Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

'Nghi lễ cuối cùng' cho ACTA? Châu Âu từ chối hiệp định chống ăn cắp


'Last rites' for ACTA? Europe rejects antipiracy treaty
Nghị viện châu Âu đã biểu quyết từ chối ACTA, hiệp định chống ăn cắp và chống hàng giả gây tranh cãi, khóa bất kỳ quốc gia thành viên ký kết nào của EU khỏi việc phê chuẩn nó thành luật.
The European Parliament has voted down ACTA, the controversial antipiracy and anticounterfeit treaty, blocking any signing EU member state from ratifying it into law.
by Zack Whittaker, July 4, 2012 4:34 AM PDT
Bài được đưa lên Internet ngày: 04/07/2012
Lời người dịch: Cuối cùng, sau cuộc biểu quyết trong phiên toàn thể hôm 04/07/2012, Nghị viện châu Âu đã biểu quyết từ chối một cách áp đảo Hiệp định Thương mại Chống Hàng giả – ACTA với 478 phiếu chống, 39 phiếu thuận và 146 phiếu trống. Biểu quyết tại Nghị viện châu Âu có nghĩa là việc 22 quốc gia thành viên EU đã ký không thể phê chuẩn ACTA thành luật của nước họ được. Châu Âu đã chiến thắng ACTA!!!. Xem thêm: FSF chống lại các điều khoản DRM tại cuộc họp về Thỏa thuận đối tác Xuyên Thái Bình Dương và: [01], [02], [03], [04], [05], [06], [07], [08], [09], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28]. Video Clip của giáo sư luật Machael Geist về ACTA trong cuộc họp tại Nghị viện châu Âu ngày 01/03/2012.
Nghị viện châu Âu đã biểu quyết từ chối một cách áp đảo Hiệp định Thương mại Chống Hàng giả – ACTA, sau một cuộc bỏ phiếu phiên toàn thể của nghị viện hôm nay.
Hiệp định gây tranh cãi này được mong đợi làm hài hòa các biện pháp chống hàng giả và bảo vệ bản quyền khắp tất cả các quốc gia thành viên EU và các quốc gia ký kết khác, bao gồm cả Mỹ.
Nghị viện đã có 478 phiếu chống, và chỉ có 39 phiếu thuận. Đã có 146 phiếu trắng.
Biểu quyết tại Nghị viện châu Âu có nghĩa là việc 22 quốc gia thành viên EU đã ký không thể phê chuẩn ACTA thành luật của nước họ được. Tuy nhiên, các quốc gia không nằm trong EU vẫn sẽ có khả năng tạo thành luật bắt buộc của hiệp định này, dù phạm vi của ACTA sẽ bị giảm đáng kể khi không có sự ủng hộ của châu Âu.
Tới nay, 22 trong số 27 quốc gia thành viên của châu Âu đã ký hiệp định này, bao gồm cả Anh. Tuy nhiên, Đức đã không ký ACTA sau khi bộ ngoại giao nước này yêu cầu hoãn quá trình ký lại.
Nhà chính trị có trách nhiệm nghiên cứu hiệp định này, người báo cáo David Martin, đã được chuyển từ Kader Arif sau khi ông này từ chức để phản đối vào đầu năm nay. Ông là người đầu tiên khuyến cáo rằng Nghị viện châu Âu nên không chấp nhận hiệp định này, đưa ra một chuỗi phản ứng tương tự để từ chối.
Martin hôm nay nói: “Đã tới lúc trao cho ACTA nghi lễ cuối cùng”.
Cuối tháng 5, 3 ủy ban chính của Nghị viện châu Âu đã biểu quyết chống ACTA: LIBE, ủy ban tự do dân sự, JURI, ủy ban về pháp lý; và ITRE, ủy ban công nghiệp và năng lượng.
Ủy ban thương mại EU INTA cũng đã từ chối ACTA trong một biểu quyết 3 tuần trước, gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng Nghị viện châu Âu sẽ từ chối hiệp định này.
The European Parliament has voted to overwhelmingly reject the Anti-Counterfeit Trade Agreement, also known as ACTA, following an all-parliamentary vote today.
The controversial treaty is intended to harmonize anticounterfeit and copyright protection measures across all EU member states and other signing countries, including the United States.
The Parliament logged 478 votes against, and only 39 in favor. There were 146 abstentions.
The vote in the European Parliament means that the signing 22 European member states cannot ratify ACTA into their local sovereign law. However, non-EU countries will still be able to shape laws around the treaty's mandates, although ACTA's scope will be significantly reduced without Europe's backing.
To date, 22 of the 27 European member states have signed up to the treaty, including the United Kingdom. Germany, however, has yet to subscribe to ACTA following its foreign ministry calling for a delay to the signing process.
The politician charged with investigating the treaty, rapporteur David Martin, took over from Kader Arif following his resignation in protest earlier this year. He was the first to recommend that the European Parliament should not accept the treaty, firing off a chain reaction of similar rejections.
Martin said today: "It's time to give [ACTA] its last rites."
In late May, three major European Parliament committees voted against ACTA: LIBE, the civil liberties committee; JURI, the legal affairs committee; and ITRE, the industry and energy committee.
EU trade committee INTA also rejected the ACTA in a vote three weeks later, sending the strongest signal yet to the European Parliament to reject the treaty.
ACTA đã khuấy lên tranh cãi xa hơn vào tháng 6 khi Ủy viên Thương mại EU Karrel De Gucht nói trong một bài phát biểu rằng Ủy ban dù sao cũng sẽ thúc đẩy hiệp định này tiến lên dù nó không thông qua được Nghị viện châu Âu.
Trong bài phát biểu, Karel cũng ám chỉ rằng hiệp định có thể được giới thiệu lại tại nghị viện khóa sau vào năm 2015 nếu nó bị từ chối lần này.
Đầu năm nay, những vụ phản đối bùng phát trên các đường phố của châu Âu và các tòa nhà nghị viện chống lại ACTA.
Tại một thời điểm trong quá trình thương thảo ban đầu, ACTA đặc biệt nhằm vào việc chia sẻ tệp bất hợp pháp, và đã đưa vào sự triển khai các hệ thống khóa các website một cách rộng rãi, như những gì được thấy trong SOPA.
Những yếu tố đặc biệt gây tranh cãi như vậy của ACTA cuối cùng đã bị loại bỏ khỏi văn bản cuối cùng của hiệp định.
ACTA stirred further controversy in June when EU Trade Commissioner Karel De Gucht said in a speech that the Commission would nonetheless press ahead with the treaty should it fail to pass the European Parliament.
In the speech, Karel also hinted that the treaty could be reintroduced at the next parliament in 2015 should it be rejected in the current one.
Earlier this year, protests erupted on Europe's streets and parliament buildings alike in opposition to ACTA.
At one point during the early negotiation process, ACTA specifically targeted illegal file-sharers, and included the implementation of widespread website blocking systems, such as those seen in SOPA.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.