produces No New Value In Society

Wednesday 7 July 2010 by Bradley M. Kuhn

Theo: http://ebb.org/bkuhn/blog/2010/07/07/producing-nothing.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 07/07/2010

Lời người dịch: Một bài so sánh thú vị giữa việc đánh bạc tại các sòng bạc với việc cấp phép của các phần mềm sở hữu độc quyền vì chúng có một điểm chung. “Việc cấp phép của phần mềm sở hữu độc quyền đơn giản là một giao dịch vô giá trị. Nó tạo ra một gánh nặng lên xã hội và không đưa ra được lợi ích gì khác so với một giao dịch tài chính cho những ai đã trao sự độc quyền cho chương trình phần mềm cụ thể đó. Đáng tiếc, tuy thế vẫn còn nhiều người muốn mứcc độ kiểm soát đó, vì một thực tế không thể chối bỏ: lợi nhuận là lớn hơn”.

Tôi đã tìm thấy một trích đoạn bên dưới khi Chris Dodd đã chú giải nó trên Gặp gỡ Báo chí vào ngày 25/04/2010. (Tôi đã từng từ từ nhưng chắc chắn làm việc về bài viết này trên blog kể từ nyày đó). Dodd đã trích dẫn lời của Frank Rich, người đã viết thứ sau đây, tham chiếu tới hệ thống kinh tế của nước Mỹ (và sự sụp đổ của nó gần đây):

Như nhiều người đã nói – dù không nhiều chính trị gia ở cả 2 đảng nói – thứ gì đó là sai lầm cơ bản trong một nền văn hóa tài chính mà phát đạt trong các “sản phẩm” mà chúng không tạo ra gì cả và không sản xuất ra gì cả ngoại từ các cách thức mới để tạo nên những vụ cược lớn hơn và chất đống bàn ghế trong căn nhà. “Ít nhất trong một sòng bạc thực thự, thiệt hại được giới hạn trong các trò đánh bạc”, nhà báo về tài chính Roger Lowenstein đã viết trong Tạp chí Times tháng trước. Thảm họa này đã tước đi của nền kinh tế 8 triệu công ăn việc làm.

Tôi đã chú ý tới trích dẫn này vì vài lý do. Trước tiên, như một người chơi bài poker, tôi đã bỏ ra một số thời gian nghĩ về thế giới đánh bạc sao mà “rỗng tuếch” làm sao. Không có gì được sản xuất ra cả; không có giá trị nào được tạo ra cho con người cả; nó chỉ là vcệc trao đổi tiền vì những thứ thực sự là không tồn tại. Tôi đã từng xem vấn đề đó thường xuyên từ khoảng năm 2001 (khi tôi bắt đầu chơi poker một cách nghiêm túc. Cuối cùng tôi đã đi tới một kết luận không quá khác với quan điểm của Frank Rich: vì có một “giá trị giải trí” nhất định nào đó, và vì sự thiệt hại được giới hạn trong những người mà họ chọn đi vào trong sòng bạc. Tôi không chống đối người chơi poker hay đánh bạc nói chung, tôi cũng không nghĩ họ là thiếu đạo đức. Tuy nhiên, tôi cũng không tin việc đánh bạc có bất yỳ giá trị đặc biệt quan trọng nào trong xã hội. Nói một cách khác, tôi không nghĩ mọi người có một quyền không thể chuyển nhượng để đánh bạc, nhưng tôi cũng không nghĩ là có bất yỳ lý do đạo đức nào để cấm đoán các sòng bạc.

Trong khi đó, tôi cũng đã bỏ thời gian áp dụng ý tưởng của việc không tạo ra gì cả và không sản xuất ra gì cả vào với nền công nghiệp phần mềm sở hữu độc quyền (SHĐQ). Các giấy phép SHĐQ, trong nhiều cách thức, thực sự tất cả chúng là không khác gì với những giao dịch tài chính vô giá trị đó. Ban đầu thì không có vấn đề gì: ai đó viết phần mềm và được trả tiền vì việc đó; đó là thứ phải như vậy. Sự tạo ra phần mềm mới là một hoạt động mà tuyệt đối phải được cấp tiền: nó tạo ra thứ gì đó mới và có giá trị cho những người khác. Tuy nhiên, các giấy phép SHĐQ được thiết kế ra một cách đặc biệt để cho phép một hành động duy nhất của việc lập trình tạo ra doanh số lần nữa và lần nữa tiếp tục. Về khía cạnh này, việc cấp phép SHĐQ na ná việc bán các dẫn xuất tài chính: giao dịch thực sự có giá trị được chôn vùi bên dưới, còn sự xây dựng về tài chính không tồn tại thì ở trên nó.

