Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Nhóm phần mềm tự do bóng gió đưa ra tòa ép tuân thủ các qui định


Free software group hints of court action to enforce procurement rules
Submitted by Gijs HILLENIUS on June 26, 2012
Bài được đưa lên Internet ngày: 26/06/2012
Những người bảo vệ phần mềm tự do tại Phần Lan đang cảnh báo rằng họ sẽ đưa các cơ quan nhà nước của quốc gia này ra tòa nếu họ tiếp tục vi phạm các qui định của quốc gia và châu Âu khi mua sắm các giải pháp CNTT. Quỹ Phần mềm Tự do châu Âu (FSFE) đang kêu gọi các nhà chức trách nhà nước cho phép sự cạnh trạnh và dừng việc mua sắm với các sản phẩm và nhãn hiệu cụ thể.
Free software advocates in Finland are warning that they will take the country's public administrations to court if they continue to break national and European rules when procuring IT solutions. The Free Software Foundation Europe (FSFE) is calling on public authorities to allow competition and to stop procuring specific brands or products.
Lời người dịch: Tại Phần Lan, dù chỉ có 5% các cơ quan nhà nước vi phạm các qui định mua sắm của nước này và châu Âu, vậy mà “Những người bảo vệ phần mềm tự do tại Phần Lan đang cảnh báo rằng họ sẽ đưa các cơ quan nhà nước của quốc gia này ra tòa nếu họ tiếp tục vi phạm các qui định của quốc gia và châu Âu khi mua sắm các giải pháp CNTT. Quỹ Phần mềm Tự do châu Âu (FSFE) đang kêu gọi các nhà chức trách nhà nước cho phép sự cạnh trạnh và dừng việc mua sắm với các sản phẩm và nhãn hiệu cụ thể”. Xem thêm: [01], [02], [03], [04].
Tuần trước, bộ phận FSFE của Phần Lan đã công bố bắt đầu một chiến dịch làm cho những qui định mua sắm rõ ràng đối với các cơ quan hành chính nhà nước. “Đó là mục tiêu đầu tiên của chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ viết xuống các tên của tất cả các quan chức có liên quan, để sử dụng làm bằng chứng tại tòa trong trường hợp họ tiếp tục làm sai”, Otto Kekäläinen, nhà điều phối của FSFE tại Phần Lan, đã cảnh báo.
FSFE nói rằng quá nhiều các thủ tục mua sắm công có những sai lầm. Nhóm những người bảo vệ gần đây “đã loáng qua” 300 lưu ý mua sắm, và thấy những vi phạm rõ ràng luật mua sắm trong 14 (hầu như 5%). “Các cơ quan nhà nước không nhận thức được về các qui định, hoặc không quan tâm đủ về chúng”, Kekäläinen kết luận.
Chiến dịch của nhóm này được vài nhà cung cấp dịch vụ CNTT nguồn mở ủng hộ. Trong trường hợp một cơ quan nhà nước tiếp tục vi phạm các qui định, thì các công ty này sẽ đưa họ ra tòa, với FSFE như là đại diện pháp lý của họ.
FSFE sẽ liên hệ tất cả các cơ quan nhà nước để yêu cầu sửa các lỗi mua sắm.
Last week, the FSFE's Finland chapter announced the start of a campaign to make procurement rules clear to public administrations. "That is our primary aim. But we're going to write down the names of all the officials involved, to use as evidence in court in case they continue to make mistakes", warned Otto Kekäläinen, FSFE's Finland coordinator.
The FSFE says that too many public procurement procedures contain mistakes. The advocacy group recently "skimmed" over three hundred procurement notices, and found clear violations of procurement law in fourteen (almost five per cent). "Public administrations are not aware of the rules, or don't care enough about them", concludes Kekäläinen.
The group's campaign is supported by several open source IT service providers. In case a public institution continues to flout the rules, these companies will take them to court, with the FSFE as their legal representative.
The FSFE will contact all public authorities to request fixing of the procurement errors.
Exit costs
Các chi phí thoát ra
Việc công bố chiến dịch, FSFE đã làm công khai một danh sách 6 khuyến cáo để giúp cải thiện mua sắm. Ví dụ, nó khuyến cáo các cơ quan nhà nước chỉ định các nhu cầu CNTT của họ theo các chức năng và các tiêu chuẩn, thay vì các sản phẩm cụ thể hoặc các nhãn hiệu nhất định.
Nhóm này cũng gợi ý sẽ mất thời gian cho việc làm mới lại các hệ thống đang tồn tại. “Việc mua các hệ thống mới từ nhà cung cấp cũ chỉ vì không có thời gian chuyển đổi thông thường là không phải là một sự xin lỗi có thể chấp nhận được”. Khuyến cáo thứ 3 là để đưa vào 'các chi phí thoát ra', để cho phép thay đổi nhà cung cấp hoặc giải pháp.
Bằng việc ủng hộ PMTDNM, FSFE nói, “tất cả các mua sắm là dễ dàng để thỏa mãn”. FSFE không chỉ là tổ chức duy nhất tại châu Âu cho rằng các nhà chức trách nhà nước vi phạm các qui định mua sắm. Trong năm 2010 Diễn đàn Mở châu Âu, một nhóm thương mại về CNTT đã ước tính rằng 1/10 các vụ thầu CNTT chỉ định bất hợp pháp các thương hiệu cụ thể. April, một nhóm phần mềm tự do của Pháp năm ngoái đã tham gia vào FSFE trong một bức thư gửi cho Ủy ban châu Âu, yêu cầu những cải thiện đối với các qui định, để thúc đẩy sử dụng PMTDNM.
Announcing their campaign, the FSFE made public a list of six recommendations to help improve procurement. For example, it recommends public administrations to specify their IT needs in functionalities and standards, instead of specific products or certain brands.
The group also suggests to take time for renewal of existing systems. "Buying new systems from the old vendor just because there is not time to migrate is normally not an acceptable excuse." A third recommendation is to include 'exit costs', to allow changing vendor or solution.
By favouring free and open source software, the FSFE says, "all requirements are easy to fulfil".
The FSFE is not the only organisation in Europe that objects to public authorities breaking procurement rules. In 2010 Open Forum Europe, an IT trade group estimated that one in ten IT tenders illegally specify specific brands. April, a French free software group last year joined the FSFE in a letter to the European Commission, asking for improvements to the rules, to boost the use of free and open source software.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.