Là
tài liệu, dù tiêu đề là ‘Khuyến cáo phác thảo về
Tài nguyên Giáo dục Mở’
đề tháng 10/2019 nhưng trên thực tế, nó đã được Hội
nghị Toàn thể lần thứ 40 của UNESCO diễn ra
tại Paris, Pháp, phê chuẩn ngày
25/11/2019 vừa qua.
Khuyến cáo này
chi tiết hóa 5 khía cạnh của Tài nguyên Giáo dục Mở
được UNESCO khuyến cáo các quốc gia thành viên - mà Việt
Nam cũng là một quốc gia thành viên của UNESCO - đầu tư
vào gồm: (1) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng
góp để tạo lập truy cập, sử dụng, tùy biến thích
nghi và phân phối lại OER; (2) Phát triển chính sách hỗ
trợ; (3) Khuyến khích OER chất lượng bao hàm toàn diện
và công bằng; (4) Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình bền
vững cho OER; (5) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế.
Dải các đối tượng mà Khuyến
cáo này đề cập tới là rất rộng, gồm: các giảng
viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, các
bậc phụ huynh, các nhà cung cấp và các cơ sở giáo dục,
các nhân viên hỗ trợ giáo dục, các huấn luyện viên
giảng dạy, những người làm chính sách giáo dục, các
cơ sở văn hóa (như các thư viện, kho lưu trữ và viện
bảo tàng) và những người sử dụng chúng, các nhà cung
cấp hạ tầng ICT, các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên
cứu, các tổ chức xã hội dân sự (bao gồm các hiệp
hội nghề nghiệp và sinh viên), các nhà xuất bản, các
khu vực nhà nước và tư nhân, các tổ chức liên chính
phủ, những người nắm giữ bản quyền và các tác giả,
các nhóm phương tiện và phát thanh và các cơ quan cấp
vốn.
Tự do tải về
bản dịch sang tiếng Việt có 12 trang tại địa chỉ:
Xem
thêm:
Blogger: Lê Trung
Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.