Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Các chuẩn mở đáp ứng được cho đám mây

OpenStack: Open Standards Meet The Cloud

Tuesday, 27 July 2010 03:00 Jim Zemlin

Theo: http://www.linux.com/news/featured-blogs/158-jim-zemlin/333721-openstack-open-standards-meet-the-cloud

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/07/2010

Lời người dịch: Vừa rồi là Google Apps for Government có được chứng chỉ về an ninh của Liên bang Mỹ, rồi Lockheed Martin và Bộ An ninh Quốc nội Mỹ hỗ trợ cho hệ thống ngăn chặn và phát hiện thâm nhập trái phép nguồn mở Suricata, nay thì tới lượt Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ – NASA qua lời của Chủ tịch Quỹ Linux Jim Zemlin: “Chúng tôi hân hạnh thấy OpenStack, dự án nguồn mở mới cho các dự án điện toán đám mây từ Rackspace và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA. Trong quá khứ, chỉ những cơ quan lớn như NASA có được sự truy cập tới tính năng của siêu máy tính để hoàn thiện các dự án tính toán phạm vi rộng của mình. NASA đã cấp mã nguồn mà họ đã phát triển để quản lý các môi trường của họ cho dự án OpenStack để cho phép những người khác cùng tham gia vào... Nhưng có nhiều hơn đối với OpenStack: nó còn có sức mạnh của các chuẩn mở và cách mà điều này liên quan tới đám mây... Quỹ Linux sung sướng thấy điều mới này mà nó được dựa trên sự phát triển mở, hợp tác cũng như các chuẩn mở. Không có các chuẩn mở trong điện toán đám mây, thì chúng ta có thể đã đâm đầu vào sự khóa trói y hệt như nó từng nêm chặt nền công nghiệp này”.

Phát triển hợp tác đã san bằng sân chơi và đã trao sức mạnh cho từng cá nhân. Một người trẻ tuổi từ Phần Lan đã bắt đầu một dự án, đã mời những người khác giúp đỡ, và đã bắt đầu một cuộc cách mạng điện toán. Ngày hôm nay 2 người có thể sử dụng các dịch vụ đám mây và phần mềm tự do để bắt đầu kinh doanh mà trước đó đã cần tới hàng triệu USD vốn đầu tư rủi ro. Các nhà sản xuất nhỏ các thiết bị, bằng việc sử dụng nguồn mở, bây giờ có thể sử dụng những phần mềm y hệt được sử dụng bởi những người khổng lồ trong nền công nghiệp. Tuy nhiên, đã từng có một lĩnh vực bị bỏ quên: siêu máy tính phạm vi rộng.

Chúng tôi hân hạnh thấy OpenStack, dự án nguồn mở mới cho các dự án điện toán đám mây từ Rackspace và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA. Trong quá khứ, chỉ những cơ quan lớn như NASA có được sự truy cập tới tính năng của siêu máy tính để hoàn thiện các dự án tính toán phạm vi rộng của mình. NASA đã cấp mã nguồn mà họ đã phát triển để quản lý các môi trường của họ cho dự án OpenStack để cho phép những người khác cùng tham gia vào. Với OpenStack, “việc sử dụng những thành phần, các tổ chức này có thể có khả năng biến các phần cứng vật lý thành những môi trường đám mây có thể mở rộng được phạm vi bằng việc sử dụng cùng các mã nguồn hiện đang được sản xuất để phục vụ cho hàng chục ngàn các khách hàng và các dự án lớn của chính phủ”.

Hãy tưởng tượng những khả năng của các nhà khoa học khắp thế giới có khả năng tham gia vào sức mạnh này của điện toán. Sự đổi mới sáng tạo trong điện toán đám mây sẽ ảnh hưởng tới sự đổi mới sáng tạo trong những cố gắng như vậy như khoa học về thời tiết, mô hình hóa DNA, và nghiên cứu y học. Tôi có thể tranh luận sẽ có thể không có lĩnh vực đổi mới sáng tạo nào mà sẽ giành được sự trả lại nhiều như vậy.

