Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết nửa đầu năm 2022


A. Tài liệu về các khung năng lực số, khoa học mở - truy cập mở - dữ liệu mở...

  1. Hướng tới cải cách hệ thống đánh giá nghiên cứu - Báo cáo xác định phạm vi’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản tháng 11/2021 (trùng với thời điểm Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO được 193 quốc gia thành viên của nó nhất trí thông qua), với doi 10.2777/707440 và giấy phép mở CC BY 4.0. “Việc cải cách đánh giá nghiên cứu ngày càng được coi như là ưu tiên để đảm bảo chất lượng, hiệu suất và tác động của nghiên cứu.”; bản dịch sang tiếng Việt có 40 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/au0fdqqdscwi8sp/KI0921484ENN.en_Vi-26062022.pdf?dl=0

  1. Giới thiệu lưu ý về các nguyên tắc dữ liệu mở chống tham nhũng của G20’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Nhóm Làm việc Chống tham nhũng - ACWG (Anti-corruption Working Group) của G20 xuất bản năm 2015. Tài liệu đưa ra các nguyên tắc dữ liệu mở và vai trò quan trọng của nó trong việc phòng ngừa và chống tham nhũng; bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/rqjxaac3v99sx48/G20-Anti-Corruption-Open-Data-Principles_Vi-25062022.pdf?dl=0

  1. NGƯỜI RÀ SOÁT LẠI MỞ - HƯỚNG DẪN NGƯỜI RÀ SOÁT LẠI’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Foster, A., Hindle, S., Murphy, K. M., Saderi, D. (2021). Người Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.5484072 - Copyright 2021 PREreview (CC-BY 4.0). “Hướng dẫn Người rà soát lại là một khung toàn diện, từng bước một được thiết kế để giúp bất kỳ ai đang đi qua quy trình viết rà soát lại một bản thảo, dù là cho một tạp chí hay chỉ để rà soát lại bài báo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprint) tự tổ chức.”; bản dịch sang tiếng Việt có 42 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/q09o4y5id4m8xtm/OpenReviewers_ReviewerGuide_v1_Vi-06062022.pdf?dl=0

  1. NGƯỜI RÀ SOÁT LẠI MỞ - HƯỚNG DẪN PHẢN ÁNH THÀNH KIẾN’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Foster, A., Hindle, S., Murphy, K. M., Saderi, D. (2021). Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.5484052 - Copyright 2021 PREreview (CC-BY 4.0). Hướng dẫn Phản ánh Thành kiến là công cụ dành cho bất kỳ ai đang rà soát lại một bản thảo nghiên cứu trước hoặc sau khi xuất bản nó; bản dịch sang tiếng Việt có 10 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/42q5afmzuxep07o/OpenReviewers_BiasReflectionGuide_v1_Vi-04062022.pdf?dl=0

  1. NGƯỜI RÀ SOÁT LẠI MỞ - PHIẾU ĐÁNH GIÁ RÀ SOÁT LẠI’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Foster, A., Hindle, S., Murphy, K. M., Saderi, D. (2021). Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.5484072 - Copyright 2021 PREreview (CC-BY 4.0). Phiếu Đánh giá Rà soát lại (Review Assessment Rubric) là một công cụ dành cho bất kỳ ai đang đánh giá sự rà soát lại một bản thảo nghiên cứu. Người này có thể là một giảng viên đang đào tạo rà soát lại ngang hàng (Peer Review Training), một đồng nghiệp giúp tác giả rà soát lại đó đánh giá bản rà soát lại của họ, hoặc thậm chí tác giả rà soát lại đó bản thân họ tự đánh giá bản rà soát lại của riêng họ. Phiếu đánh giá gồm 10 tuyên bố theo đó người đánh giá được yêu cầu cung cấp điểm số và bình luận bằng văn bản để giúp cải thiện sự rà soát lại đó; bản dịch sang tiếng Việt có 6 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/mr56yffqu3zq0xo/OpenReviewers_ReviewAssessmentRubric_v1_Vi-03062022.pdf?dl=0

  1. Khung Khoa học Mở (OSF)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Trung tâm Khoa học Mở - COS (Center for Open Science) xuất bản năm 2017, DOI: dx.doi.org/10.5195/jmla.2017.88, giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế.
    Tài liệu giới thiệu Khung Khoa học Mở (OSF) hỗ
    trợ đa dạng các công cụ và dịch vụ để trợ giúp trong quá trình nghiên cứu. Bản này chủ yếu tập trung vào chức năng cốt lõi của OSF, với các mô tả ngắn gọn của vài công cụ và dịch vụ đang tồn tại; bản dịch sang tiếng Việt có 10 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/udfp57r3cvq8z0f/Open%20Science%20Framework_Vi-14052022.pdf?dl=0

  1. Trả lời cho “Yêu cầu thông tin về Khung Chính sách Liêm chính Khoa học của Phòng Chính sách Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng”’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Nhóm các Nhà cấp vốn Nghiên cứu Mở - ORFG (Open Research Funder Group) (hiện gồm 24 thành viên là các tổ chức cấp vốn nghiên cứu mở ở nước Mỹ), xuất bản đầu năm 2022, trả lời cho “Yêu cầu thông tin về Khung Chính sách Liêm chính Khoa học của Phòng Chính sách Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng”. ORFG nắm giữ khối tài sản 250 tỷ USD, với tổng tiền tài trợ thường niên nằm trong dải 12 tỷ USD; bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang. Tải về

https://www.dropbox.com/s/9bob10h8gx46f0m/OSTP_SI_RFI_2022_OpenResearchFundersGroup_Vi-20042022.pdf?dl=0

  1. Các nguyên tắc Hong Kong đánh giá các nhà nghiên cứu: Thúc đẩy liêm chính nghiên cứu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do nhánh Sinh vật học của Thư viện Khoa học Công cộng - PLoS (Public Library of Science) xuất bản ngày 16/07/2020. Nó đưa ra 5 nguyên tắc cho Liêm chính Nghiên cứu, dựa vào đó để đánh giá các nhà nghiên cứu trong thăng tiến, nhiệm kỳ và cấp vốn trợ cấp nghiên cứu; bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/wqu96e7zgnl58qo/HongKong_Principles_Vi-24042022.pdf?dl=0