I sought out the quote below when Chris Dodd paraphrased it on Meet The Press on 25 April 2010. (I've been, BTW, slowly but surely working on this blog post since that date.) Dodd was quoting Frank Rich, who wrote the following, referring to the USA economic system (and its recent collapse):

As many have said — though not many politicians in either party — something is fundamentally amiss in a financial culture that thrives on “products” that create nothing and produce nothing except new ways to make bigger bets and stack the deck in favor of the house. “At least in an actual casino, the damage is contained to gamblers,” wrote the financial journalist Roger Lowenstein in The Times Magazine last month. This catastrophe cost the economy eight million jobs.

I was drawn to this quote for a few reasons. First, as a poker player, I've spend some time thinking about how “empty” the gambling industry is. Nothing is produced; no value for humans is created; it's just exchanging of money for things that don't actually exist. I've been considering that issue regularly since around 2001 (when I started playing poker seriously). I ultimately came to a conclusion not too different from Frank Rich's point: since there is a certain “entertainment value”, and since the damage is contained to those who chose to enter the casino, I'm not categorically against poker nor gambling in general, nor do I think they are immoral. However, I also don't believe gambling has any particular important value in society, either. In other words, I don't think people have an inalienable right to gamble, but I also don't think there is any moral reason to prohibit casinos.

Meanwhile, I've also spent some time applying this idea of creating nothing and producing nothing to the proprietary software industry. Proprietary licenses, in many ways, are actually not all that different from these valueless financial transactions. Initially, there's no problem: someone writes software and is paid for it; that's the way it should be. Creation of new software is an activity that should absolutely be funded: it creates something new and valuable for others. However, proprietary licenses are designed specifically to allow a single act of programming generate new revenue over and over again. In this aspect, proprietary licensing is akin to selling financial derivatives: the actual valuable transaction is buried well below the non-existent financial construction above it.

Tôi thừa nhận rằng tôi không phải là một sinh viên kinh tế. Trên thực tế, tôi ít khi nghĩ về phần mềm về mặt kinh tế, vì, thông thường, tôi không muốn các quyết định về kinh tế sẽ dẫn dắt nhân cách đạo đức của tôi cũng như xã hội của chúng ta nói chung. Như vậy, tôi không tiếp cận câu hỏi này với một quan điểm kinh tế kinh điển, mà là từ kinh nghiệm về kinh tế cá nhân. Đặc biệt, tôi đã học được một khái niệm đơn giản về công việc khi tôi còn trẻ: các công nhân trong xã hội được trả tiền chỉ đối với những giờ làm việc của họ. Để được trả tiền, bạn phải làm thứ gì đó mới. Bạn không thể ngồi đâu đó và có tiền một cách kỳ ảo xuất hiện trong tài khoản ngân hàng của bạn vì những giờ mà bạn không làm việc.

Tôi luôn tiếp cận phần mềm với triết lý này. Tôi đã thường được trả tiền vì việc lập trình, nhưng tôi đã được trả một cách trực tiếp cho những giờ mà tôi bỏ ra lập trình. Tôi không bao giờ thậm chí xem nó là hợp lý để được trả một lần nữa cho việc lập trình mà tôi đã làm trong quá khứ. Làm sao điều đó có thể là công bằng được, hoặc hoàn toàn thẳng thắn, thậm chí là cần thiết được? Nếu iôi có một công việc xây dựng một căn nhà, tôi không thể được trả tiền mỗi ngày mà ai đó sử dụng căn nhà đó được. Quả thực, thậm chí nếu tôi đã xây căn nhà đó, thì tôi cũng không thể được trả tiền bản quyền mỗi lần căn nhà đó được bán lại cho một chủ mới được. Vì sao phần mềm lại làm việc hoàn toàn khác được? Quả thực, thậm chí có một lý lẽ rằng phần mềm, vì nó quá là dễ dàng để sao chép hơn nhiều so với một căn nhà, nên cần phải có sự cho không sẵn sàng cho bất kỳ ai một khi nó được viết ra lần đầu tiên.

