Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Khuyến cáo của UNESCO về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources)


UNESCO Recommendation on Open Educational Resources (OER)
20 November 2019
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/11/2019
Có tin tốt lành về Khuyến cáo của UNESCO về quy trình của Tài nguyên Giáo dục Mở - OER ( Open Educational Resources): các quốc gia thành viên UNESCO, ở CI Sector Commission của Hội nghị Toàn thể, đã khuyến cáo để Phiên Toàn thể của Hội nghị Toàn thể lần thứ 40 vào tuần sau phê chuẩn bản phác thảo Khuyến cáo OER của UNESCO.
Ông Moez Chakchouk, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin – ADG/CI (Assistant Director–General for Communication and Information) đax nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc của mình rằng văn bản của Khuyến cáo OER của UNESCO xây dựng dựa vào các kết quả đầu ra của Kế hoạch Hành động OER Ljubljana 2017 và ủng hộ các nỗ lực của UNESCO để đạt được chương trình nghị sự Phát triển 2030 của Liên hiệp quốc.
Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là các tư liệu học, dạy và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc theo bản quyền mà đã được phát hành với một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.
Trong các tranh luận về vấn đề này, khoảng 18 quốc gia thành viên của UNESCO, đại diện cho tất cả các khu vực trên thế giới, và tổ chức NGO Observer đều đã ủng hộ Khuyến cáo đó. Được cộng hưởng qua các thảo luận từng là vai trò quan trọng của OER trong xây dựng các xã hội tri thức mở, bao hàm toàn diện và có sự tham gia.
Thảo luận về Khuyến cáo OER đã được tổ chức tại Ủy ban CI, sau đó ở Nghị quyết 44, phiên 39 của Hội nghị Toàn thể UNESCO vào năm 2017, theo đó các quốc gia thành viên đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với sự phát triển Khuyến cáo về OER. Văn bản Khuyến cáo phác thảo đã xem xét đã được đồng thuận phê chuẩn tại cuộc gặp mặt của các chuyên gia liên chính phủ về Khuyến cáo OER được UNESCO tổ chức vào tháng 5/2019.
Cụ thể, Khuyến cáo OER của UNESCO đã có 5 mục tiêu: (I) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại OER; (ii) Phát triển chính sách hỗ trợ; (iii) Khuyến khích OER chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng; (iv) Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình bền vững cho OER; (v) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế.
Trên tinh thần của hợp tác liên ngành, Moez Chakchouk (ADG/CI) đã mời bà Stefania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc về Giáo dục - ADG/ED (Assistant Director-General for Education), tham gia các thảo luận của Ủy ban CI. Bà đã nhấn mạnh cách các điều khoản và khái niệm OER đã được đưa ra ở UNESCO và đã nhấn mạnh trong các lưu ý kết luận của bà rằng các 2 lĩnh vực sẽ làm việc chặt chẽ để hỗ trợ các quốc gia thành viên và các bên tham gia đóng góp khác trong lĩnh vực này.
Trong các lưu ý kết luận của mình, ông Moez Chakchouk, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, đã công bố khởi xướng Liên minh Năng động (Dynamic Coalition) để triển khai Khuyến cáo này của UNESCO, tiếp t ục xem xét nó ở phiên Toàn thể của Hội nghị Toàng thể lần thứ 40.
Liên minh Năng động này phản ánh Tuyên bố cấp Bộ trưởng cho Hội nghị OER Thế giới lần thứ 2, và điểm (v) của Khuyến cáo OER của UNESCO, ‘Thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế’. Nó dự kiến mở rộng và tăng cường các cam kết cho các hành động và chiến lược trong lĩnh vực OER, cũng như thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế giữa tất cả các bên tham gia đóng góp thích hợp.
Phiên Toàn thể của Hội nghị Toàn thể, sẽ diễn ra trong các ngày 25 và 26/11, bây giờ sẽ xem xét Khuyến cáo OER với quan điểm để Hội nghị Toàn thể lần thứ 40 của UNESCO phê chuẩn nó.
There is good news on the UNESCO Recommendation on Open Educational Resources process: UNESCO Member States, at the CI Sector Commission of the General Conference, recommended the adoption of the UNESCO OER Recommendation draft by the Plenary Session of the 40th General Conference next week.
Mr Moez Chakchouk, Assistant Director–General for Communication and Information (ADG/CI) highlighted in his opening that the text of the UNESCO OER Recommendation builds on the outcomes of the Ljubljana OER Action Plan 2017 and supports UNESCO’s efforts for the achievement of the UN 2030 Development Agenda.
OER are learning, teaching and research materials in any format and medium that reside in the public domain or are under copyright that have been released under an open license that permit no-cost access, re-use, re-purpose, adaptation and redistribution by others.
During the debates on this Item, some 18 UNESCO Member States, representing all UNESCO world regions, and an NGO Observer took the floor in support of the Recommendation. Echoed through the discussions was the important role of OER in the construction of open, inclusive and participatory Knowledge Societies
The discussion on the OER Recommendation was held at the CI Commission, further to Resolution 44, of the 39th session of the UNESCO General Conference in 2017, by which Member States expressed their support for the development of a Recommendation on OER. The draft Recommendation text examined had been approved by consensus by the Intergovernmental Meeting of Experts on the OER Recommendation organized by UNESCO in May 2019.
Concretely, the UNESCO OER Recommendation has five objectives: (i) Building capacity of stakeholders to create access, use, adapt and redistribute OER; (ii) Developing supportive policy; (iii) Encouraging inclusive and equitable quality OER; (iv) Nurturing the creation of sustainability models for OER; and (v) Facilitating international cooperation.
In the spirit of intersectoral cooperation, Moez Chakchouk (ADG/CI) invited Ms Stefania Giannini, the Assistant Director-General for Education (ADG/ED), to join the deliberations of the CI Commission. She highlighted how the term and concept of OER were coined in UNESCO and underscored in her closing remarks that both sectors will work closely to support Member States and other stakeholders in the this area.
In his concluding remarks, Mr Moez Chakchouk, Assistant Director General for Communication and Information, announced the launch of a Dynamic Coalition for the implementation of this UNESCO Recommendation, further to its examination at the Plenary session of the 40th General Conference.
This Dynamic Coalition reflects the Ministerial Statement for the 2nd World OER Congress, and point (v) of the UNESCO OER Recommendation, ‘Promoting and reinforcing international cooperation’. It would aim to expand and consolidate commitments to actions and strategies in the area of OER, as well as to promote and reinforce international cooperation among all relevant stakeholders.
The Plenary of the General Conference, to be held 25 to 26 November, will now examine the Recommendation on OER with a view to its adoption by the 40th General Conference of UNESCO.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.