Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Richard Stallman đã đúng tất


posted by Thom Holwerda on Mon 2nd Jan 2012 19:12 UTC
Bài được đưa lên Internet ngày: 02/01/2012
Lời người dịch: Nếu bạn xây dựng một hệ thống thông tin từ phần cứng và phần mềm, mà bạn không biết chúng chạy như thế nào, thì có nghĩa là bạn đã trao quyền cho người ta muốn giết bạn lúc nào thì giết, đừng có khóc than vì sự ngu xuẩn đó của bạn. Đó là thông điệp mà bài viết này truyền đi, mà cuộc chiến tranh về bản quyền hiện đang diễn ra chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến sắp tới. Hy vọng bạn sẽ đọc hết nội dung bài viết, và sẽ hiểu vì sao lại như vậy.

Cuối năm ngoái, Tổng thống Obama đã ký một luật làm cho có khả năng cầm tù vô thời hạn đối với những kẻ tình nghi là khủng bố mà không có bất kỳ dạng xét xử theo trình tự thủ tục nào. Những người phản đối trong hòa bình trong phong trào Chiếm giữ (Occupy movements) khắp thế giới đã bị các nhà chức trách gọi là những tên khủng bố. Những sáng kiến như SOPA thúc đẩy việc giám sát một cách cần cù các kênh truyền thông. 30 năm trước, khi Richard Stallman đã đưa ra dự án GNU, và liền trong 3 thập kỷ sau đó, những quan điểm và các trò khôi hài dị thường đôi khi cực đoan của ông bị chọc cười và bị coi thường như là chứng hoang tưởng - nhưng giờ đây, năm 2012, và một lần nữa chứng hoang tưởng của ông ta liệu có thể đã trở thành hiện thực.
Cho tới khá gần đây, thật dễ dàng để gạt Richard Stallman đi như là một kẻ cuồng tín mắc bệnh hoang tưởng, như người đánh mất sự va chạm với thực tế đã từ lâu. Dạng hippi vĩnh viễn về máy tính, sự hiện thân tuyệt vời của nguyên mẫu của con mọt máy tính ở tầng hầm không thanh tao. Râu của ông ta, tóc của ông ta, dáng vẻ của ông ta - trong thế giới trực quan của chúng ta, thực quá dễ dàng để gạt bỏ ông ta.
Quan điểm của ông luôn là cực đoan. Máy tính duy nhất của ông ta là một chiếc máy tính xách tay hiệu Lemote Yeelong, vì đây là máy tính duy nhất chỉ sử dụng các phần mềm tự do - không có các khối phần dẻo, không có BIOS sở hữu độc quyền; tất cả là tự do. Ông cũng từ chối sở hữu một điện thoại di động, vì chúng quá dễ để theo dõi; cho tới khi có một điện thoại đi động tương đương với Yeelong, thì Stallman không muốn một cái như vậy. Thường thì, tất cả các phần mềm phải là tự do. Hoặc, như Quỹ Phần mềm Tự do đưa nó ra:
Khi xã hội của chúng ta phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào các máy tính, thì phần mềm chúng ta chạy là quan trọng sống còn cho việc đảm bảo an ninh cho tương lai của một xã hội tự do. Phần mềm tự do là về việc có sự kiểm soát đối với công nghệ mà chúng ta sử dụng trong nhà, ở trường và ở công sở của chúng ta, nơi mà các máy tính làm việc vì lợi ích cá nhân và cộng đồng của chúng ta, chứ không phải cho các công ty phần mềm sở hữu độc quyền hoặc các chính phủ muốn tìm cách hạn chế và giám sát chúng ta.

Tôi, cũng vậy, đã coi thường Stallman như là quá cực đoan. Phần mềm tự do sẽ chiến đấu chống lại việc kiểm soát và gián điệp các chính phủ ư? Các tập đoàn ma quỷ sẽ chiếm lấy thế giới ư? Phần mềm như một công cụ để giám sát các kênh giao tiếp riêng tư ư? Vâng. Chắc chắn, phần mềm tự do nguồn mở là quan trọng, và tôi chọn nó bất kỳ khi nào tương đương về chức năng với các giải pháp sở hữu độc quyền đạt được, ngoại trừ những điều vớ vấn của Stallman/FSF là cách thức ngoài đó.