Gần đây tôi đã nghe (lần đầu tiên) một câu chuyện cũ về một công ty Nguồn Mở nổi tiếng (mà nó không còn tồn tại nữa, trong trường hợp bạn thấy ngạc nhiên. Khi công ty này lớn hơn, những ông chủ công ty đã bị quấy rầy rằng công ty chỉ có thể lấy tiền các khách hàng vì những giờ mà họ đã làm việc. Việc kinh doanh từng là tốt, và họ thậm chí đã có nhiều công việc hơn là họ có thể xoay sở vì sự tinh thông độc nhất vô nhị của các lập trình viên của họ. Tỷ lệ có thể được thanh toán đã bao trùm chi phí lương trả cho các lập trình viên cộng với một khoản lợi nhuận hợp lý. Vâng, các lãnh đạo của công ty đã muốn nhiều hơn; họ đã muốn có thêm tiền mới thậm chí khi từng người đi nghỉ hè. Về thực chất, tất cả điều mới, công việc lập trình được trả tiền trên thế giới đã không đủ; họ đã muốn các dạng lợi nhuận bẩn mà chỉ có thể được làm từ việc cấp phép SHĐQ. Đã học được câu chuyện này, tôi khá vui là công ty này đã không còn tồn tại trước khi họ có thể triển khai việc kiếm tiền của họ trong khi mọi người đều ở trên bãi biển. Quả thực, đơn hàng kinh doanh đầu tiên trong việc triển khai kế hoạch mới của công ty đã, không ngạc nhiên, là việc phát triển một số mã nguồn mới từ đầu không được bao trùm bằng giấy phép GPL mà nó có thể được thương mại hóa. Tôi vui vì họ không bao giờ có thời gian để thực hiện kế hoạch đó.

I admit that I'm not a student of economics. In fact, I rarely think of software in terms of economics, because, generally, I don't want economic decisions to drive my morality nor that of our society at large. As such, I don't approach this question with an academic economic slant, but rather, from personal economic experience. Specifically, I learned a simple concept about work when I was young: workers in our society get paid only for the hours that they work. To get paid, you have to do something new. You just can't sit around and have money magically appear in your bank account for hours you didn't work.

I always approached software with this philosophy. I've often been paid for programming, but I've been paid directly for the hours I spent programming. I never even considered it reasonable to be paid again for programming I did in the past. How is that fair, just, or quite frankly, even necessary? If I get a job building a house, I can't get paid every day someone uses that house. Indeed, even if I built the house, I shouldn't get a royalty paid every time the house is resold to a new owner0. Why should software work any differently? Indeed, there's even an argument that software, since it's so much more trivial to copy than a house, should be available gratis to everyone once it's written the first time.

I recently heard (for the first time) an old story about a well-known Open Source company (which no longer exists, in case you're wondering). As the company grew larger, the company's owners were annoyed that the company could only bill the clients for the hour they worked. The business was going well, and they even had more work than they could handle because of the unique expertise of their developers. The billable rates covered the cost of the developers' salaries plus a reasonable profit margin. Yet, the company executives wanted more; they wanted to make new money even when everyone was on vacation. In essence, having all the new, well-paid programming work in the world wasn't enough; they wanted the kinds of obscene profits that can only be made from proprietary licensing. Having learned this story, I'm pretty glad the company ceased to exist before they could implement their make money while everyone's on the beach plan. Indeed, the first order of business in implementing the company's new plan was, not surprisingly, developing some new from-scratch code not covered by GPL that could be proprietarized. I'm glad they never had time to execute on that plan.

Tôi sẽ không bao giờ hoàn toàn thấy tiện với ý tưởng rằng các công nhân phải có tiền vì công việc mà họ đã làm rồi. Công việc chỉ có giá trị nếu nó sản xuất ra thứ gì đó mới mà đã không tồn tại trong thế giới trước khi công việc đó bắt đầu, hoặc giải quyết một vấn đề mà đã còn chưa được giải quyết. Việc cấp phép SHĐQ và những vụ đánh cược về tài chính trên những dẫn xuất của thị trường có thứ gì đó gây lo lắng nói chung: chúng có thể tạo ra một lợi nhuận cho ai đó mà không đòi hỏi ai đó phải làm bất kỳ công việc gì. Bất kỳ khi nào một công việc kinh doanh chuyển khỏi việc thực sự sản xuất ra thứ gì đó mới về giá trị cho con người, thì tôi sẽ luôn đặt câu hỏi liệu việc kinh doanh đó có là hợp pháp hay không.

