Bài
viết cho Hội thảo “Thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp
mở, linh hoạt trong dịch vụ việc làm - Thực hiện mục
tiêu việc làm trong chương trình nghị sự về phát triển
bền vững”
Bến
Tre, Thứ sáu - ngày 23/11/2018
----------------------------------------------------------------
Tóm
tắt: Trong thực tế, có hàng tỷ tài nguyên giáo dục
mở (TNGDM), tài nguyên được cấp phép mở mà bất kỳ
ai cũng có thể tự do sử dụng, sử dụng lại, tùy biến
thích nghi và phân phối lại. Trong số đó, chắc chắn có
không ít các tài nguyên giáo dục nghề nghiệp mở
(TNGDNNM) có thể được khai thác để đưa vào đào tạo
nghề và hoạt động dịch vụ việc làm. Trong nhiều
trường hợp, cách thức khai thác các TNGDNNM là không khác
gì với các TNGDM nói chung. Bài viết này đưa ra cách thức
khai thác chung đó với các ví dụ chủ yếu nhằm vào các
TNGDNNM.
----------------------------------------------------------------
Để
có thể khai thác tốt các tài nguyên giáo dục nghề
nghiệp mở (TNGDNNM), trước hết bạn cần nắm được
định nghĩa giáo dục mở, định nghĩa và nguyên tắc 5R
của tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational
Resources), viết tắt trong tiếng Việt là TNGDM. Bài viết
này giả thiết bạn đã biết rõ về những khái niệm cơ
bản đó[1] [2].
Khai
thác các TNGDNNM được hiểu tối thiểu là các hoạt động
tìm kiếm để tải về sử dụng, sử dụng lại, tùy
biến thích nghi và phân phối lại và/hoặc chia sẻ các
tài nguyên đó trên Internet sao cho những người khác cũng
có thể tự do tiến hành các hoạt động tương tự. Vì
vậy, trước hết, bạn phải nắm rõ các hệ thống giấy
phép của cả phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) và hệ
thống giấy phép cho các tư liệu mở, phổ biến nhất là
Creative Commons.
A.
Hệ thống giấy phép MỞ
A.1
Hệ thống giấy phép của PMTDNM
Thông
thường, người sử dụng PMTDNM có 4 quyền cơ bản sau:
-
Tự
do để sử dụng vì bất kỳ mục đích gì
-
Tự
do để phân phối phần mềm đó cho bất kỳ ai
-
Tự
do để sửa đổi phần mềm đó cho phù hợp với nhu cầu
sử dụng của mình. Và để làm được việc này, mã
nguồn của phần mềm cần phải được đặt trên
Internet để bất kỳ ai cũng có thể truy cập tự do tới
nó.
-
Tự
do để phân phối các bản phái sinh của phần mềm ban
đầu đã được sửa đổi đó.
Bảng
1: Đặc tính của 2 họ các giấy phép PMTDNM được sử
dụng phổ biến nhất.
Tính
không tương thích của 2 giấy phép phần mềm nguồn mở
khác nhau. Nếu 2 chương trình phần mềm nguồn mở có
2 giấy phép không tương thích với nhau được gắn với
2 phần mềm đó, thì lập trình viên không thể sao chép
một một (vài) đoạn của chương trình này để dán vào
thân chương trình kia vì trong trường hợp đó lập trình
viên sẽ vi phạm các điều khoản/điều kiện của ít
nhất một trong hai giấy phép.
A.2
Hệ thống giấy phép Creative Commons
Hệ
thống giấy phép mở Creative Commons được phát minh ra vào
năm 2001. Cho tới hết năm 2017, trên thế giới đã có hơn
1 tỷ 471 triệu tài nguyên được cấp phép mở Creative
Commons[3], trong đó có khả năng cũng có nhiều TNGDNNM.
Hình
1: Các dạng giấy phép Creative Commons[4]
Hình
1 cho thấy:
-
Hệ
thống giấy phép mở Creative Commons có 4 yếu tố tùy
chọn
-
Ghi
công (Attribution), ký hiệu là BY và có biểu tượng là
hình người trong hình tròn. Với tùy chọn này trong giấy
phép, người khác có thể sao chép, phân phối, hiển
thị, thể hiện và pha trộn tác phẩm nếu họ thừa
nhận ghi công tên của người sáng tạo.