Thế mà giờ đây, đầu năm 2012. Obama đã ký NDAA for 2012, làm cho có khả năng đối với các công dân Mỹ bị cầm tù chắc chắn mà không cần bất kỳ thủ tục xét xử nào, chỉ vì họ bị tình nghi là những kẻ khủng bố. Cùng lúc, chúng ta có SOPA, mà, nếu được phê chuẩn, có thể vô hiệu hóa một hệ thống trong đó các website có thể bị loại khỏi web, một lần nữa không cần có bất kỳ thủ tục xét xử nào, trong khi cũng cho chép việc giám sát giao thông của Internet. Kết hợp điều này với cách mà các nhà chức trách gắn nhãn cho các phong trào Chiếm - ấy là những kẻ khủng bố - và bạn có thể thấy điều này sẽ dẫn tới đâu.
Trong trường hợp tất cả thứ này gợi nhớ cho bạn về Trung Quốc và các chế độ độc tài tương tự, thì bạn không đơn lẻ một mình. Thậm chí Hiệp hội Ảnh Động của Mỹ, MPAA, hãnh diện tuyên bố rằng những là làm được cho Trung Quốc, Syria, Iran, và các quốc gia khác, thì cũng làm được cho Mỹ. Tường lửa lớn của Trung Quốc và các hệ thống lọc tương tự được tuyên dương như là các giải pháp dùng được trong những gì được coi là thế giới tự do.

Mấu chốt của vấn đề ở đây là việc không giống như những ngày của bạn, nơi mà các chế độ đàn áp cần các mạng lưới cảnh sát mật và những người cung cấp tin tức tỉ mỉ để giám sát truyền thông, bây giờ tất cả thứ họ cần là kiểm soát qua phần mềm và phần cứng mà chúng ta sử dụng. Các máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh của chúng ta, và tất cả dạng các thiết bị đóng một vai trò gần như tất cả sự truyền thông của chúng ta. Nghĩ là bạn sẽ rõ ràng khi giao tiếp mặt đối mặt ư? Hãy nghĩ lại đi. Bạn đã dàn xếp cuộc gặp thế nào? Qua điện thoại ư? Qua web ư? Và những gì bạn có trong túi quần hay túi xách của bạn, luôn được kết nối tới mạng ư?
Đây là những gì Stallman đã và đang cảnh báo cho chúng ta về tất cả những năm đó - và hầu hết trong chúng ta, kể cả bản thân tôi, không bao giờ thực sự coi ông ta là nghiêm túc. Tuy nhiên, khi thế giới thay đổi, tầm quan trọng của khả năng kiểm tra những gì mã nguồn trong các thiết bị của bạn đang làm - bởi ai đó khác trong trường hợp bạn thiếu các kỹ năng - trở nên ngày một rõ ràng. Nếu chúng ta đánh mất khả năng kiểm tra những gì các máy tính của riêng chúng ta đang làm, thì chúng ta chỉ còn là đống xương.

Đó đích thị là cốt lõi của đức tin của Quỹ Phần mềm Tự do và Stallman: rằng phần mềm sở hữu độc quyền lấy đi sự kiểm soát của người sử dụng, mà có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc, đặc biệt bây giờ khi chúng ta dựa vào các máy tính cho hầu như mọi thứ chúng ta làm. Thực tế là Stallman đã thấy trước được điều này hầu như 3 thập kỷ trước là phi thường, và chứng minh cho chủ nghĩa tích cực của ông. Nó minh chứng cho 30 năm của Quỹ Phần mềm Tự do.

Và, trong năm 2012, chúng ta có lẽ sẽ cần tới phần mềm tự do nguồn mở nhiều hơn bao giờ hết so với trước đó. Tại Hội nghị Máy tính Hỗn loạn tại Berlin cuối năm ngoái, Cory Doctorow đã có bài trình bày “Cuộc chiến sắp tới về Tính toán Mục đích chung”. Trong đó, Doctorow cảnh báo rằng máy tính mục đích chung, và đặc biệt hơn, sự kiểm soát của người sử dụng đối với các máy tính mục đích chung, được cảm nhận như một mối đe dọa đối với tổ chức. Các cuộc chiến tranh bản quyền ư? Không là gì ngoài một khúc dạo đầu cho một cuộc chiến thực sự.