Như vậy tôi đã bỏ qua một điểm mấu chốt trong trích dẫn mà đã bắt đầu bài viết này: “Ít nhất trong một sòng bạc thực thụ, thiệt hại được giới hạn chỉ đối với những người đánh bạc”. Vì thế, đối với ý tưởng “công việc vô giá trị” này để áp dụng vào việc cấp phép SHĐQ, tôi phải xem xét a) liệu có hay không vấn đề được giới hạn đủ, và b) liệu phần mềm có là na ná với hoạt động giải trí, như việc đánh bạc hay không.

Tôi đã chỉ ra rằng tôi không phản đối thế giới đánh bạc, vì giá trị giải trí tồn tại và sự thiệt hại được giới hạn chỉ trong những người mà muốn có được sự giải trí đặc biệt đó. Để tránh mất uy tín có liên quan tới việc đánh bạc, tôi cũng có thể đưa ra một ví dụ ít chính trị hơn như Chuck E. Cheese, một nơi mà tôi hoàn toàn thích thú khi còn bé. Một phụ huynh hoặc người gác đi tới Chuck E. Cheese để trả tiền vui chơi cho một con, và có một vài giá trị trong đó. Nếu ai đó đã có vấn đề với hoạt động của Chuck E. Cheese. , thì thật dễ dàng hãy bỏ qua nó và đừng có đưa con tới đó, mà hãy tìm sự giải trí khác. Vì thế, câu hỏi là, liệu phần mềm SHĐQ có làm việc theo đúng cách đó hay không, và vì thế nó cũng không gây hại hay không?

I'll just never be fully comfortable with the idea that workers should get money for work they already did. Work is only valuable if it produces something new that didn't exist in the world before the work started, or solves a problem that had yet to be solved. Proprietary licensing and financial bets on market derivatives have something troubling in common: they can make a profit for someone without requiring that someone to do any new work. Any time a business moves away from actually producing something new of value for a real human being, I'll always question whether the business remains legitimate.

I've thus far ignored one key point in the quote that began this post: “At least in an actual casino, the damage is contained to gamblers”. Thus, for this “valueless work” idea to apply to proprietary licensing, I had to consider (a) whether or not the problem is sufficiently contained, and (b) whether software or not is akin to the mere entertainment activity, as gambling is.

I've pointed out that I'm not opposed to the gambling industry, because the entertainment value exists and the damage is contained to people who want that particular entertainment. To avoid the stigma associated with gambling, I can also make a less politically charged example such as the local Chuck E. Cheese, a place I quite enjoyed as a child. One's parent or guardian goes to Chuck E. Cheese to pay for a child's entertainment, and there is some value in that. If someone had issue with Chuck E. Cheese's operation, it'd be easy to just ignore it and not take your children there, finding some other entertainment. So, the question is, does proprietary software work the same way, and is it therefore not too damaging?

Tôi nghĩ lý do để xin lổi không áp dụng được cho phần mềm SHĐQ vì 2 lý do. Thứ nhất, sự thiệt hại được giới hạn không đủ, đặc biệt đối với phần mềm được sử dụng một cách rộng rãi. Ví dụ, đại loại không có khả năng có được một công việc mà không đòi hỏi nhân viên sử dụng một số phần mềm SHĐQ. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta sống trong một xã hội nơi mà bạn không được phép làm việc để kiếm sống nếu bạn không đồng ý chơi Blackjack với một phần nào đó lương tuần của bạn nhỉ? Tất nhiên, tình huống này là không tương tự hoàn toàn, mà nguyên lý cơ bản sẽ áp dụng: phần mềm là có ở khắp mọi nơi đủ trong xã hội công nghiệp hóa rằng hoàn toàn không thể có được việc tránh xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, tình trạng phần mềm SHĐQ là không bị giới hạn một cách phù hợp, và khó cho các cá nhân để tránh nó.

Thứ 2, phần mềm không chỉ đơn thuần là một trò tiêu khiển. Xã hội của chúng ta đã thay đổi đủ để mọi người không thể làm việc một cách có hiệu quả trong xã hội mà không có ít nhất đôi lúc sử dụng phần mềm. Vì thế, phần “giải trí” của lý thuyết giới hạn cũng không phù hợp để áp dụng. Nếu các công dân được yêu cầu một cách de facto phải sử dụng thứ gì đó để sống một cách có năng suất, thì xã hội phải có các qui định và cấu trúc kiểm soát khác nhau xung quanh nó hơn là toàn bộ những trò tiêu khiển tùy chọn.

