Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Báo cáo khoảng cách nhấn mạnh vì sao Kế hoạch S là cần thiết

Gaps Report highlights why Plan S is needed
21/11/2019
Bài được đưa lên Internet ngày: 21/11/2019
Liên minh S (cOAlition S) tìm cách phát triển sự hiểu biết tốt hơn bức tranh xuất bản và các lựa chọn sẵn sàng cho các nhà nghiên cứu để chia sẻ các phát hiện nghiên cứu của họ tức thì và mở. Hôm nay một báo cáo độc lập được xuất bản đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết này.
Tác phẩm này đã được ủy quyền nhân danh Liên minh S bởi Hội đồng Nghiên cứu Hà Lan - NWO (Dutch Research Council), một thành viên của Liên minh S. Bianca Kramer và Jeroen Bosman của Thư viện Đại học Utrecht đã được bổ nhiệm để dẫn dắt dự án. Mục tiêu của nghiên cứu là để đưa ra bức tranh các lựa chọn truy cập mở sẵn sàng cho các tác giả xuyên khắp các lĩnh vực, cũng như tiếp nhận các lựa chnj đó, đặc biệt ở những nơi chúng phù hợp với vài khía cạnh của Kế hoạch S (Plan S). Báo cáo này là cái gọi là ‘phân tích khoảng cách’ mà Liên minh S đã đánh tín hiệu trong các hướng dẫn triển khai Kế hoạch S ban đầu.
Báo cáo của Kramer và Bosman đưa ra tổng quan chặt chẽ bức tranh Truy cập Mở năm 2017 cùng với dự định ban đầu phân tích các khoảng cách để điều chỉnh phù hợp với Kế hoạch S, trong một dải các lĩnh vực.
Kết quả chính của nghiên cứu là, vào năm 2017, trước khi có Kế hoạch S, các nhà nghiên cứu khắp tất cả các lĩnh vực đã có một số lựa chọn để chia sẻ các bài báo được rà soát lại ngang hàng của họ là mở và tức thì. Cũng trong năm 2017, 75% tất cả các tạp chí được các nhà nghiên cứu nhận vốn cấp từ Liên minh S sử dụng đã cho phép xuất bản truy cập mở. Nhiều trong số các tạp chí đó từng là các tạp chí lai nhưng có thể được làm thành tuân thủ với Kế hoạch S bằng việc đưa chúng theo ‘Thỏa thuận chuyển đổi quá độ’ mà nhiều nhóm khắp trên thế giới đang tìm cách thương lượng với các nhà xuất bản. Như một sự lựa chọn, Liên minh S đang phát triển khái niệm “Các tạp chí chuyển đổi quá độ” (Transformative Journals), có thể cho phép các nhà xuất bản làm cho các tạp chí lai của họ tuân thủ với Kế hoạch S.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết tất cả các tạp chí lai và 50% các tạp chí đóng được những người nhận vốn cấp từ Liên minh S sử dụng đã cung cấp rồi các lựa chọn tự lưu trữ. Giai đoạn cấm vận 12 tháng từng là áp đảo trong nhiều lĩnh vực. Còn gây tranh cãi tiếp cận đơn giản nhất mà các nhà xuất bản có thể thực hiện để làm cho các tạp chí của họ tuân thủ với Kế hoạch S (ít nhất trong ngắn hạn) là đồng ý với chính sách cấm vận bằng 0 (a zero embargo policy). Nghiên cứu này chỉ ra rằng các ví dụ về các chính sách cấm vận bằng 0 tồn tại trong tất cả các lĩnh vực nhưng đặc biệt là trong khoa học xã hội.
Báo cáo hé lộ những khác biệt giữa các lĩnh vực nghiên cứu và các lĩnh vực con về tính sẵn sàng của các lựa chọn xuất bản truy cập mở và sự điều chỉnh cho phù hợp của chúng với các khía cạnh của Kế hoạch S. Nó cũng chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu nhận vốn cấp từ Liên minh S sử dụng các lựa chọn đó là khác nhau. Các khác biệt đó đưa ra sự thấu hiểu có giá trị về các tiếp cận nào đang làm việc tốt trong các ngữ cảnh đặc biệt, và đưa ra các lĩnh vực và con đường có thể phục vụ như các ví dụ hoặc các mẫu vai trò cho các lĩnh vực khác ở những nơi phù hợp.
Để kết luận, xuyên khắp tất cả các lĩnh vực, đa số lớn các tạp chí đang tồn tại có thể được làm cho tuân thủ với Kế hoạch S, hoặc thông qua “Các thỏa thuận chuyển đổi quá độ” hoặc thông qua việc xúc tác cho tự lưu trữ không có cấm vận.
Johan Rooryck, nhà vô địch về Truy cập Mở của Liên minh S đã nói: “Dù nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế về phương pháp luận của nó, nó sẽ được nhiều người chào đón. Tôi chắc chắn các nhà xuất bản sẽ có lưu ý tốt về nghiên cứu có giá trị này trong phát triển các lựa chọn truy cập mở phù hợp với Kế hoạch S. Đối với Liên minh S, nghiên cứu này cung cấp đầu vào quan trọng trong việc định hình chiến lược của chúng ta để tiếp tục hỗ trợ cho các hạ tầng và sáng kiến Truy cập Mở. Các nhà cấp vốn của Liên minh S đang làm nhiều rồi. Ví dụ, vài nhà cấp vốn của Liên minh S hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến do giới hàn lâm dẫn dắt như SciPost, Open Library of the Humanities, và OAPEN platforms, cũng như các dịch vụ hạ tầng Truy cập Mở sống còn như ArXiv, DOAJ, OpenDOAR và Sherpa-RoMEO. Chúng tôi sẽ sớm tư vấn về khung công việc cho ‘các tạp chí chuyển đổi quá độ’, điều có thể đưa ra con đường khác để gia tăng các lựa chọn truy cập mở sẵn sàng cho các nhà nghiên cứu. Báo cáo NWO này sẽ cung cấp sự thấu hiểu có giá trị trong các lĩnh vực nơi nhiều hỗ trợ hơn là cần thiết”.
Đọc báo cáo đầy đủ ở đây.
cOAlition S seeks to develop better understanding of the publishing landscape and the options available to researchers to share their research findings immediately and openly. Today an independent report is published that significantly contributes to this understanding.
This work was commissioned on behalf of cOAlition S by the Dutch Research Council (NWO), a member of cOAlition S. Bianca Kramer and Jeroen Bosman of Utrecht University Library were appointed to lead the project. The aim of the study was to give a picture of open access options available to authors across disciplines, as well as the take-up of those options, especially where they align with some aspects of Plan S. This report is the so-called ‘gap analysis’ that cOAlition S signalled in the initial Plan S implementation guidelines.
The report by Kramer and Bosman provides a rigorous overview of the OA landscape in 2017 along with a first attempt to analyse the gaps in alignment with Plan S, in a range of disciplines.
The main result of the study is that, in 2017 prior to the launch of Plan S, researchers across all fields had a number of options to share their peer reviewed articles immediately and openly. Already in 2017, 75% of all journals used by cOAlition S funded researchers allowed open access publishing. Many of these journals were hybrid journals but could be made compliant with Plan S by bringing them under ‘Transformative Agreements’ which many consortia around the world are seeking to negotiate with publishers. Alternatively, cOAlition S is developing the concept of “Transformative Journals” which would allow publishers to make their hybrid journals compliant with Plan S.
The study also shows that almost all hybrid journals and 50% of closed journals used by cOAlition S funded grantees already provided self-archiving options. A 12-month embargo period was the most prevalent in many fields. Arguably the simplest approach publishers could take to make their journals Plan S compliant (at least in the short term) is agreeing to a zero embargo policy. This study shows that examples of zero-embargo policies exist in all fields but especially in the social sciences.
The report reveals differences between research fields and subdisciplines in the availability of open access publishing options and their alignment with aspects of Plan S. It also shows that the usage of these options by cOAlition S funded researchers varied. These differences provide valuable insights into which approaches are working well in particular contexts, and provide fields and venues that can serve as examples or role models for other fields where appropriate.
In conclusion, across all disciplines, a large majority of existing journals could be made compliant with Plan S, either through “Transformative Arrangements” or through enabling unembargoed self-archiving.
Johan Rooryck, cOAlition S OA Champion said: “Although this study is not without its methodological limitations, it will be welcomed by many. I am sure publishers will take good note of this valuable study in developing open access options aligned with Plan S. For cOAlition S, this study provides important input in shaping our strategy for further supporting OA infrastructures and initiatives. COAlition S funders are doing much already. For example, several cOAlition S funders financially support the academic-led initiatives such as SciPost, Open Library of the Humanities, and OAPEN platforms, as well as vital OA infrastructure services like ArXiv, DOAJ, OpenDOAR and Sherpa-RoMEO. We will soon consult on a framework for ‘transformative journals’, which could be yet another route to increase the open access options available to researchers. This NWO report will provide valuable insights in areas where more support is needed”.
Read the full report here
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.