-
Chia
sẻ tương tự (Share Alike), ký hiệu là SA và có biểu
tượng là hình chữ C ngược có đầu có mũi tên và
nằm trong hình tròn.
-
Phi
thương mại (Non Commercial), ký hiệu là NC và có biểu
tượng là dấu dollar ($) bị gạch chéo và nằm trong
hình tròn.
-
Không
có các tác phẩm phái sinh (No Derivative Works), ký hiệu
là ND và có biểu tượng là dấu bằng (=) trong hình
tròn.
-
Từ
4 yếu tố tùy chọn nêu trên đã tạo thành 6 giấy phép
tiêu chuẩn, cộng thêm với 1 giấy phép đặc biệt (nằm
trên cùng trong Hình 1). Ý nghĩa của từng giấy
phép được nêu trong Bảng 2.
Bảng
2. Ý nghĩa của các giấy phép Creative Commons
-
Không
phải giấy phép mở Creative Commons nào cũng được sử
dụng để cấp phép cho tài nguyên để trở thành TNGDM.
Các giấy phép Creative Commons có yếu tố ND (không có các
tác phẩm phái sinh) không được sử dụng để cấp phép
cho các tài nguyên để trở thành TNGDM vì chúng không cho
phép tùy biến thích nghi tác phẩm gốc ban đầu, và điều
này là không đáp ứng được với định nghĩa của
TNGDM. Các giấy phép đó gồm: CC BY-ND và CC BY-NC-ND, là 2
giấy phép nằm bên dưới cùng trong Hình 1.
A.3
Công cụ chọn và sinh giấy phép Creative Commons, thừa
nhận ghi công tác giả
Hình
2: Công cụ chọn giấy phép Creative Commons
Là
tác giả của tác phẩm/tài nguyên, bạn có toàn quyền
lựa chọn giấy phép bạn muốn để cấp cho tác phẩm/tài
nguyên đó.
1.
Công cụ chọn giấy phép Creative Commons
Bạn
sử dụng công cụ này khi bạn muốn:
-
Chọn
giấy phép cho tài nguyên bạn tạo ra để biến nó thành
TNGDM và/hoặc TNGDNNM.
-
Giúp
những người sử
dụng tài nguyên
thừa nhận ghi công cho chính bạn như là tác giả của
tài nguyên được cấp phép mở đó bằng các thông tin
bạn muốn.
Để
có được hướng dẫn chi tiết từng bước và trực quan
hơn bằng hình ảnh cách để sử dụng công cụ chọn
giấy phép Creative Commons, xem wikihow.vn*.
2.
Công cụ sinh giấy phép Creative Commons
Hình
3: Công cụ sinh giấy phép Creative Commons
Bạn
sử dụng công cụ này khi bạn muốn pha trộn 2 tài nguyên
có sẵn trên Internet để tạo ra một tác phẩm/tài nguyên
phái sinh bạn mong muốn có, ví dụ, để tạo ra một bài
giảng. Ví dụ: bạn pha trộn một tài nguyên là một
video với một tài nguyên khác là một hình ảnh; cả 2
tài nguyên đó đều có sẵn trên Internet và đều được
cấp phép mở Creative Commons.
Để
có được hướng dẫn chi tiết từng bước và trực quan
hơn bằng hình ảnh cách để sử dụng công cụ sinh giấy
phép Creative Commons, xem wikihow.vn*.
Hình
4 giúp bạn nhanh chóng chọn đúng các cặp giấy
phép CC nào tương thích với nhau khi kết hợp 2 tài nguyên
bạn tải về từ Internet.
Hình
4: Tính tương thích của các giấy phép Creative
Commons[5]
Lưu
ý: Trong mọi trường hợp, bạn phải tuân thủ nguyên
tắc: Bạn chỉ có thể cấp phép mở cho những gì bạn
tạo ra; Bạn không thể cấp phép mở cho những gì bạn
không tạo ra. Vì vậy, nếu làm việc trong một bộ
sưu tập hoặc một tác phẩm có các tài nguyên của các
tác giả khác nhau, bạn cần chỉ rõ các tài nguyên nào
bạn tạo ra, các tài nguyên nào các tác giả khác tạo
ra, và các tài nguyên nào bạn sưu tầm và kết hợp.