  1. Khung Ra quyết định Ẩn danh’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Elaine Mackey, Mark Elliot, Kieron O’Hara, do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) xuất bản năm 2016. Ẩn danh không chỉ là vấn đề của kỹ thuật và công nghệ. Khung Ra quyết định Ẩn danh – ADF (Anonimization Decision - making Framework) có ý định thống nhất các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý, xã hội và đạo đức của ẩn danh để cung cấp hướng dẫn toàn diện việc tiến hành ẩn danh trong thực tế; bản dịch sang tiếng Việt có 15 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tc6jemt79ozr0x8/Mackey-Elliot-and-OHara-Anonymisation-Decision-making-Framework-v1-Oct-2016_Vi-26042022.pdf?dl=0

  1. Tóm tắt các Khái niệm GDPR cho các Dự án Phần mềm Tự do Nguồn Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Quỹ Linux (Linux Foundation) xuất bản ngày 24/05/2018, nó “cung cấp các chi tiết cơ bản về Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung - GDPR (General Data Protection Regulation). Nó có ý định đề cập vài khái niệm mức cao và chủ đề liên quan tới tuân thủ GDPR” cho các dự án phần mềm tự do nguồn mở; bản dịch sang tiếng Việt có 11 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/vxy7fzwgfukl2y5/lf_gdpr_052418_Vi-12042022.pdf?dl=0

  1. Ẩn danh và dữ liệu mở: Giới thiệu việc quản lý rủi ro tái nhận dạng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) xuất bản năm 2019 với giấy phép mở Creative Commons Ghi công - Chia sẻ tương tự (CC BY-SA). Tài liệu này bám theo sự triển khai gần đây Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung - GDPR (General Data Protection Regulation) của Liên minh châu Âu vào tháng 5/2018. Đây là một trong những quy định toàn diện nhất làm việc với dữ liệu cá nhân, và đang thay đổi cách các tổ chức thu thập và sử dụng dữ liệu; bản dịch sang tiếng Việt có 24 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/qmc5gbcmdci1et2/%23OPEN%20RDP8%20Anonymisation%20and%20open%20data%20An%20introduction%20to%20managing%20the%20risk%20of%20re-identification_Vi-11042022.pdf?dl=0

  1. Các nguyên tắc Minh bạch và Thực hành Tốt nhất trong Xuất bản Học thuật’ phiên bản 3 năm 2018 - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do 4 tổ chức học thuật: (1) Ủy ban về Đạo đức Xuất bản - COPE (Committee on Publication Ethics); (2) Thư mục Tạp chí Truy cập Mở - DOAJ (Directory of Open Access Journals); (3) Hiệp hội các Nhà xuất bản Học thuật Truy cập Mở - OASPA (Open Access Scholarly Publishers Association); và (4) Hiệp hội Thế giới các Biên tập viên Y học - WAME (World Association of Medical Editors) cùng xuất bản và đưa ra các nguyên tắc minh bạch và thực hành tốt nhất cho các xuất bản phẩm học thuật và làm rõ rằng các nguyên tắc đó tạo nên cơ sở của các tiêu chí chung nhằm đảm bảo tính bền vững cho các thành viên là các nhà xuất bản các tạp chí của họ. Bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/v1zr4rtsgmwu65f/Principles_of_Transparency_and_Best_Practice_in_Scholarly_Publishingv3_0_Vi-02042022.pdf?dl=0

  1. Xúc tác cho Truy cập Mở: yêu cầu đối với các nhà xuất bản’ - bản dịch sang tiếng Việt, là bức thư của Liên minh S (cOAlition S) đề ngày 01/03/2022 gửi cho các nhà xuất bản với yêu cầu họ làm cho các chính sách và hợp đồng của họ minh bạch hơn ngay từ đầu quy trình xuất bản với ý định làm cho các tiến trình và các quy trình đệ trình của nhà xuất bản càng rõ ràng và trực tiếp càng tốt đối với các tác giả và để giúp cho các tác giả đáp ứng được các điều kiện của trợ cấp họ đã nhận được. Bản dịch sang tiếng Việt có 3 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/3s92yztowhcgyu3/Letter_to_publishers_web_Vi-01042022.pdf?dl=0

  1. Chương trình của Nhóm các Nhà cấp vốn Truy cập Mở - Cấu trúc và Chương trình giảng dạy’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Nhóm các Nhà cấp vốn Nghiên cứu Mở (Mỹ) - ORFG (Open Research Funder Group), được cập nhật lần cuối vào ngày 17/02/2022, với giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế. Tài liệu này là chương trình nhằm vào việc đào tạo cho các nhà cấp vốn nghiên cứu mở các kiến thức cơ bản về truy cập mở để họ có thể xây dựng, xã hội hóa và triển khai một chính sách truy cập mở trong tổ chức của họ. Bản dịch sang tiếng Việt có 14 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/pouviyqr79r7wav/OA%20Cohort%20Curriculum%20-%20clean%20-%20620f0d385e7bc20098b88ec3_Vi-12032022.pdf?dl=0

  1. Giáo dục trong thế giới hậu COVID: Chín ý tưởng cho hành động công’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban Quốc tế về Tương lai của Giáo dục, một đơn vị trực thuộc UNESCO, xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY-SA 3.0 IGO. Tài liệu đưa ra 9 ý tưởng cho hành động công, gồm các ý tưởng như: 6. Các công nghệ tự do không mất tiền và nguồn mở cho các giảng viên và học sinh. Theo đó: “Giáo dục công không thể bị phụ thuộc vào các nền tảng kỹ thuật số được các công ty tư nhân cung cấp”. Bản dịch sang tiếng Việt có 35 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/3mko7h0x20g7q3w/373717eng_Vi-08032022.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch Hành động về Truy cập Mở Kim cương’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu kết quả của ‘Hội thảo về Truy cập Mở Kim cươngđược tổ chức trên trực tuyến ngày 02/02/2022, và từ các thành viên Nhóm Làm việc của Science Europe về Khoa học Mở. DOI: 10.5281/zenodo.6282402. Tháng 3/2022. Giấy phép mở CC BY 4.0. Tài liệu đưa ra các khuyến nghị tập trung vào 4 yếu tố trung tâm cho sự phát triển hơn nữa của xuất bản Truy cập Mở Kim cương: (1) hiệu quả; (2) các tiêu chuẩn chất lượng; (3) xây dựng năng lực; và (4) tính bền vững. Bản dịch sang tiếng Việt có 9 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/r536r1jz942zsbo/202203-diamond-oa-action-plan_Vi-06032022.pdf?dl=0

