Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Ấn Độ sẽ triển khai các chuẩn mở

India to implement open standards

17 November 2010, 19:33

Theo: http://www.h-online.com/open/news/item/India-to-implement-open-standards-1138213.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 17/11/2010


Lời người dịch: Trong khi Liên minh châu Âu vẫn còn tranh cãi về định nghĩa thế nào là một chuẩn mở trong Khung Tương hợp châu Âu phiên bản 2.0, thì Ấn Độ đã phê chuẩn chính sách mà theo đó các chuẩn mở sẽ được sử dụng để đảm bảo “tính hiệu quả, minh bạch và độ tin cậy” các dịch vụ chính phủ điện tử. Đây chính là một ví dụ quý cho Việt Nam học tập trong việc xây dựng các ứng dụng, dịch vụ chính phủ điện tử.

Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý một chính sách về sử dụng các tiêu chuẩn mở cho chính phủ điện tử. Chiến lược này nhằm tới việc tạo ra tất cả các dịch vụ chính phủ có thể truy cập được tới các công dân Ấn Độ tại địa phương của họ và đảm bảo “tính hiệu quả, minh bạch và độ tin cậy” các dịch vụ này. Chính sách này nói rằng, để bổ sung cho sự hợp tác và cộng tác giữa các cơ quan, điều này cũng đòi hỏi sự tích hợp của thông tin từ nhiều cơ quan với những nền tảng máy tính khác nhau, mà nó sẽ đạt được tốt nhất với các tiêu chuẩn mở.

Một tiêu chuẩn đủ tư cách như một “chuẩn mở” nếu đặc tả của nó là sẵn sàng với hoặc không có một chi phí tượng trưng nào. Hơn nữa, các quyền sử dụng đối với các công nghệ được trao bằng sáng chế được chỉ định cần phải được làm cho sẵn sàng trên cơ sở không có chi phí bản quyền. Trong một phiên bản dự thảo của chính sách này, đoạn y hệt này vẫn còn nói rằng các công nghệ mà được cấp phép trên một cơ sở của “FRAND” (“Công bằng, Hợp lý và Không phân biệt đối xử”) cũng có thể được xem xét. Các thành viên của cộng đồng nguồn mở Ấn Độ đã chào mừng phiên bản cuối cùng được làm rõ và “cân bằng hơn” của chính sách này.

Tuy nhiên, chính sách này không hoàn toàn loại bỏ các giấy phép FRAND. Ví dụ, các tiêu chuẩn dựa trên FRAND có thể được chấp nhận trên một cơ sở tạm thời trong các trường hợp một tiêu chuẩn đáp ứng được tất cả các đặc tính bắt buộc của chính sách là không có sẵn. Tại Liên minh châu Âu, các nhà vận động hành lang vẫn còn đang tranh luận về định nghĩa các tiêu chuẩn mở. Trong các tranh luận gần đây vào tháng 10, Quỹ Phần mềm Tự do châu Âu FSFE đã tố cáo Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp BSA về việc làm hại cho sự đổi mới sáng tạo và cạnh tranh với yêu cầu của nó rằng các sáng tạo được cấp bằng sáng chế sẽ được đưa vào trong các tiêu chuẩn mở. Các cuộc tranh luận tiến triển xung quanh bản rà soát lại của Khung Tương hợp châu Âu EIF, một khung mà nó sẽ đưa ra tính tương hợp giữa các dịch vụ chính phủ điện tử.

The Indian government has agreed a policy on the use of open standards for e-governance. The strategy aims to make all government services accessible to Indian citizens in their locality and ensure the "efficiency, transparency and reliability" of these services. The policy states that, in addition to interdepartmental cooperation and collaboration, this also requires the integration of information from various departments with different computer platforms, which is best achieved with open standards, .

A standard qualifies as an "open standard" if its specification is available with or without a nominal fee. Furthermore, the usage rights for identified patented technologies need to be made available on a royalty-free basis. In an earlier draft of the policy, the same paragraph still said that technologies which are licensed on a "FRAND" basis ("Fair, Reasonable And Non-Discriminatory") may also be considered. Members of the Indian open source community have welcomed the clarified and "more balanced" final version of the policy.

However, the policy doesn't completely rule out FRAND licences. For instance, FRAND-based standards may be accepted on an interim basis in cases where a standard that meets all the mandatory characteristics of the policy is not available. In the EU, lobbyists are still arguing about the definition of open standards. In recent discussions in October, the Free Software Foundation Europe (FSFE) accused the Business Software Alliance (BSA) of hampering innovation and competition with its demand that patented inventions be included in open standards. The discussions revolve around the revision of the European Interoperability Framework (EIF), a framework that is to provide interoperability between e-government services.

(by Stefan Krempl)

(trk)

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.