Lưu
ý: Nguyên tắc thừa nhận ghi công tối thiểu và có
hiệu quả cho các tài nguyên được cấp phép mở được
ghi nhận là theo TASL, như theo Hình 5.
Hình
5: Nguyên tắc TASL để thừa nhận ghi công cho
tác giả
B.
Tìm kiếm để sử dụng PMTDNM
Các
PMTDNM cũng là các tài nguyên được cấp phép mở và một
khi chúng được sử dụng trong giáo dục, thì chúng cũng
là các TNGDM. Tuy nhiên, trong phần này sẽ không nêu cách
sử dụng bất kỳ PMTDNM nào, mà chỉ nêu cách tìm kiếm
chúng, phòng khi bạn cần tới chúng để tạo lập các
TNGDM không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ
thuật.
Bạn
có thể tìm kiếm PMTDNM bằng việc sử dụng công cụ tìm
kiếm của Google với cụm từ tìm kiếm ‘Linux
equivalent’.
Bạn sẽ nhận được danh sách các kết quả tìm kiếm
với các đường liên kết tới các website đáp ứng được
cụm từ tìm kiếm
đó. Vài
trong vô số các đường liên kết trong kết quả tìm kiếm
được trả về mà bạn có thể kiểm tra là:
http://wiki.linuxquestions.org/wiki/Linux_software_equivalent_to_Windows_software
hoặc https://www.osalt.com/.
Khai thác các đường liên kết đó, bạn sẽ thấy các
lựa chọn PMTDNM có thể thay thế cho các phần mềm nguồn
đóng trong mọi chủng loại.
C.
Tìm kiếm và sử dụng TNGDNNM
Phần
này sẽ nêu các nguyên tắc chung bạn sẽ tiến hành tìm
kiếm và sử dụng TNGDM với các ví dụ cụ thể nhằm
vào các TNGDNNM và với hệ thống giấy phép Creative
Commons.
Một
vài nguyên tắc cơ bản khi tìm kiếm và sử dụng TNGDM:
-
Trong
mọi tìm kiếm, bước kiểm tra giấy phép CC luôn
phải được tiến hành trước khi chọn tải về
bất kỳ tài nguyên nào bạn muốn sử dụng từ Internet.
-
Chỉ
tải về các tài nguyên được cấp phép mở Creative
Commons để sử dụng để đảm bảo không có bất kỳ
sự vi phạm nào về bản quyền và sở hữu trí tuệ.
-
Hầu
hết các công cụ/các trang web tìm kiếm chỉ cho phép tìm
kiếm bằng tiếng Anh, ngoại trừ các công cụ và/các
trang web do Google quản lý, là cho phép tìm kiếm bằng
tiếng Việt, ví dụ như: (1) công cụ của Google để tìm
kiếm vạn năng; (2) công cụ của Google để tìm hình
ảnh; (3) trang YouTube, .v.v.
-
Hầu
hết các trang yêu cầu bạn đăng ký tài khoản để có
thể tải về và/hoặc tải lên các tài nguyên; việc
đăng ký tài khoản là khá dễ dàng và không mất chi phí
nào.
Lưu
ý quan trọng: Tất cả các thực hành tìm kiếm từng
nội dung trong phần ‘C. Tìm kiếm và sử dụng TNGDNNM’
này đều có thể tham khảo các bài viết trên wikihow.vn*
để có hướng dẫn trực quan từng bước cách làm.
C.1
Tìm kiếm để sử dụng bằng công cụ vạn năng
Hình
6: Công cụ tìm kiếm vạn năng trên website Creative Commons
Sử
dụng công cụ tìm kiếm vạn năng của Creative Commons, như
trong Hình 6.
Để
tìm kiếm, hãy tiến hành các bước sau:
-
-
Gõ
cụm từ tìm kiếm vào trường tìm kiếm. Ví dụ gõ cụm
từ ‘OER in TVET’ để tìm kiếm TNGDM trong giáo
dục và huấn luyện kỹ thuật và nghề nghiệp bằng
tiếng Anh.