  1. Nghị quyết về phê chuẩn hướng dẫn về truy cập mở tới các xuất bản phẩm và dữ liệu khoa học’ của chính phủ Litva - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Hội đồng Nghiên cứu Litva xuất bản ngày 29/02/2016 để hướng dẫn cho các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu khoa học ở Litva về Truy cập Mở tới các xuất bản phẩm khoa học và dữ liệu nghiên cứu. Những hướng dẫn rất cụ thể này là tham khảo tốt cho bất kỳ bên liên quan nào tới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam để tham khảo theo hướng Khoa học Mở và Truy cập Mở tới các xuất bản phẩm khoa học và dữ liệu nghiên cứu được nhà nước cấp vốn. Bản dịch sang tiếng Việt có 11 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/zyuf6jqrhd1je0p/eng_-atvira-prieiga-_-galutinis_Vi-04032022.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch Khoa học Mở Quốc gia’ của Chính phủ Hà Lan - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Hà Lan xuất bản năm 2017 với giấy phép mở CC BY 4.0. Kế hoạch này liệt kê các tham vọng và cung cấp các chi tiết của các bên có ý định hành động, cũng như các khung thời gian ở đó họ tin tưởng họ có thể hiện thực hóa được các mục tiêu của họ. “Các tham vọng chính gồm: (1) Truy cập mở đầy đủ tới các xuất bản phẩm vào năm 2020. Tiếp tục tiếp cận của Hà Lan cho tất cả các tổ chức nghiên cứu của Hà Lan và các lĩnh vực nghiên cứu trong khi thừa nhận những khác biệt và tương đồng của chúng; (2) Làm cho dữ liệu nghiên cứu phù hợp tối ưu để sử dụng lại. Làm rõ và đồng thuận về những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho sử dụng lại dữ liệu nghiên cứu, bao gồm cung cấp sự hiểu biết và hỗ trợ cần thiết; (3) Thừa nhận và thưởng. Xem xét cách để khoa học mở có thể là một yếu tố của hệ thống đánh giá và thưởng cho các nhà nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu & các đề xuất nghiên cứu.”Bản dịch sang tiếng Việt có 49 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/f0sl1pakplx9ife/nationalplanopenscience_en_Vi-03032022.pdf?dl=0

  1. Tuyên bố về Khoa học và Nghiên cứu Mở (Phần Lan) 2020-2025’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do tổ chức Phối hợp Khoa học Mở ở Phần Lan (Open Science Coordination in Finland) và Liên đoàn các Hiệp hội Học tập Phần Lan (Federation of Finnish Learned Societies) xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY. Tài liệu đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh và khẳng định đường lối Khoa học và Nghiên cứu Mở ở Phần Lan trong giai đoạn 2020-2025 dưới cái ô “Chính sách Thông thái Mở” (Policy for Open Scholarship) cho tất cả các bên liên quan tới khoa học và giáo dục ở Phần Lan. Các chính sách đó bao gồm: (1) Chính sách Truy cập Mở tới các xuất bản phẩm học thuật; (2) Chính sách Truy cập Mở tới các dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; và (3) Chính sách Giáo dục và Tài nguyên Giáo dục Mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 16 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/5n8kjv6ckm2kjzu/declaration2020_0_Vi-01032022.pdf?dl=0

  1. Mở như thế nào? Hướng dẫn chính sách cho các nhà cấp vốn nghiên cứu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Nhóm các nhà cấp vốn cho Nghiên cứu Mở - ORFG (Open Research Funder Group) xuất bản nhằm hỗ trợ cho các nhà cấp vốn nghiên cứu phát triển các chính sách mở. Giấy phép tài liệu CC BY. “Số lượng ngày một gia tăng các tổ chức cam kết chia sẻ mở các kết quả đầu ra nghiên cứu. Hướng dẫn này có ý định giúp cho các nhà cấp vốn nghiên cứu phát triển các chính sách mở để cải thiện các giá trị của tổ chức của họ. Một chính sách toàn diện cần tính tới một số cân nhắc khác nhau, thừa nhận các sắc thái tồn tại trong từng lĩnh vực. Hướng dẫn này lên khung cho các lựa chọn các tổ chức cấp vốn cần cân nhắc, và nhấn mạnh tính liên tục tồn tại giữa chính sách mở đầy đủ và chính sách đóng đầy đủ.” Bản dịch sang tiếng Việt có tại địa chỉ:

https://www.dropbox.com/s/nlrp6maqca2fzez/ORFG%2BFunder%2BPolicy%2BGuide_Vi-W1500_05032022.pdf?dl=0. Bản gốc tiếng Anh có tại địa chỉ: https://static1.squarespace.com/static/5817749f8419c25c3b5b318d/t/5963bdcc414fb59e9c249fa9/1499708906446/ORFG+Funder+Policy+Guide.pdf

  1. Kế hoạch Khoa học Mở lần thứ 2 của Pháp: Phổ cập Khoa học Mở ở Pháp 2021-2024’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của nước Pháp, xuất bản tháng 7/2021, giấy phép mở CC BY 4.0. Đây là lần thứ hai nước Pháp có chính sách Khoa học Mở. Tài liệu kế hoạch lần này tập trung vào 4 phần chính sau: (1) Phổ cập Truy cập Mở tới các xuất bản phẩm; (2) Cấu trúc, chia sẻ và mở ra dữ liệu nghiên cứu; (3) Mở ra và thúc đẩy mã nguồn do nghiên cứu tạo ra; (4) Biến đổi các thực hành để làm cho Khoa học Mở thành nguyên tắc mặc định. Bản dịch sang tiếng Việt có 43 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/aslqalaih8fdzlb/Second_French_Plan-for-Open-Science_web_Vi-28022022.pdf?dl=0