Collaborative development has leveled the playing field and given power to the individual. One young man from Finland started a project, invited others to help, and started a computing revolution. Today two people can use cloud services and free software to start businesses that before needed millions of VC funding. Small device manufacturers, by using open source, can now use the same software used by industry giants. There has been one space missing, however: large scale super computing.

We’re pleased to see OpenStack, the new open source project for cloud computing projects from Rackspace and NASA. In the past, only large institutions like NASA had access to super computing functionality to complete large-scale computational projects. NASA has donated the code they have developed to manage their environments to the OpenStack project to allow others to tap into the same power. With OpenStack, “using these components, organizations would be able to turn physical hardware into scalable and extensible cloud environments using the same code currently in production serving tens of thousands of customers and large government projects.”

Imagine the possibilities of scientists around the world able to tap into this computing power. Innovation in cloud computing will impact innovation in such endeavors as climate science, DNA modeling, and medical research. I would argue there is probably no other area of innovation that will garner as much return.

Nhưng có nhiều hơn đối với OpenStack: nó còn có sức mạnh của các chuẩn mở và cách mà điều này liên quan tới đám mây. Điện toán đám mây là cuộc vật lộn hoang dã của điện toán ngay bây giờ với các chiến lược cạnh tranh và các công nghệ đấu tranh để áp đảo. Quỹ Linux sung sướng thấy điều mới này mà nó được dựa trên sự phát triển mở, hợp tác cũng như các chuẩn mở. Không có các chuẩn mở trong điện toán đám mây, thì chúng ta có thể đã đâm đầu vào sự khóa trói y hệt như nó từng nêm chặt nền công nghiệp này. Dựa vào những gì mà tôi có thể thấy từ dự án OpenStack, mục tiêu của Rackspace dường như sẽ là để hạn chế sự khóa trói vào nhà cung cấp. Nếu là vậy, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một sự tăng tốc khổng lồ trong trí thông minh của đám mây của các công ty nhỏ và lớn mà họ không ngần ngại bước vào.

Đây là một động thái nổi bật của Rackspace, “cho hết” những gì nhiều người muốn thấy như công nghệ sở hữu độc quyền của họ và cho phép những người khác cạnh tranh với họ. Tuy nhiên, nó cộng hưởng với những động thái trước đó, mà đã đưa ra rất tốt cho các công ty có liên quan. Chỉ nhìn vào các bảng cân đối chi tiêu của Red Hat hoặc IBM để thấy các kết quả của việc ôm lấy các mô hình phát triển nguồn mở và hợp tác. Khi những cá nhân có sức mạnh để bắt đầu các dự án và mời những người khác tham gia vào cùng với họ, thì những thứ tuyệt vời có thể xảy ra. Hãy hỏi con người từ Phần Lan điều này. Hãy để mắt tới OpenStack: tôi nghĩ chúng ta tất cả có thể cùng hưởng lợi.

But there is more to OpenStack: it also gets the power of open standards and how this relates to the cloud. Cloud Computing is the wild west of computing right now with competing strategies and technologies fighting for dominance. The Linux Foundation is pleased to see this new entry that is based on open, collaborative development as well as open standards. Without open standards in cloud computing, we could be headed to the same vendor lock that once gripped the industry. Based on what I can see from the Open Stack project, Rackspace’s aim seems to be to eliminate vendor lock in. If so, I think we will see a huge acceleration in cloud uptake by companies small and large who have been hesitant to enter.

This is a bold move by Rackspace, “giving away” what many would see as their proprietary technology and enabling others to compete with them. It echoes previous moves, however, that turned out very well for the companies involved. Just look at the balance sheets of Red Hat or IBM to see the result of embracing open source and collaborative development models. When individuals have the power to start projects and invite others to join them, great things can happen. Just ask that guy from Finland. Let’s keep an eye on Open Stack: I think we all may benefit.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.