-
Chọn
giấy phép bạn muốn có đối với các tài nguyên sẽ
được tìm thấy bằng việc chọn hoặc bỏ chọn 2 ô
vuông nhỏ nằm ngay bên dưới trường tìm kiếm:
-
chọn
ô bên trên nếu bạn muốn tài nguyên kết quả sử
dụng được cho các mục đích thương mại (use for
commercial purposes)
-
chọn
ô bên dưới nếu bạn muốn sửa đổi, tùy biến
thích nghi hoặc xây dựng dựa vào (modify, adapt, or build
on) tài nguyên kết quả đó
-
Tiến
hành tìm kiếm bằng việc nhấn vào một trong các ô chữ
nhật bên dưới cụm từ ‘Searching using:’ (Tìm
kiếm bằng việc sử dụng:). Ví dụ:
-
Nếu
nhấn vào ô chữ nhật có từ ‘Google web’, bạn sẽ
tìm kiếm web bằng công cụ tìm kiếm của Google
-
Nếu
bạn nhấn vào ô Flickr, bạn sẽ tìm kiếm các hình ảnh
trong Flickr.
-
Nếu
bạn nhấn vào ô YouTube, bạn sẽ tìm kiếm các video
trong YouTube.
-
Và
tương tự như vậy với các ô chữ nhật khác.
-
Kiểm
tra giấy phép của tài nguyên bạn định tải về để
sử dụng. Chỉ tải về để sử dụng tài nguyên được
cấp phép mở Creative Commons.
C.2
Tìm kiếm để sử dụng theo dạng nội dung
Dưới
đây liệt kê cách tìm kiếm để sử dụng một số trang
điển hình trên Internet theo các dạng nội dung khác nhau,
gồm:
-
Hình
ảnh:
-
Tìm
kiếm hình ảnh bằng công cụ Google Images.
Công cụ Google Images cho phép tìm các hình ảnh
trong nhiều kho hình ảnh khác nhau trên Internet, có
khả năng chọn tìm kiếm các hình ảnh với các giấy
phép CC khác nhau thông qua việc lựa chọn các quyền
khác nhau của người sử dụng, và nhiều tính năng cao
cấp khác.
-
Tìm
và duyệt nội dung một số trang hình ảnh điển hình.
-
Pexels
(https://www.pexels.com/).
Chỉ tìm kiếm được bằng tiếng Anh. Tất cả các
hình ảnh trên Pexels đều mang giấy phép CC0. Vì thế:
(1) bạn có thể sử dụng tự do các hình ảnh cho cả
các mục đích thương mại và phi thương mại; (2) bạn
không nhất thiết phải thừa nhận ghi công tác giả;
(3) bạn được phép sửa các hình ảnh cho phù hợp với
mục đích sử dụng của bạn.
-
Noun
Project
(https://thenounproject.com/).
Chỉ tìm kiếm được bằng tiếng Anh. Đây là dự án
quốc tế với hơn 1 triệu các biểu tượng do cộng
đồng toàn cầu tạo ra. Tất cả các biểu tượng đều
mang giấy phép CC BY. Vì thế bạn có thể tự do tải
về để sử dụng các biểu tượng đó vì bất kỳ
mục đích gì, kể cả thương mại, và bạn được
phép sửa đổi nó, miễn là bạn thừa nhận ghi công
cho tác giả của biểu tượng.
-
Video:
-
YouTube
(https://www.youtube.com/).
Tìm kiếm được cả bằng tiếng Việt. Có rất nhiều
video giáo dục và huấn luyện kỹ thuật và nghề nghiệp
- TVET (Technical and Vocational Education and Training) trên
YouTube. Điều quan trọng là bạn có thể tìm kiếm bằng
tiếng Việt các video trên YouTube. Lưu ý: Trên YouTube chỉ
có một dạng giấy phép Creative Commons duy nhất là CC
BY. Có thể tìm kiếm video mang giấy phép CC BY trên
YouTube bằng cách gõ thêm cụm từ ‘Creative Commons’
vào ngay sau cụm từ tìm kiếm, với phân cách bằng dấu
phẩy. Ví dụ: “kỹ
năng nấu ăn,
creative commons”.