  1. Kế hoạch Quốc gia về Khoa học Mở’ của chính phủ Pháp - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu về ‘Kế hoạch Quốc gia về Khoa học Mở’ của chính phủ Pháp, xuất bản ngày 04/07/2018 đưa ra các định nghĩa khái niệm, các cam kết của chính phủ, lộ trình và các hành động cụ thể hướng tới Khoa học Mở của chính phủ Pháp. Xuất bản khoa học mở phải trở thành một tiếp cận tiêu chuẩn càng sớm càng tốt. Để dẫn dắt động thái này, các xuất bản phẩm nghiên cứu là kết quả từ các lời kêu gọi cho các dự án được nhà nước cấp vốn phải được phổ biến qua các nền tảng truy cập mở, dù trên các tạp chí hay các cuốn sách hoặc thông qua một kho công cộng mở như HAL.Bản dịch sang tiếng Việt có 18 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/1tdtmbfllgvpwcn/National-Plan-for-Open-Science_A4_20180704_Vi-26022022.pdf?dl=0

  1. Quy định về Dữ liệu Nghiên cứu Mở’ của 4 nhà cấp vốn nghiên cứu của Vương quốc Anh - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của một nhóm 4 nhà cấp vốn nghiên cứu của Vương quốc Anh phát triển và xuất bản ngày 28/07/2016, đưa ra 10 nguyên tắc về Dữ liệu Nghiên cứu Mở. “Vương quốc Anh đang trong quá trình làm cho tất cả các xuất bản phẩm nghiên cứu được người đóng thuế cấp tiền là sẵn sàng ở định dạng truy cập mở”. Bản dịch sang tiếng Việt có 32 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/nn94k57z7yqoib2/UKRI-020920-ConcordatonOpenResearchData_Vi-24022022.pdf?dl=0

  1. SPARC châu Âu: Báo cáo: Phân tích các chính sách Khoa học Mở ở châu Âu, Phiên bản 7’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition Europe) xuất bản tháng 4/2021. Tài liệu trình bày sự rà soát lại được cập nhật các chính sách Dữ liệu Mở và Khoa học Mở ở một loạt các quốc gia châu Âu cho tới tháng 3/2021 dựa vào 11 yếu tố chính sách gồm: (1) phạm vi chính sách, (2) định nghĩa dữ liệu, (3) các chỉ thị, (4) các ngoại lệ, (5)nhắc về FAIR, (6) DMP, (7) trích dẫn dữ liệu, (8) các tuyên bố về tính sẵn sàng của dữ liệu, (9) sử dụng lại, (10) sở hữu trí tuệ (IP) và cấp phép, và (11) chi phí. Bản dịch sang tiếng Việt có 76 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/e8s48e9bwr9n1ei/Open%20Science%20Policies%20in%20Europe%20Review%20v7_Vi-22022022.pdf?dl=0

  1. Báo cáo trường hợp điển hình: Hình dung lại đánh giá sự nghiệp hàn lâm: Câu chuyện đổi mới sáng tạo và thay đổi’ - bản dịch sang tiếng Việt, Là tài liệu đồng sáng tạo của 3 tổ chức: (1) Tuyên ngôn San Francisco về Đánh giá Nghiên cứu - DORA (San Francisco Declaration on Research Assessment); (2) Hiệp hội Đại học châu Âu - EUA (European University Association); và (3) Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm của châu Âu - SPARC châu Âu (Europe’s Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition), mang giấy phép mở CC BY-NC 4.0. Họ thu thập, các trường hợp điển hình độc lập phục vụ như là nguồn cảm hứng cho các cơ sở đang tìm cách cải thiện các thực hành đánh giá sự nghiệp hàn lâm của họ theo hướng loại bỏ việc đánh giá nghiên cứu và các nhà nghiên cứu theo tiếp cận định lượng dựa vào Yếu tố Tác động của Tạp chí - JIF (Journal Impact Factor), và mở rộng việc đánh giá nghiên cứu và các nhà nghiên cứu theo tiếp cận định tính hơn, ví dụ như theo Ma trận Đánh giá Sự nghiệp Khoa học Mở - OS-CAM (Open Science - Career Assessement Matrix), phù hợp với xu thế Khoa học Mở không thể đảo ngược của thế giới ngày nay. Bản dịch sang tiếng Việt có 69 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/0mwualnrdbmbu6x/eua-dora-sparc_case%20study%20report_Vi-14022022.pdf?dl=0

  1. Các thủ thư trong Hành động về Giáo dục Mở: Triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Europe) & Mạng Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu – ENOEL (European Network of Open Education Librarians) xuất bản năm 2021. Nó đưa ra các hướng dẫn để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (đã được 193 quốc gia thành viên của nó thông qua ngày 25/11/2019) trong các thư viện giáo dục đại học ở châu Âu trong giai đoạn 2021-2023. Bản dịch sang tiếng Việt có 11 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/rjogzpb166yyo68/ENOEL-Strategic-Plan-2021-2023_Vi-12022022.pdf?dl=0

  1. Báo cáo Giáo dục Mở trong các thư viện giáo dục đại học của châu Âu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Aurope) xuất bản tháng 11/2021. Giấy phép CC BY 4.0 Quốc tế. “Mục tiêu của khảo sát này là để khai phá và thu thập thông tin về công việc được các thủ thư hàn lâm thực hiện để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (Bản dịch sang tiếng Việt), được xuất bản tháng 11 năm 2019. Khảo sát này được thiết kế xung quanh 5 lĩnh vực hành động của Khuyến nghị đó.” Bản dịch sang tiếng Việt có 94 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tx22dcpb0x7s5jw/Open%20Education%20in%20European%20Libraries%20of%20Higher%20Education_2021_Vi-08022022.pdf?dl=0

  1. THE SKIM: Giáo dục Mở trong các Thư viện Giáo dục Đại học châu Âu (Báo cáo năm 2021)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Aurope) tóm tắt các kết quả khảo sát các thư viện trong giáo dục đại học của châu Âu và các vai trò của họ trong Giáo dục Mở - OE (Open Education) và Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources). Tài liệu này được thực hiện trong sự tư vấn với Mạng các Thủ thư Giáo dục Mở châu Âu - ENOEL (European Network of Open Education Librarians). Khung của báo cáo này dựa hoàn toàn vào Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt) đã được 193 quốc gia thành viên thông qua ngày 25/11/2019. bản dịch sang tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/3vupdy55l0153yi/THE%20SKIM%20Open%20Education%20in%20European%20Libraries%20of%20Higher%20Education%202021%20report_Vi-07022022.pdf?dl=0

