Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Rò rỉ mới nhất từ Snowden: Mỹ đã tiến hành 231 cuộc tấn công không gian mạng chống lại Nga, Iran và Trung Quốc


Latest Snowden leak: US mounted 231 cyber-attacks against Russia, Iran, and China
31 August, 10:42
Bài được đưa lên Internet ngày: 31/08/2013
flame флейм компьютер вирус компьютер код
Photo: Flickr.com
Lời người dịch: Chỉ riêng trong năm 2011, Mỹ đã triển khai 231 cuộc tấn công không gian mạng, 3/4 trong số đó nhằm vào các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên. “Dưới nỗ lực mở rộng có tên mã là GENIE, các chuyên gia máy tính Mỹ đột nhập vào các mạng nước ngoài sao cho họ có thể đặt sự kiểm soát của Mỹ một cách giấu giếm. Các tài liệu ngân sách nói dự án 652 triệu USD đã đặt ra “những cài cắm giấu giếm”, các phần mềm độc hại tinh vi phức tạp được truyền từ xa, vào các máy tính, các bộ định tuyến và các tường lửa của hàng chục ngàn máy mỗi năm, với các kế hoạch mở rộng các con số đó lên hàng triệu”. Xem thêm: 'Chương trình gián điệp PRISM trên không gian mạng'.
Các dịch vụ tình báo Mỹ đã triển khai 231 tác chiến không gian mạng tấn công trong năm 2011, dẫn đầu một chiến dịch giấu giếm ôm lấy Internet như một mối đe dọa gián điệp, phá hoại và chiến tranh, theo ngân sách tình báo bí mật được Edward Snowden của NSA cung cấp. Tiết lộ đó đưa ra bằng chứng mới rằng đội ngũ các chiến binh không gian mạng đang gia tăng của chính quyền Obama thâm nhiễm và phá hũy các mạng máy tính nước ngoài ở Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên.
Dưới nỗ lực mở rộng có tên mã là GENIE, các chuyên gia máy tính Mỹ đột nhập vào các mạng nước ngoài sao cho họ có thể đặt sự kiểm soát của Mỹ một cách giấu giếm. Các tài liệu ngân sách nói dự án 652 triệu USD đã đặt ra “những cài cắm giấu giếm”, các phần mềm độc hại tinh vi phức tạp được truyền từ xa, vào các máy tính, các bộ định tuyến và các tường lửa của hàng chục ngàn máy mỗi năm, với các kế hoạch mở rộng các con số đó lên hàng triệu.
Các tài liệu do Snowden cung cấp và các cuộc phỏng vấn với các cựu quan chức Mỹ mô tả một chiến dịch các thâm nhập máy tính rộng lớn và hung hăng hơn nhiều so cới được hiểu trước đó. Chính quyền Obama đối xử với tất cả các tác chiến không gian mạng như vậy như là giấu giếm và từ chối thừa nhận chúng.
Phạm vi và mục tiêu của các tác chiến tấn công thể hiện một sự tiến hóa trong chính sách mà trong quá khứ được tìm kiếm để giữ lại một chuẩn mức quốc tế đối với các hành động hung hăng trong không gian mạng, một phần vì sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ phụ thuộc nặng vào máy tính.
“Tranh luận về chính sách đã chuyển dịch tới các lựa chọn tấn công là nổi bật hơn hiện nay”, cựu thứ trưởng quốc phòng William J. Lynn III, người còn chưa nhìn thấy tài liệu ngân sách đó và từng thường hay nói: “Tôi nghĩ có nhiều hơn 1 trường hợp được tiến hành hiện nay mà các lựa chọn tấn công không gian mạng có thể là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn các kẻ địch nhất định”.
Trong số 231 tác chiến tấn công đã được tiến hành trong năm 2011, ngân sách đã nêu, gần 3/4 từng chống lại các mục tiêu có ưu tiên hàng đầu mà các cựu quan chức nói bao gồm các kẻ địch như Iran, Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên và các hoạt động như sự nở rộ về hạt nhân. Tài liệu đã đưa ra một ít các chi tiết khác về các tác chiến đó.
Các cơ quan của Mỹ định nghĩa các tác chiến không gian mạng tấn công như là các hoạt động có ý định “để điều khiển, phá hoại, từ chối, vô hiệu hóa hoặc phá hủy thông tin trú ngụ trong các máy tính hoặc các mạng máy tính, hoặc các máy tính và bản thân các mạng máy tính đó”, theo một chỉ thị của tổng thống được ban hành vào tháng 10/2012.
Voice of Russia, Washington Post
US intelligence services carried out 231 offensive cyber-operations in 2011, the leading edge of a clandestine campaign that embraces the Internet as a theater of spying, sabotage and war, according to the classified intelligence budget provided by NSA leaker Edward Snowden. That disclosure provides new evidence that the Obama administration’s growing ranks of cyberwarriors infiltrate and disrupt foreign computer networks in Russia, China, Iran, and North Korea.
Under an extensive effort code-named GENIE, US computer specialists break into foreign networks so that they can be put under surreptitious US control. Budget documents say the $652 million project has placed “covert implants,” sophisticated malware transmitted from far away, in computers, routers and firewalls on tens of thousands of machines every year, with plans to expand those numbers into the millions.
The documents provided by Snowden and interviews with former US officials describe a campaign of computer intrusions that is far broader and more aggressive than previously understood. The Obama administration treats all such cyber-operations as clandestine and declines to acknowledge them.
The scope and scale of offensive operations represent an evolution in policy, which in the past sought to preserve an international norm against acts of aggression in cyberspace, in part because US economic and military power depend so heavily on computers.
“The policy debate has moved so that offensive options are more prominent now,” said former deputy defense secretary William J. Lynn III, who has not seen the budget document and was speaking generally. “I think there’s more of a case made now that offensive cyberoptions can be an important element in deterring certain adversaries.”
Of the 231 offensive operations conducted in 2011, the budget said, nearly three-quarters were against top-priority targets, which former officials say includes adversaries such as Iran, Russia, China and North Korea and activities such as nuclear proliferation. The document provided few other details about the operations.
US agencies define offensive cyber-operations as activities intended “to manipulate, disrupt, deny, degrade, or destroy information resident in computers or computer networks, or the computers and networks themselves,” according to a presidential directive issued in October 2012.
Voice of Russia, Washington Post
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.