-
Vimeo
Creative
Commons (https://vimeo.com/creativecommons).
Chỉ tìm kiếm được bằng tiếng Anh, ví dụ như
‘cooking
show’
(trình
diễn nấu ăn).
Vimeo Creative Commons là kho chứa các video được cấp
phép mở với tất cả các dạng giấy phép CC. Vì thế
nó được khuyến cáo để sử dụng cho mục đích giáo
dục và huấn luyện, đặc biệt khi bạn muốn tải lên
các video mang các giấy phép CC khác nhau, bao gồm 6 giấy
phép CC tiêu chuẩn và cả CC0. Bạn có thể lọc để
chọn tải về các video không mất tiền với bất kỳ
dạng giấy phép CC nào trên Vimeo.
-
Âm
thanh, nhạc:
-
YouTube
(https://www.youtube.com/).
Bạn có thể không chỉ tìm kiếm video, mà còn có thể
tìm kiếm các tệp âm thanh và nhạc trên YouTube, dù
bằng tiếng Anh hay tiếng Việt.
-
ccMixter
(http://dig.ccmixter.org/).
Chỉ tìm kiếm được bằng tiếng Anh. Bạn có thể tìm
các bài nhạc không mất tiền vì được cấp phép mở
CC để sử dụng cho các dự án thương mại hoặc cho
các video trò chơi.
-
MUSOPEN
(https://musopen.org/). Chỉ
tìm kiếm được bằng tiếng Anh. Bạn có thể tìm kiếm
và tự do tải về từ trang này gần chục ngàn bản
nhạc cổ điển nằm trong phạm vi công cộng, mỗi bản
nhạc có thể có vài phiên bản khác nhau. Bạn cũng có
thể tìm kiếm và tự do tải về từ trang này gần một
ngàn bản ghi âm với các giấy phép CC khác nhau của các
bản nhạc cổ điển.
-
Văn
bản, sách, sách giáo khoa,
tạp chí
-
DOAB
(https://www.doabooks.org/doab?uiLanguage=en).
Đây là thư mục sách truy cập mở (Directory Open Access
Book) với hơn 13.000 cuốn sách từ gần 300 nhà xuất bản
mà bạn có thể tìm kiếm/duyệt và tự do tải về sử
dụng.
-
DOAJ
(https://doaj.org/). Đây là thư
mục tạp chí truy cập mở (Directory Open Access Journal)
với hơn 12.000 tạp chí và
hơn 3 triệu bài báo được sử dụng tại gần 130 quốc
gia mà bạn có thể tìm kiếm/duyệt và tự do tải về
để sử dụng.
-
OpenStax
(https://openstax.org/). Đây
là trang dự án các sách giáo khoa mở OpenStax do đại
học Rice của nước Mỹ quản lý. Trang có vài chục
sách giáo khoa được sử dụng trong vài ngàn trường
đại học và cao đẳng của nước Mỹ và trên thế
giới (xem: https://openstax.org/adopters),
trong đó có vài trường đại học của Việt Nam. Bạn
có thể tìm kiếm/duyệt và tự do tải về sử dụng
bất kỳ sách giáo khoa nào. Hơn nữa, vì tất cả sách
giáo khoa của OpenStax được cấp phép mở CC
BY 4.0 Quốc tế,
bạn có thể dịch sang tiếng Việt và tùy biến thích
nghi chúng để sử dụng, kể cả vì mục đích thương
mại, nếu bạn muốn.
-
Siyavula
(https://www.siyavula.com/index.html).
Đây là trang dự án sách giáo khoa mở Siyavula của Nam
Phi, dành cho bậc tiểu học và trung học cơ sở. Mỗi
sách giáo khoa mở đều có phiên bản dành cho học sinh
và phiên bản hướng dẫn cho giảng viên.
Mỗi
sách giáo khoa đều có phiên bản tiếng Anh và phiên bản
tiếng Nam Phi.
Mỗi
sách giáo khoa đều có phiên bản mang giấy phép CC BY-ND
(không cho phép sửa đổi bản gốc) và phiên bản mang
giấy phép CC BY (cho phép làm bất kỳ điều gì với nó,
miễn là bạn thừa nhận ghi công tác giả). Mỗi sách
giáo khoa đều có ở định dạng tệp PDF và ePub mà bạn
có thể tự do tải về.