Vì thế, dòng lý do này trao cho tôi một lý do khác để phản đối phần mềm SHĐQ: việc cấp phép SHĐQ đơn giản là một giao dịch vô giá trị. Nó tạo ra một gánh nặng lên xã hội và không đưa ra được lợi ích gì khác so với một giao dịch tài chính cho những ai đã trao sự độc quyền cho chương trình phần mềm cụ thể đó. Đáng tiếc, tuy thế vẫn còn nhiều người muốn mức độ kiểm soát đó, vì một thực tế không thể chối bỏ: lợi nhuận là lớn hơn.

Ví dụ, Marten Mikos gần đây đã tranh luận có lợi cho dạng lợi nhuận lớn này. Ông nói rằng để hưởng lợi lớn từ Nguồn Mở (để thực sự giàu có), các mô hình kinh doanh như “Lõi Mở” (Open Core) là cần thiết. Lý do của Marten, và quả thực hầu hết các lý lẽ của hầu hết những người ủng hộ Lõi Mở, dựa trên giả thiết cơ bản sau đây: đối với phần mềm tự do nguồn mở FOSS để trở nên hợp pháp, nó phải cho phép cho một mức độ lợi nhuận y hệt như phần mềm SHĐQ. Giả thiết này, theo quan điểm của tôi, là sai. Luôn đúng rằng bạn có thể kiếm được lợi nhuận lớn hơn bằng việc bỏ qua vấn đề đạo đức. Các nhà máy có thể dễ dàng kiếm nhiều tiền hơn bằng việc hoàn toàn bỏ qua các vấn đề môi trường; khai thác mỏ cũng luôn rất lãi. Tuy nhiên, như một xã hội, chúng ta đã quyết định rằng môi trường là đáng để bảo vệ, vì thế chúng ta có những qui định mà hạn chế sự tối đa hóa lợi nhuận vì một mục đích còn quan trọng hơn được giữ lại.

Sự tự do của phần mềm là một nguyên tắc khác của dạng này. Trong khi bạn có thể kiếm lợi nhuận với các mô hình kinh doanh FOSS có sự tôn trọng cộng đồng (như dịch vụ, hỗ trợ và sửa đổi tùy biến được cấp phép tự do trong hợp đồng), được thừa nhận một lợi nhuận nhỏ hơn so với có thể được làm với Lõi Mở và việc cấp phép SHĐQ. Nhưng tiềm năng lới hơn đó không hợp pháp hóa được các mô hình kinh doanh như vậy, chỉ như nó không hợp pháp hóa việc khai thác mỏ hoặc đánh bạc trên những dẫn xuất về tài chính.

I think the excuse doesn't apply to proprietary software for two reasons. First, the damage is not sufficiently contained, particularly for widely used software. It is, for example, roughly impossible to get a job that doesn't require the employee to use some proprietary software. Imagine if we lived in a society where you weren't allowed to work for a living if you didn't agree to play Blackjack with a certain part of your weekly salary? Of course, this situation is not fully analogous, but the fundamental principle applies: software is ubiquitous enough in industrialized society that it's roughly impossible to avoid encountering it in daily life. Therefore, the proprietary software situation is not adequately contained, and is difficult for individuals to avoid.

Second, software is not merely a diversion. Our society has changed enough that people cannot work effectively in the society without at least sometimes using software. Therefore, the “entertainment” part of the containment theory does not properly apply1, either. If citizens are de-facto required to use something to live productively, it must have different rules and control structures around it than wholly optional diversions.

Thus, this line of reasoning gives me yet another reason to oppose proprietary software: proprietary licensing is simply a valueless transaction. It creates a burden on society and gives no benefit, other than a financial one to those granted the monopoly over that particular software program. Unfortunately, there nevertheless remain many who want that level of control, because one fact cannot be denied: the profits are larger.

For example, Mårten Mikos recently argued in favor of these sorts of large profits. He claims that to benefit massively from Open Source (i.e., to get really rich), business models like “Open Core” are necessary. Mårten's argument, and indeed most pro-Open-Core arguments, rely on this following fundamental assumption: for FLOSS to be legitimate, it must allow for the same level of profits as proprietary software. This assumption, in my view, is faulty. It's always true that you can make bigger profits by ignoring morality. Factories can easily make more money by completely ignoring environmental issues; strip mining is always very profitable, after all. However, as a society, we've decided that the environment is worth protecting, so we have rules that do limit profit maximization because a more important goal is served.