  1. SPARC châu Âu: Báo cáo thường niên 2021 của SPARC châu Âu *làm cho mở thành mặc định*’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm châu Âu - SPARC châu Âu (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition of Aurope) xuất bản năm 2021. Tài liệu nói về hàng loạt các hoạt động mà SPARC châu Âu đã tham gia trong năm 2021 với tầm nhìn chiến lược vì một hệ sinh thái Khoa học Mở và Giáo dục Mở công bằng, đa dạng và bền vững hơn với 6 mục tiêu chính. bản dịch sang tiếng Việt có 32 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/dkn1f3v09e47i98/2021-SPARC-Europe-Annual-Report_Vi-06022022.pdf?dl=0

  1. Khung Năng lực Toàn cầu Chương trình giảng dạy cho các Nhà giáo dục Người trưởng thành’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu xuất bản năm 2021, bản quyền chung của 4 cơ quan: (1) DVV International, (2) Viện Giáo dục Người trưởng thành của Đức – Leibniz Centre for Lifelong, (3) Hội đồng Quốc tế về Giáo dục Người trưởng thành & (4) Viện Học tập Suốt đời của UNESCO. Xuất bản phẩm này hỗ trợ chuyên nghiệp hóa việc học tập và giáo dục người trưởng thành bằng việc chỉ định các năng lực cốt lõi như là khung tham chiếu cho trình độ của các nhà giáo dục người trưởng thành... Trong khi có nhiều cách để giảng dạy các nội dung nhất định, các năng lực cốt lõi phải được duy trì như là xương sống của các chương trình đào tạo cho các nhà giáo dục người trưởng thành.” Bản dịch sang tiếng Việt có 99 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/8cde5v7zawig261/377422eng_Vi-28012022.pdf?dl=0

  1. Hướng dẫn Đánh giá trên Trực tuyến cho các Nhà giáo dục’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Duan vd Westhuizen, do Khối Thịnh vượng chung về Học tập – COL (Commonwealth of Learning) xuất bản năm 2016 với giấy phép mở CC BY-SA 4.0. Ngày nay, khi nhiều hoạt động giáo dục và đào tạo phải chuyên lên trên trực tuyến, nhu cầu về đánh giá việc học tập trên trực tuyến cũng gia tăng. Việc đánh giá học tập trên trực tuyến có nhiều điểm khác biệt so với nó ở dạng truyền thống trong các lớp học mặt đối mặt.

https://www.dropbox.com/s/9gsc6yvoo4pk7f6/2016_vdWesthuizen_Guidelines-Online-Assessment_Vi-16012021.pdf?dl=0

  1. Hướng dẫn Giáo dục Từ xa trong thời kỳ COVID-19’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) xuất bản tháng 5/2020 với các hướng dẫn cho các bên liên quan trong việc học tập từ xa nhằm đối phó với việc đóng cửa các cơ sở giáo dục vì đại dịch COVID-19. Bản dịch sang tiếng Việt có 21 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/leuykkzyc4ad08r/2020_COL_Guidelines_Distance_Ed_COVID19_Vi-06012022.pdf?dl=0



B. Hơn 420 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2021 trở về trước ở các đường liên kết:



TP. Hồ Chí Minh, thứ sáu, ngày 01/07/2022

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

‘Hướng tới cải cách hệ thống đánh giá nghiên cứu - Báo cáo xác định phạm vi’ - bản dịch sang tiếng Việt


Là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản tháng 11/2021 (trùng với thời điểm Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO được 193 quốc gia thành viên của nó nhất trí thông qua), với doi 10.2777/707440 và giấy phép mở CC BY 4.0.

Việc cải cách đánh giá nghiên cứu ngày càng được coi như là ưu tiên để đảm bảo chất lượng, hiệu suất và tác động của nghiên cứu... Mục tiêu là đối với nghiên cứu và các nhà nghiên cứu sẽ được đánh giá dựa vào các thành tích và hiệu năng nội tại của họ thay vì dựa vào số lượng các xuất bản phẩm và nơi chúng được xuất bản, thúc đẩy phán xét định tính với rà soát lại ngang hàng, được hỗ trợ bằng việc sử dụng có trách nhiệm hơn các chỉ số định lượng.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 40 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/au0fdqqdscwi8sp/KI0921484ENN.en_Vi-26062022.pdf?dl=0


Xem thêm:



Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Nền tảng xây dựng năng lực Khoa học Mở của UNESCO sẽ khai trương vào tháng 12/2022

 (Bài viết cho hội thảo ‘Khoa học và Công nghệ Mở - Giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam’ do Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA), Ban vận động Hội Dữ liệu Mở Việt Nam tổ chức ngày 28/06/2022 tại Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.)




Tóm tắt: Để hoàn thành một trong các khía cạnh mục tiêu và lĩnh vực hành động của Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO là Đầu tư vào nhân lực, giáo dục, đào tạo, sáng số và xây dựng năng lực cho khoa học mở’, Nhóm Làm việc về Xây dựng Năng lực Khoa học Mở (XDNL KHM) của UNESCO đã được thành lập. Tại cuộc họp đầu tiên của Nhóm ngày 12/05/2022, nhiều nội dung quan trọng về XDNL KHM đã được các diễn giả khách mời trình bày cùng với các đường liên kết tới các nội dung đó, cùng với chúng là dự kiến sẽ khai trương Nền tảng XDNL KHM tháng 12/2022 - tất cả chúng là các thông tin tham khảo rất tốt cho Bộ KHCN và các bộ – ngành liên quan cùng các viện/đại học/trường đại học nghiên cứu để có thể lên kế hoạch cho các hoạt động XDNL KHM trong thời gian tới phù hợp cho Việt Nam cả ở mức quốc gia và tổ chức/cơ sở, trong khi tuân thủ các chuẩn mực được thế giới thừa nhận.

Các từ khóa: Xây dựng Năng lực Khoa học Mở (XDNL KHM); Khuyến nghị Khoa học Mở (KN KHM); Kiến thức Khoa học Mở (KT KHM).



Sau một thời gian dài chuẩn bị và tư vấn với các bên liên quan theo tất cả các vùng địa lý trên toàn cầu và theo chủ đề, ngày 23/11/2021, tại phiên toàn thể Hội nghị UNESCO, 193 quốc gia thành viên của nó đã nhất trí thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở[1].

A. Các thông tin cơ bản

Tài liệu Khuyến nghị (KN) nêu bật những điểm sau: (1) Đây là công cụ tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Khoa học Mở (KHM); (2) KN đưa ra định nghĩa KHM lần đầu tiên với sự đồng thuận quốc tế; (3) KN đưa ra sự đồng thuận về các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc hướng dẫn của KHM; (4) KN đề cập tới nhiều tác nhân và các bên liên quan của KHM; (5) Khuyến nghị các hành động ở các mức khác nhau để vận hành các nguyên tắc của KHM; (6) KN đề xuất các tiếp cận tới KHM ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời khoa học; (7) KN kêu gọi phát triển khung giám sát KHM toàn diện. Định nghĩa KHM được tóm tắt như sau:

Khoa học Mở:

  • làm cho kiến thức khoa học là sẵn sàng mở, truy cập được và sử dụng lại được đối với bất kỳ ai,

  • làm gia tăng sự cộng tác và chia sẻ thông tin khoa học vì lợi ích của khoa học và xã hội,

  • mở ra các quy trình tạo lập, đánh giá và truyền thông kiến thức khoa học cho các tác nhân xã hội vượt ra khỏi cộng đồng khoa học truyền thống.

Các quốc gia thành viên được khuyến khích ưu tiên 7 lĩnh vực hành động triển khai KN KHM, gồm: (1) Thúc đẩy sự hiểu biết chung về khoa học mở, các lợi ích và thách thức có liên quan, cũng như các con đường đa dạng tới khoa học mở; (2) Phát triển môi trường chính sách tạo thuận lợi cho khoa học mở;(3) Đầu tư vào các hạ tầng và dịch vụ khoa học mở; (4) Đầu tư vào nhân lực, giáo dục, đào tạo, sáng số và xây dựng năng lực cho khoa học mở; (5) Thúc đẩy văn hóa khoa học mở và điều chỉnh các ưu đãi cho khoa học mở; (6) Thúc đẩy các tiếp cận đổi mới sáng tạo cho khoa học mở ở các giai đoạn khác nhau của quá trình khoa học; và (7) Thúc đẩy hợp tác quốc tế và nhiều bên liên quan trong bối cảnh khoa học mở và với quan điểm nhằm làm giảm các phân cách số, công nghệ và kiến thức.

Tại cuộc họp trên trực tuyến ngày 28/04/2022 bàn về việc triển khai KN KHM, đại diện Ban Chỉ đạo KHM của Tổng Giám đốc UNESCO đã chia sẻ với các quốc gia thành viên của UNESCO và Đối tác Khoa học Mở (Open Science Partnership) về chiến lược triển khai KN KHM. Bên cạnh 2 tổ chức nêu trên, KN KHM còn được triển khai thông qua các nhóm làm việc có liên quan tới các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới việc triển khai nó như: (1) Xây dựng năng lực; (2) Chính sách và các công cụ chính sách; (3) Cấp vốn và các ưu đãi; (4) Hạ tầng; (5) Khung giám sát; và (6) Liên ngành.

B. Hoạt động của Nhóm Làm việc về XDNL KHM của UNESCO

Mục đích của việc xây dựng năng lực (XDNL) KHM, cũng là mục đích công việc chính của Nhóm làm việc về XDNL KHM, là để biên soạn/phát triển các module đào tạo và các khóa tập huấn về KHM cho các tác nhân KHM khác nhau nhằm tạo lập, cải thiện và phát triển năng lực của họ ở các mức cá nhân, cơ sở và quốc gia để hiểu, thiết kế, triển khai, theo dõi và giám sát các thực hành KHM phù hợp với KN KHM của UNESCO. Việc triển khai XDNL KHM cho các bên liên quan cũng là nhằm để đáp ứng các nhu cầu của lĩnh vực triển khai KN KHM số 4 được nêu ở trên: đầu tư vào nhân lực, giáo dục, đào tạo, sáng số và xây dựng năng lực cho khoa học mở.

Cuộc họp đầu tiên của Nhóm làm việc về XDNL KHM đã diễn ra vào ngày 12/05/2022. Theo thông báo từ UNESCO, đã có 126 người tình nguyện đăng ký tham gia nhóm này, tới từ hơn 40 quốc gia, đại diện cho nhiều cơ sở và tổ chức có liên quan tới KHM trên thế giới từ hầu như tất cả các khu vực, gồm: (1) Các trường đại học và các viện nghiên cứu; (2) Các cơ sở giáo dục, các sáng kiến giáo dục, từ các nhà giáo dục cho tới những người làm chính sách và các nhà quản lý giáo dục; (3) Các chuyên gia khoa học công dân; (4) Các viện nghiên cứu khoa học quốc gia; (5) Các hiệp hội đại học; (6) Các thủ thư; (7) Các sáng kiến khoa học mở; (8) Các nhà cấp vốn nghiên cứu; (9) Các nhà xuất bản truy cập mở; (10) Các phái đoàn thường trực của các quốc gia tại UNESCO; và (12) Một số tổ chức trực thuộc UNESCO.

Hiện tại, Nhóm làm việc về xây dựng năng lực KHM của UNESCO đang triển khai các công việc cụ thể về xây dựng năng lực KHM sau:

  1. Tổng hợp và lập chỉ mục các module và tư liệu đào tạo KHM hiện có trên thế giới thông qua việc thu thập thông tin về các module đào tạo hiện có trên thế giới về KHM cho các tác nhân khác nhau của KHM[2].

  2. Tạo lập và cung cấp các module đào tạo mới và cần thiết bổ sung về KHM cho các tác nhân KHM khác nhau.

Các module đào tạo KHM sẽ tập trung vào các khía cạnh được nêu trong KN KHM, cụ thể gồm: (1) Định nghĩa, phạm vi, giá trị, các nguyên tắc của KHM; (2) Kiến thức KHM: Truy cập Mở; Dữ liệu Nghiên cứu Mở; Tài nguyên Giáo dục Mở; Phần mềm Nguồn Mở/Mã nguồn Mở; Phần cứng Mở; (3) Hạ tầng KHM; (4) KHM và sự tham gia của các tác nhân trong xã hội; (5) Các công cụ chính sách KHM; (6) Việc cấp vốn và các ưu đãi cho KHM; (7) KHM và các quyền sở hữu trí tuệ; (8) KHM cho các nhà khoa học sự nghiệp sớm; và (9) Giám sát KHM.


Các trụ cột và thành phần của Khoa học Mở

Danh sách sơ bộ các module đào tạo KHM theo các khía cạnh vừa được nêu ở thời điểm ngày 18/05/2022 cũng đã được giới thiệu[3]. Với danh sách này, các bên liên quan tới giáo dục và đào tạo KHM đã có thể bắt đầu tham khảo để sử dụng ngay từ bây giờ.



C. Các bài trình bày về XDNL KHM

Tại cuộc họp, đã có các bài trình bày về XDNL KHM hiện nay[4] của các khách mời được lựa chọn từ các khu vực khác nhau trên thế giới, lần lượt được nêu ngắn gọn dưới đây, với mong muốn giới thiệu các module/khóa đào tạo từ các nội dung đó như là các tham chiếu có giá trị cho bất kỳ ai có quan tâm trong việc giáo dục và đào tạo các năng lực/kỹ năng của KHM ở Việt Nam hiện nay:

  1. Khóa học Trực tuyến Mở Đại chúng về Khoa học Mở - OS MOOC (Open Science Massive Open Online Course[5]) do cô Paola Masuzzo từ Viện Nghiên cứu và Giáo dục Mở Phân phối Toàn cầu - IGDORE (Institute for Globally Distributed Open Research and Education) trình bày. OS MOOC mang giấy phép mở CC0, cho phép bất kỳ ai truy cập được nó không mất tiền và người sử dụng có đủ quyền tự do để giữ lại, sử dụng lại, tùy chỉnh hay phân phối lại (Hình 1a[6]). OS MOOC được chia thành nhiều module (Hình 1b), ví dụ như module về Tài nguyên Giáo dục Mở (Open Educational Resources) hoặc module về đánh giá mở (Open Evaluation). OS MOOC được phát triển trên kho lưu trữ mã nguồn dựa vào web GitHub (Hình 1c) và toàn bộ mã nguồn của OS MOOC hiện hành được lưu trữ trong 25 kho mà bất kỳ ai cũng có thể tải về tất cả các mã nguồn đó một cách hợp pháp (Hình 1d). Các module của OS MOOC còn được đặt trên YouTube dưới dạng các video (Hình 1e[7]) mang giấy phép mở Creative Commons Ghi công (CC BY), cho phép bất kỳ ai tải về để sử dụng, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối lại, miễn là thừa nhận ghi công đúng cho (các) tác giả. OS MOOC sẽ còn được phát triển tiếp.




Hình 1e. Open Science MOOC trên YouTube



  1. Trang dành cho KHM của tổ chức Tạo thuận lợi Đào tạo Khoa học Mở cho Nghiên cứu của châu Âu - FOSTER[8] (Facilitate Open Science Training for European Research). Trang có nhiều tư liệu các khóa đào tạo[9] về KHM cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm tài liệu Sổ tay Đào tạo KHM (Open Science Training Handbook) cho những người mới bắt đầu làm quen với KHM[10].


Hình 2. Các tư liệu đào tạo về KHM trên trang chủ của FOSTER


  1. Các hoạt động đào tạo trong các năm 2020-2022 của Mạng các Kho KHM Mỹ Latin - LA Referencia[11] (Latin America Open Science Repository Network). Khác với 2 bài trình bày ở trên, bài trình bày này chủ yếu nói về các hoạt động liên quan tới KHM ở Mỹ Latin trong các năm 2020-2022. Mạng này hiện có 12 thành viên từ các quốc gia Mỹ Latin tham gia, như trên Hình 3.


Hình 3. Các quốc gia thành viên của mạng LA Referencia

  1. Xây dựng năng lực KHM ở châu Phi[12]. Bài nêu các hoạt động, các tài nguyên của các khóa đào tạo của các quốc gia và các tổ chức ở châu Phi có liên quan tới tất cả các khía cạnh của KHM như: (1) Định nghĩa và Phạm vi của KHM; (2) các thành phần của KT KHM (cụ thể: (2a)Truy cập mở, bao gồm cả rà soát lại ngang hàng mở; (2b) Dữ liệu Nghiên cứu Mở; (2c) Tài nguyên Giáo dục Mở; (2d) Phần mềm Nguồn Mở và Mã nguồn Mở; và (2e) Phần cứng Mở); (3) KHM và các hệ thống tri thức bản địa; (4) KHM và sự tham gia của các tác nhân xã hội; (5) Hạ tầng KHM. Đặc biệt, bài trình bày giới thiệu một bảng dữ liệu về các hoạt động XDNL KHM của châu Phi[13] với các đường liên kết tới các tài nguyên có liên quan tới các khía cạnh của KHM được nêu ở trên để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tìm tới chúng và sử dụng chúng.


Hình 4. Ví dụ về XDNL KHM ở châu Phi

  1. Miller, Jennifer. (2022). Giáo trình Mở: KN KHM của UNESCO (Open Syllabus: UNESCO Recommendation on Open Science (1.0)). Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.5823531. Khóa học này sử dụng KN KHM của UNESCO để giảng dạy các nguyên tắc của KHM và phát triển các cộng đồng thực hành KHM. Khóa học được thiết kế để giúp các nhà nghiên cứu sự nghiệp sớm phát triển sự hiểu biết các nguyên tắc KHM và khả năng nhận biết các nguyên tắc đó trong các ngữ cảnh công việc của riêng họ. Khóa học dài 15 tuần.

  2. Xây dựng năng lực KHM ở khu vực châu Á - Thái bình dương. Đây là bài do Eunjung Shin từ Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc trình bày. Bài nêu lên một số hoạt động XDNL KHM trong khu vực, không tham chiếu tới các tài nguyên giáo dục và các module đào tạo về KHM.



D. Lộ trình XDNL KHM thời gian tới

Nhóm làm việc về XDNL KHM cũng đã đưa ra lộ trình các công việc trong thời gian tới của nhóm, đặc biệt nhằm vào việc khai trương Nền tảng XDNL KHM, dự kiến vào tháng 12/2022.


Hình 5. Lịch trình của Nhóm Làm việc về XDNL KHM của UNESCO

Từ lịch trình của Nhóm Làm việc về XDNL KHM của UNESCO như trên Hình 5 cho thấy các công việc của nhóm trong giai đoạn sắp tới gồm:

  • Tháng 5 – 6: Ánh xạ các sáng kiến và các tư liệu đào tạo hiện có

  • Tháng 7 - 9: Lựa chọn các tư liệu đào tạo cho nền tảng/chỉ mục xây dựng năng lực KHM của UNESCO

  • Tháng 10 – 12: Phân tích các thách thức/khoảng cách

  • Tháng 12: Khai trương nền tảng XDNL KHM của UNESCO

  • Năm 2023: Lấp các khoảng trống và giám sát tác động

Dự kiến cuộc họp tiếp sau của Nhóm này sẽ diễn ra trên trực tuyến ngày 05/09/2022.



E. Kết luận và một vài gợi ý

UNESCO hiện đang dẫn dắt triển khai các nội dung của KN KHM vào thực tế cuộc sống ở phạm vi toàn cầu với một trong những cách thức triển khai là đi qua các Nhóm làm việc về KHM, trong đó có Nhóm Làm việc về XDNL KHM.

Qua các bài được chọn trình bày tại cuộc họp đầu tiên của Nhóm Làm việc về XDNL KHM, có thể thấy nhiều nguồn nội dung KHM (các bài 1, 2, 4, và 5) bên cạnh các dạng hoạt động XDNL KHM (3 và 6) đã được giới thiệu. Chúng đều là những nguồn tham chiếu rất tốt cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, biết rằng các hoạt động liên quan tới KHM ở Việt Nam còn rất hạn chế, cả về nguồn nội dung cũng như các dạng hoạt động XDNL KHM.

Để các nguồn nội dung về XDNL KHM có thể với tới được nhiều đối tượng khác nhau, gợi ý từ năm 2023 trở đi, Việt Nam nên xây dựng và triển khai các đề tài, dự án và/hoặc đề án giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức và XDNL KHM, bao gồm công việc Việt hóa tài liệu một số khóa học về KHM, ví dụ như: OS MOOC; các tư liệu cho nhiều đối tượng của FOSTER, bao gồm Sổ tay Đào tạo Khoa học Mở; hay các khóa đào tạo về KHM cho châu Phi hiện đang được đăng trên trang Zenodo của Ủy ban châu Âu; hay Giáo trình Mở: Khuyến nghị KHM của UNESCO của tác giả Miller, Jennifer.

Sự kiện khai trương nền tảng XDNL KHM của UNESCO dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2022 chắc chắn sẽ là sự kiện quan trọng và được cả thế giới KHM đón chờ và hy vọng Bộ KHCN, giới khoa học và nghiên cứu ở Việt Nam cũng sẽ có các hoạt động cụ thể để chào mừng sự kiện quan trọng đó. Từ nền tảng này, nhiều module giáo dục và đào tạo về mọi khía cạnh XDNL KHM chắc chắn sẽ là sẵn sàng cho mọi đối tượng của nó, và có thể chúng sẽ vẫn còn cần được tùy chỉnh cho phù hợp với ngữ cảnh cụ thể của từng quốc gia và/hoặc địa phương. Việt Nam cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể tận dụng được tốt nhất nền tảng XDNL KHM của UNESCO.

Gợi ý Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ – ngành - địa phương và/hoặc các Hội/Hiệp hội nghề nghiệp và các bên liên quan để thực hiện các công việc nêu trên càng sớm càng tốt. Đây chắc chắn là cách tốt nhất để khoa học và giáo dục Việt Nam có khả năng bắt kịp với nhịp độ phát triển trong XDNL KHM của thế giới.



F. Các chú giải

[1] UNESCO, 2021: UNESCO Recommendation on Open Science: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000379949. Bản dịch sang tiếng Việt có tại: https://www.dropbox.com/s/l3q04t99nil5mgo/379949eng_Vi-25112021.pdf?dl=0

[2] UNESCO: Mapping open and internationally relevant open science capacity building and training modules to support the implementation of the UNESCO Recommendation on Open Science: https://en.unesco.org/feedback/mapping-open-and-internationally-relevant-open-science-capacity-building-and-training

[3] UNESCO: Mapping open and internationally relevant open science capacity building and training modules to support the implementation of the UNESCO Recommendation on Open Science. DRAFT collation as at 18 May 2022: https://www.unesco.org/sites/default/files/medias/fichiers/2022/05/Open%20Science_Capacity_Building_Preliminary_Collation.pdf

[4] Các bài trình bày của các diễn giả tại cuộc họp trên trực tuyến của Nhóm Làm việc về Xây dựng Năng lực Khoa học Mở của UNESCO ngày 12/05/2022: https://www.unesco.org/sites/default/files/medias/fichiers/2022/05/Existing%20initiatives%2C%20opportunities%20and%20gaps%20for%20Open%20Science%20capacity%20building.pdf

[5] Open Science MOOC: https://opensciencemooc.eu/

[6] Hình từ bài của Paula Masuzzo, IGDORE, 12/05/2022: Open Science MOOC: https://www.unesco.org/sites/default/files/medias/fichiers/2022/05/Existing%20initiatives%2C%20opportunities%20and%20gaps%20for%20Open%20Science%20capacity%20building.pdf

[7] Open Science MOOC: https://www.youtube.com/channel/UCuRYnv28aGLz6iyxduJhf9g/playlists

[8] FOSTER: https://www.fosteropenscience.eu/

[9] FOSTER’s courses: https://www.fosteropenscience.eu/courses

[10] FOSTER: Open Science Training Handbook: https://www.fosteropenscience.eu/content/open-science-training-handbook

[11] LA Referencia: https://www.lareferencia.info/en/

[12] Havemann, Jo, & Owango, Joy. (2022, May 12). Open Science Capacity Building in Africa. Zenodo. https://doi.org/10.5281/zenodo.6542799

[13] Louise Bezuidenhout, Joy Owango, Niklas Zimmer and Jo Havemann: Dataset on Open Science Capacity Builing in Africa: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1Nl_GdPen4kX3oDBQPI3kF-_FQGJXfO5uHUgPJMRwl0g/edit?userstoinvite=niklas.zimmer@uct.ac.za&actionButton=1#gid=0




 

Giấy phép nội dung: CC BY 4.0 Quốc tế

Lê Trung Nghĩa