-
Dữ
liệu: Trong
kỷ nguyên số, dữ liệu là hạ
tầng,
là nguyên liệu không thể thiếu cho các công nghệ đặc
trưng cho CMCN4.
Zenodo
(https://zenodo.org/) là trang
web dữ liệu mở của các chương trình nghiên cứu của
Ủy ban châu Âu. Gần 95% trong tổng số gần nửa triệu
tập hợp dữ liệu là các dữ liệu mở/được cấp
phép mở và hiện được cập nhật hàng ngày mà bạn có
thể tự do tải về để sử dụng.
Các
dữ liệu đều được gắn mã nhận diện đối tượng
số – DOI (Digital Object Identifier).
D.
Tạo lập và tùy biến thích nghi TNGDNNM
Bạn
có thể khai thác được tốt hơn các TNGDNNM bạn tìm thấy
và tải về bằng cách tùy biến thích nghi chúng cho các
mục đích khác nhau của bạn khi cần, miễn là bạn tuân
thủ các điều khoản và điều kiện của giấy phép được
gắn với các tài nguyên đó. Để làm được việc này,
bạn cần tới các công cụ được sử dụng để tạo
lập và tùy biến thích nghi các tài nguyên với các dạng
nội dung khác nhau. Bằng cách này, cộng thêm với việc
bạn tiếp tục chia sẻ các tài nguyên được bạn tùy
biến, bạn sẽ tạo điều kiện để những người sử
dụng khác tiếp tục khai thác các tài nguyên đó và làm
cho kho tài nguyên giàu có hơn.
Dù
không phải lúc nào cũng đúng, nhưng các công cụ tạo
lập cũng thường là các công cụ được sử dụng để
tùy biến thích nghi các TNGDNNM với bất kỳ dạng nội
dung nào.
Để
tuân thủ hoàn toàn định nghĩa giáo dục mở là giáo dục
không có các rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ
thuật, với nền tảng là TNGDM, trong phần này sẽ chỉ
đề cập tới vài PMTDNM như các công cụ được sử dụng
để tạo lập và/hoặc tùy biến thích nghi TNGDNNM dù
trong thực tế chúng là nhiều hơn nhiều.
Lưu
ý quan trọng: Tất cả các thực hành tìm kiếm từng
nội dung trong phần ‘D. Tạo lập và tùy biến
thích nghi TNGDNNM’ này đều có thể tham khảo các bài
viết trên wikihow.vn* để có hướng dẫn trực quan từng
bước cách làm.
D.1
Văn bản
-
LibreOffice
(https://www.libreoffice.org/).
Là bộ PMTDNM dành cho các công việc văn phòng, tương tự
như với bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office.
LibreOffice là tự do để tải về, chạy được trên các
hệ điều hành khác nhau. Bên cạnh các chức năng soạn
thảo văn bản thông thường, có thể sử dụng
LibreOffice và trình cài cắm (Plugin)
Writer2ePub được cài thêm vào LibreOffice để tạo
sách điện tử (eBook) với định dạng ePub - một định
dạng được sử dụng rất rộng rãi cho
các đầu đọc sách điện tử và
các thiết bị cầm
tay hoặc di động
ngày
nay.
-
wikihow.vn
(https://www.wikihow.vn/). Là
công cụ soạn thảo nội dung TNGDM trên trực tuyến với
hình thức trình bày được quy định sẵn theo dạng từng
bước một, với cú pháp được viết theo ngôn ngữ siêu
văn bản HTML được tùy biến riêng cho các trang wikiHow.
D.2
Hình ảnh
Ngày
nay, với sự phổ biến của điện thoại di động, điện
thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác có khả
năng chụp ảnh và/hoặc quay video được nạp sẵn trong
thiết bị, hầu như bất kỳ ai cũng có thể tự chụp
ảnh/quay phim được.