Software freedom is another principle of this type. While you can make a profit with community-respecting FLOSS business models (such as service, support and freely licensed custom modifications on contract), it's admittedly a smaller profit than can be made with Open Core and proprietary licensing. But that greater profit potential doesn't legitimatize such business models, just as it doesn't legitimize strip mining or gambling on financial derivatives.

Cập nhật: Dựa vào một vài ý kiến đóng góp mà tôi có được, tôi cảm thấy quan trọng để làm rõ rằng tôi không tin tưởng chỉ lý lẽ này có thể tạo ra được tột lý thuyết thống nhất mà nó chỉ ra vì sao sự tự do của phần mềm phải là một quyền không thể nhượng lại được đối với tất cả những người sử dụng phần mềm. Yếu tố không có giá trị mà việc cấp phép SHĐQ mang lại cho xã hội chỉ là tột lý do khác để xem xét trong một thảo luận hoàn chỉnh hơn về sự tự do của phần mềm.

Cập nhật: Glynn Moody đã viết một bài trên blog mà đã trích từ bài viết này một cách tích cực và đã làm một óố bình luận thú vị về nó. Có một số thảo luận thú vị trong các bình luận trên blog trên site của ông; có lẽ vì quá nhiều người ghét rằng tôi chỉ bình luận trên identi.ca (mà tôi làm thế, vì đó là diễn đàn trực tuyến duy nhất mà tôi đảm bảo rằng tôi sẽ thực sự đọc và trả lời).

Tôi nhận thức được rằng một số viện lý rằng bạn có thể mua một căn nhà, rồi cho thuê nó cho những người khác, và đuổi họ nếu họ không trả tiền. Một số có thể viện lý xa hơn rằng những người chủ của phần mềm phải có được quyền lực cho thuê y hệt này. Tuy vậy, sự khác biệt chính là việc người chủ của căn nhà không thể sử dụng một cách đầy đủ căn nhà đó khi mà căn nhà được thuê. Quyền của người chủ mà đã cho thuê nhà cho người khác, vì thế, được tập trung xung quanh ý tưởng rằng người chủ đánh mất một óố khả năng cá nhân của họ để sử dụng căn nhà khi mà những người thuê đang hiện diện. Sự mất mát của việc sử dụng này không bao giờ xảy ra với phần mềm.

Bạn có thể ngạc nhiên, OK, nên nếu đây là phần mềm thuần túy để tiêu khiển, thì nó được chấp nhận sẽ là SHĐQ chăng? Tôi đã thường nói: nếu tất cả các phần mềm được xuất bản và được triển khai trên thế giới này được đảm bảo là Phần mềm Tự do, ngoại trừ các trò chơi video, thì tôi có lẽ sẽ không làm việc về lý do của sự tự do của phần mềm nữa. Cuối cùng, tôi không đặc biệt quan tâm về các cấu trúc kiểm soát trong văn hóa của chúng ta mà đang tồn tại đối với sự giải trí thuần túy. Tôi đồ là có một số dòng được lôi vào giữa nghệ thuật/văn hóa và thuần túy giải trí/tiêu khiển, mà sự xem xét về những cấu trúc kiểm soát khác nhau về vấn đề đó là nằm ngoài phạm vi của bài viết này trên blog.

Update: Based on some feedback that I got, I felt it was important to make clear that I don't believe this argument alone can create a unified theory that shows why software freedom should be an inalienable right for all software users. This factor of lack of value that proprietary licensing brings to society is just another to consider in a more complete discussion about software freedom.

Update: Glynn Moody wrote a blog post that quoted from this post extensively and made some interesting comments on it. There's some interesting discussion in the blog comments there on his site; perhaps because so many people hate that I only do blog comments on identi.ca (which I do, BTW, because it's the only online forum I'm assured that I'll actually read and respond to.)

0I realize that some argue that you can buy a house, then rent it to others, and evict them if they fail to pay. Some might argue further that owners of software should get this same rental power. The key difference, though, is that the house owner can't really make full use of the house when it's being rented. The owner's right to rent it to others, therefore, is centered around the idea that the owner loses some of their personal ability to use the house while the renters are present. This loss of use never happens with software.

1You might be wondering, Ok, so if it's pure entertainment software, is it acceptable for it to be proprietary?. I have often said: if all published and deployed software in the world were guaranteed Free Software except for video games, I wouldn't work on the cause of software freedom anymore. Ultimately, I am not particularly concerned about the control structures in our culture that exist for pure entertainment. I suppose there's some line to be drawn between art/culture and pure entertainment/diversion, but considerations on differentiating control structures on that issue are beyond the scope of this blog post.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.