“Như một thành viên của thế hệ máy Walkman, tôi đã thanh thản với thực tế rằng tôi sẽ yeu cầu một sự trợ thính lâu dài trước khi tôi chết, và tất nhiên, nó sẽ không phải là một sự trợ thính, nó sẽ là một chiếc máy tính tôi đặt lên người mình”, Doctorow giải thích. “Nên khi tôi vào một chiếc xe ô tô - một máy tính mà tôi đặt người của tôi vào đó - với máy trợ thình của tôi - một máy tính tôi đặt trong con người tôi - tôi muốn biết rằng các công nghệ đó không được thiết kế để giữ các bí mật từ tôi, và để ngăn tôi khỏi việc kết thúc các quá trình trong chúng để làm việc chống lại những lợi ích của tôi”.

Và điều này thực sự là nguyên nhân chính của tất cả. Với các máy tính chăm sóc mọi thứ như nghe, lái và hơn thế nữa, chúng ta thực sự không muốn bị khóa vào chúng. Chúng ta cần có khả năng để bóc bên trong chúng và xem những gì chúng đang làm, để đảm bảo chúng ta không đang bị giám sát, bị lọc hoặc bất kỳ thứ gì. Chỉ một khoảng thời gian ngắn trước kia tôi từng tuyên bố điều này như là một chứng hoang tưởng thuần túy - nhưng với tất cả những gì đang diễn ra gần đây, thì điều đó không còn là hoang tưởng nữa. Đó là thực sự.

“Sự tự do trong tương lai sẽ đòi hỏi chúng ta phải có khả năng giám sát các thiết bị và các bộ chính sách có ý nghĩa của chúng ta về chúng, để xem xét và kết thúc các qui trình chạy trong chúng, để giữ cho chúng như những đầy tớ trung thành cho định của chúng ta, và không như là những kẻ phản bội và gián điệp làm việc cho bọn tội phạm, những kẻ sát nhân, và kiểm soát được những điều kỳ quặc”, Doctorow cảnh báo, “Và chúng ta còn chưa thua, mà chúng ta phải thắng các cuộc chiến về bản quyền để giữ cho Internet và các máy tính cá nhân là tự do và mở. Vì chúng là các trang thiết bị trong các cuộc chiến sẽ tới, chúng ta sẽ không có khả năng để chiến đấu mà không có chúng”.
Điều này giải thích vì sao bạn nên ủng hộ Android (không phải Google, mà Android), thậm chí nếu bạn thích iPhone hơn. Điều này giải thích vì sao bạn nên ủng hộ Linux, thậm chí bạn sử dụng Windows. Điều này giải thích tại sao bạn nên ủng hộ Apache, thậm chí nếu bạn chạy IIS. Sẽ có một thời điểm, nơi mà là tự do/mở không còn là sự đỏm dáng vui đùa nữa, mà là một sự cần thiết tất yếu bắt buộc.

Và thời điểm đó đang tiệm cận tới nhanh.



Late last year, president Obama signed a law that makes it possible to indefinitely detain terrorist suspects without any form of trial or due process. Peaceful protesters in Occupy movements all over the world have been labelled as terrorists by the authorities. Initiatives like SOPA promote diligent monitoring of communication channels. Thirty years ago, when Richard Stallman launched the GNU project, and during the three decades that followed, his sometimes extreme views and peculiar antics were ridiculed and disregarded as paranoia - but here we are, 2012, and his once paranoid what-ifs have become reality.
Up until relatively recently, it's been easy to dismiss Richard Stallman as a paranoid fanatic, someone who lost touch with reality long ago. A sort of perpetual computer hippie, the perfect personification of the archetype of the unworldly basement-dwelling computer nerd. His beard, his hair, his outfits - in our visual world, it's simply too easy to dismiss him.
His views have always been extreme. His only computer is a Lemote Yeelong netbook, because it's the only computer which uses only Free software - no firmware blobs, no proprietary BIOS; it's all Free. He also refuses to own a mobile phone, because they're too easy to track; until there's a mobile phone equivalent of the Yeelong, Stallman doesn't want one. Generally, all software should be Free. Or, as the Free Software Foundation puts it:
As our society grows more dependent on computers, the software we run is of critical importance to securing the future of a free society. Free software is about having control over the technology we use in our homes, schools and businesses, where computers work for our individual and communal benefit, not for proprietary software companies or governments who might seek to restrict and monitor us.
I, too, disregarded Stallman as way too extreme. Free software to combat controlling and spying governments? Evil corporations out to take over the world? Software as a tool to monitor private communication channels? Right. Surely, Free and open source software is important, and I choose it whenever functional equivalence with proprietary solutions is reached, but that Stallman/FSF nonsense is way out there.
But here we are, at the start of 2012. Obama signed the NDAA for 2012, making it possible for American citizens to be detained indefinitely without any form of trial or due process, only because they are terrorist suspects. At the same time, we have SOPA, which, if passed, would enact a system in which websites can be taken off the web, again without any form of trial or due process, while also enabling the monitoring of internet traffic. Combine this with how the authorities labelled the Occupy movements - namely, as terrorists - and you can see where this is going.
In case all this reminds you of China and similarly totalitarian regimes, you're not alone. Even the Motion Picture Association of America, the MPAA, proudly proclaims that what works for China, Syria, Iran, and others, should work for the US. China's Great Firewall and similar filtering systems are glorified as workable solutions in what is supposed to be the free world.
The crux of the matter here is that unlike the days of yore, where repressive regimes needed elaborate networks of secret police and informants to monitor communication, all they need now is control over the software and hardware we use. Our desktops, laptops, tablets, smartphones, and all manner of devices play a role in virtually all of our communication. Think you're in the clear when communicating face-to-face? Think again. How did you arrange the meet-up? Over the phone? The web? And what do you have in your pocket or bag, always connected to the network?
This is what Stallman has been warning us about all these years - and most of us, including myself, never really took him seriously. However, as the world changes, the importance of the ability to check what the code in your devices is doing - by someone else in case you lack the skills - becomes increasingly apparent. If we lose the ability to check what our own computers are doing, we're boned.
That's the very core of the Free Software Foundation's and Stallman's beliefs: that proprietary software takes control away from the user, which can lead to disastrous consequences, especially now that we rely on computers for virtually everything we do. The fact that Stallman foresaw this almost three decades ago is remarkable, and vindicates his activism. It justifies 30 years of Free Software Foundation.
And, in 2012, we're probably going to need Free and open source software more than ever before. At the Chaos Computer Congress in Berlin late last year, Cory Doctorow held a presentation titled "The Coming War on General Purpose Computation". In it, Doctorow warns that the general purpose computer, and more specifically, user control over general purpose computers, is perceived as a threat to the establishment. The copyright wars? Nothing but a prelude to the real war.
"As a member of the Walkman generation, I have made peace with the fact that I will require a hearing aid long before I die, and of course, it won't be a hearing aid, it will be a computer I put in my body," Doctorow explains, "So when I get into a car - a computer I put my body into - with my hearing aid - a computer I put inside my body - I want to know that these technologies are not designed to keep secrets from me, and to prevent me from terminating processes on them that work against my interests."
And this is really the gist of it all. With computers taking care of things like hearing, driving, and more, we really can't afford to be locked out of them. We need to be able to peek inside of them and see what they're doing, to ensure we're not being monitored, filtered, or whatever. Only a short while ago I would've declared this as pure paranoia - but with all that's been going on recently, it's no longer paranoia. It's reality.
"Freedom in the future will require us to have the capacity to monitor our devices and set meaningful policy on them, to examine and terminate the processes that run on them, to maintain them as honest servants to our will, and not as traitors and spies working for criminals, thugs, and control freaks," Doctorow warns, "And we haven't lost yet, but we have to win the copyright wars to keep the Internet and the PC free and open. Because these are the materiel in the wars that are to come, we won't be able to fight on without them."
This is why you should support Android (not Google, but Android), even if you prefer the iPhone. This is why you should support Linux, even if you use Windows. This is why you should support Apache, even if you run IIS. There's going to be a point where being Free/open is no longer a fun perk, but a necessity.
And that point is approaching fast.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.