Để
có thể có được các hình ảnh và video đúng theo ý muốn
trong các TNGDM, bạn không chỉ cần tới các phần mềm có
thể chụp ảnh/quay video, mà có lẽ quan trọng hơn, các
phần mềm có thể giúp bạn tạo lập và soạn sửa được
các hình ảnh/video đó ngay trên máy tính cá nhân của
bạn, để bạn có thể xuất ra các định dạng được
sử dụng rộng rãi nhất có thể.
-
-
GIMP
(https://www.gimp.org/). Đây
là chương trình xử lý ảnh rất mạnh và là PMTDNM. Nó
có các tính năng tương tự như với chương trình xử lý
ảnh PhotoShop, chạy được trên các hệ điều hành khác
nhau.
D.3
Âm thanh, nhạc
-
Audacity
(https://www.audacityteam.org/).
Đây là chương trình soạn thảo và ghi âm đa kênh, dễ
sử dụng và là PMTDNM chạy được trên các hệ điều
hành khác nhau. Bạn có thể sử dụng Audacity để thực
hiện nhiều hoạt động, cả đơn giản lẫn phức tạp,
như ghi âm, chỉnh sửa tệp âm thanh đã có từ trước
hoặc trộn lời trên nền nhạc để lồng vào các video
hay các bộ phim.
D.4
Video
-
Kazam
(https://launchpad.net/kazam).
Kazam là chương trình PMTDNM ghi màn hình đơn giản. Nó
ghi lại nội dung (bao gồm cả âm thanh từ micro của máy
tính) và các chuyển động trên màn hình rồi xuất ra
như một tệp video có thể được chơi trong bất kỳ
trình chơi video nào hỗ trợ định dạng video VP8/WebM.
Kazam rất phù hợp để quay lại bài giảng của giảng
viên trên máy tính cá nhân.
-
OpenShot
Video
Editor
(https://www.openshot.org/).
OpenShot Video Editor là chương trình PMTDNM soạn thảo video
rất mạnh, dễ sử dụng và dễ học. OpenShot Video Editor
có thể chạy được trên các hệ điều hành khác nhau.
Với OpenShot Video Editor bạn có thể tạo ra các video
chuyên nghiệp bằng sự kết hợp với đầy đủ các
thành phần cơ bản của một video như: hình ảnh, âm
thanh, video, văn bản, chuyển tiếp và nhiều hiệu ứng
đi kèm có sẵn khác.
E.
Sáng kiến tạo
video truy cập mở -
cách để khai
thác tổng hợp TNGDNNM
Sáng
kiến tạo video truy cập mở là sáng kiến huấn luyện
với mục đích tạo ra video hoàn toàn sạch về bản quyền
để có thể chia sẻ được tự do trên Internet mà không
lo ngại vi phạm bản quyền của bất kỳ ai hay luật bản
quyền của bất kỳ quốc gia nào trên cơ sở:
-
sử
dụng các PMTDNM để tạo lập TNGDM không có rào cản về
tài chính, pháp lý và kỹ thuật; và
-
sử
dụng các tài nguyên trong các kho được cấp phép mở
Creative Commons có sẵn trên Internet; và/hoặc
-
các
tài nguyên được cấp phép mở do tự bản thân từng
học viên tạo ra;
-
tải
lên và chia sẻ mở video được tạo ra và được cấp
phép mở CC vào các kho truy cập mở sẵn có trên Internet
để bất kỳ ai cũng có thể tự do sử dụng/sử dụng
lại nó.
Với
sáng kiến này, học viên có học qua hành với hầu hết
các nội dung được trình bày trong các phần A, B, C và D
ở trên.
Hình
7: Lược đồ tạo và chia sẻ video truy cập mở
Chi
tiết hơn về sáng kiến này cũng như về khóa huấn luyện
thực hành theo sáng kiến này cũng đã được trình bày
trong 2 bài báo mà bạn có thể tham khảo[6] [7].
F.
Bản địa hóa và khai thác TNGDNNM bằng hệ thống wikiHow
Hầu
hết các TNGDM có tiếng nước ngoài, không bằng tiếng
Việt. Vì thế, để có thể nhanh chóng có được các
TNGDM bằng tiếng Việt, việc bản địa hóa các TNGDM
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là rất quan trọng và
cần thiết.
Bên
cạnh việc có thể học hỏi các khía cạnh khác nhau từ
các dự án bản địa hóa TNGDM đã được triển khai trên
thế giới, bạn có thể tiến hành bản địa hóa TNGDNNM
sang tiếng Việt bằng việc sử dụng hệ thống các trang
wikiHow.
Hệ
thống các trang wikiHow có 16 ngôn ngữ khác nhau[8], gồm:
tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Cộng
hòa Séc, Nga, Trung Quốc, Hindi, Nhật Bản, Hàn Quốc, A
rập, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam; với trang tiếng Anh
có vài trăm ngàn bài viết với các nội dung bao
trùm các lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghệ
và các kỹ năng giữa mọi người với nhau, được sử
dụng tại 239 quốc gia trên thế giới. Nội dung của tất
cả các trang wikiHow đều mang giấy phép CC BY-NC-SA - một
trong các giấy phép được gắn cho tài nguyên để trở
thành TNGDM.
Phiên
bản tiếng Việt có ở địa chỉ: https://www.wikihow.vn/,
còn phiên bản tiếng Anh có ở địa chỉ:
https://www.wikihow.com/. Hình
8
bên
dưới là ví
dụ bản địa hóa nội
dung
TNGDM từ tiếng Anh sang tiếng Việt, dù hoàn toàn có khả
năng bản địa hóa từ các tiếng nước ngoài khác như
được nêu ở trên trong
hệ thống các
trang
wikiHow.
Hình
8: Bản địa hóa TNGDM từ
tiếng Anh sang tiếng Việt với
wikiHow
Bạn
cũng có thể tiến hành tìm kiếm để sử dụng các
TNGDNNM có sẵn bằng tiếng Việt trên trang wikihow.vn. Ví
dụ, bạn có thể tìm kiếm các cụm từ bằng tiếng Việt
như: ‘kỹ năng’, ‘năng lực’, ‘khả
năng’, hay bất kỳ nội dung nào bạn thích với tiếp
đầu ngữ ‘cách để’, ví dụ như ‘cách để
viết bài trên wikihow.vn’.
Hơn
nữa, vì nội dung của wikihow.vn là TNGDM nên nếu có
quyền, bạn sẽ có khả năng sửa các bài viết đó. Bằng
cách này, chất lượng bài viết luôn được cập nhật
và nâng cao.
Lưu
ý: Vì cú pháp bài viết trên wikiHow là theo ngôn ngữ
siêu văn bản HTML được tùy biến riêng cho các trang
wikiHow, dù rất gần giống với cách viết thông thường,
người viết bài trên wikiHow cần phải được huấn luyện
một chút về các quy tắc và cách để viết bài và/hoặc
tải hình ảnh lên trang wikiHow. Xem wikihow.vn* để có hướng
dẫn trực quan từng bước cách làm.
G.
Gợi ý khai thác một số kho nội dung TNGDNNM khác
Có
rất nhiều trang nội dung được cấp phép mở trên thế
giới, một vài trong số đó được gợi ý để bạn tham
khảo như sau:
-
Trang
thư viện trên trực tuyến của của UNESCO-UNEVOC[9] với
nhiều tài liệu viết về đào tạo và huấn luyện các
kỹ năng cho nhu cầu đương thời, trong đó có tài liệu
‘TNGDM trong TVET’[10] với một số đường liên
kết trỏ tới các trang TNGDM trong TVET trên thế giới.
-
Trang
‘OER trong TVET cho Nhóm các trường cao đẳng cộng
đồng’[11]
-
Trang
của ‘Mạng Sách giáo khoa Mở’[12]
(Open Textbook Network) của nhiều trường đại học và cao
đẳng, chủ yếu, của nước Mỹ.
-
Trang
Trung tâm tài nguyên mở của OER Commons[13] với nhiều
liên kết tới các trang TNGDM và sách giáo khoa mở khác ở
nước Mỹ và trên thế giới.
-
Một
loạt các kho được cấp phép mở CC do tổ chức Creative
Commons gợi ý[14].
Tài
liệu và thông tin tham khảo
Lê
Trung Nghĩa
PS:
Bạn có thể tự do tải về bản toàn văn ở định dạng
PDF tại địa chỉ: