Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Xây dựng hệ thống OER tại một trường đại học


Trong 3 số liên tiếp tháng 10, 11 và 12/2012, tạp chí Tin học & Đời sống đã đề cập tới “Những khái niệm cơ bản liên quan tới tài nguyên giáo dục mở”(OER), “Khía cạnh pháp lý của OER” và “Cách thức để khai thác OER có chất lượng”. Bài kỳ này trình bày về cách thức xây dựng hệ thống OER tại một trường đại học, với một ví dụ đã được viết thành sách của Đại học Khoa học Công nghệ Kwame Nkrumah, gọi tắt là KNUST của Ghana. Cần nhấn mạnh rằng, để xây dựng hệ thống OER, KNUST đã được sự trợ giúp tận tình ngay từ đầu của các giáo sư của Đại học Michigan, Mỹ.
Những công việc cần thiết để xây dựng hệ thống OER tại một trường đại học có liên quan tới xây dựng chính sách bản quyền và các giấy phép nội dung mở; việc sản xuất, phân phối và truy cập tới các OER, hệ thống kết nối mạng máy tính và một số vấn đề liên quan khác được nêu dưới đây. Để tiện theo dõi, định nghĩa OER được nhắc lại ở đây.
A. ĐỊNH NGHĨA OER
Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Education Resources) có thể được xác định như là các tài nguyên dạy, học và nghiên cứu có sẵn cho sự truy cập tự do và sử dụng mà không có những hạn chế giới hạn nào. Khái niệm “các tài nguyên giáo dục mở” lần đầu tiên đã được áp dụng trên Diễn đàn 2002 của UNESCO về Tác động của các Khóa học Mở cho Giáo dục Đại học tại các quốc gia đang phát triển.
B. MỤC ĐÍCH CỦA CHÍNH SÁCH OER
Mục đích của chính sách OER là để:
  1. Chỉ dẫn cho sự phát triển và rà soát lại các tư liệu OER trước khi chia sẻ chúng ở phạm vi toàn cầu.
  2. Làm rõ các quyền xuất bản và cấp phép cho các xuất bản.
  3. Phác thảo các chính sách về sử dụng hạ tầng theo yêu cầu (công nghệ thông tin, thư viện, …) và các dịch vụ hỗ trợ khác.
  4. Xác định các tài nguyên con người và khác để hỗ trợ cho các khoa trong việc phát triển OER cả cho việc học và dạy.
  5. Xác định những hợp tác khi có hoặc không có các trường đại học và dự định cho phép truy cập.
C. BẢN QUYỀN VÀ CÁC GIẤY PHÉP NỘI DUNG MỞ
Đại học KNUST được tổ chức theo các khoa chuyên ngành. Chính sách bản quyền cũng được dựa vào từ các khoa đó theo nguyên tắc, ai đóng góp nhiều sẽ có quyền nhiều.
C1. Khoa
Khoa mà sản sinh ra tư liệu sẽ có quyền để quyết định các điều kiện theo đó tư liệu sẽ được chia sẻ ngoại trừ trong các trường hợp sau:
  • Tư liệu được trả tiền một cách đặc biệt hoặc được đại học đó ủy quyền hoặc đại học đó cung cấp sự đóng góp không bình thường hoặc tài chính hoặc vật chất. Trong trường hợp này, đại học đó sẽ xác định những điều kiện theo đó tư liệu sẽ được chia sẻ.
  • Tư liệu được phát triển như là kết quả của một sự cộng tác đặc biệt, trong trường hợp đó những chỉ dẫn điều hành sự cộng tác đó sẽ là ưu tiên hơn.
Các tư liệu được sản sinh ra mà không chỉ ra được những điều kiện đặc biệt cho việc chia sẻ sẽ tự động được xem là được chia sẻ theo giấy phép Creative Commons Ghi công (CC BY).
C2. Các nhân viên không phải là người trong khoa
Các tư liệu được các nhân viên không phải là người trong khoa tạo ra như một phần trách nhiệm công việc của họ sẽ do đại học sở hữu trừ phi họ là lực lượng sáng tạo đằng sau tác phẩm và/hoặc đã thực hiện một đóng góp trí tuệ đáng kể. Trong trường hợp đó những chỉ dẫn y hệt gắn với khoa sẽ áp dụng.
C3. Các sinh viên
Chính sách của KNUST giả thiết là các sinh viên sẽ không phải là những người sáng tạo ra tư liệu OER. Các sinh viên mà hỗ trợ việc tạo ra hoặc sản sinh ra OER sẽ được thừa nhận như là những người cộng tác. Trong trường hợp các sinh viên có tham gia trong việc phát triển OER như một phần của giáo dục đại học của họ, thì các quyền tác giả nên là của Đại học đó nhưng các sinh viên sẽ được ghi công một cách phù hợp.
C4. Các dạng giấy phép
KNUST áp dụng hệ thống giấy phép Creative Commons (CC) như là cơ sở việc chia sẻ OER của nhà trường.
Creative Commons cho phép các tác giả, các nhà khoa học, các nghệ sĩ và các nhà giáo dục dễ dàng đánh dấu tác phẩm sáng tạo của họ với những quyền tự do mà họ muốn nó mang theo, sao cho những người khác có thể chia sẻ, trộn và sử dụng một cách thương mại, hoặc bất kỳ tổ hợp nào ở đó. Về các giấy phép CC, xem: “Các giấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở”, đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống, số tháng 07/2012, trang 59-61.
D. SẢN XUẤT (TÁC GIẢ), PHÂN PHỐI (CHIA SẺ) VÀ TRUY CẬP
D1. Các tài nguyên
  • Đại học có sự tinh thông trong việc phát triển nội dung cho mình và tạo động lực cho các khoa phát triển các nội dung khi các khoa tham gia vào qui trình OER và khuyến khích những người khác làm điều tương tự.
  • Các khoa được yêu cầu tiến hành phân bổ ngân sách để phát triển OER bên trong chúng. Các khoa cũng sẽ được yêu cầu khai thác các nguồn cấp vốn từ bên ngoài, kể cả nguồn vốn bao cấp và những cộng tác khác để triển khai OER như một biện pháp để giải quyết các nhu cầu của chương trình giảng dạy hiện có.
D2. Hỗ trợ kỹ thuật
Cần có sự hỗ trợ kỹ thuật cho những người tạo ra và những người sử dụng OER trong 3 giai đoạn chính là sản xuất, phân phối và truy cập từ các nhân sự có chuyên môn như sau:
  1. Sản xuất: Các nhà thiết kế đồ họa, thiết kế web và các biên tập viên.
    1. Người thiết kế đồ họa: Người thiết kế đồ họa (nghệ sĩ): là người chuyên nghiệp trong thiết kế đồ họa và công nghiệp nghệ thuật đồ họa, người thu thập các hình ảnh, các hình đồ họa để tạo ra một mẩu thiết kế. Người thiết kế đồ họa sẽ tạo ra các hình đồ họa trước hết để được xuất bản cho những mục đích của dự án OER. Họ cũng có thể có trách nhiệm về việc sắp chữ, minh họa và thiết kế web. Trách nhiệm cốt lõi của người thiết kế sẽ là để trình bày thông tin OER theo cách thức để truy cập được và có thẩm mỹ.
    2. Người biên tập: Người biên tập có trách nhiệm sản xuất nội dung số cho OER và kiểm tra các vấn đề về bản quyền và các vấn đề có liên quan khác đối với việc xuất bản số.
    3. Người thiết kế web: Người thiết kế web có trách nhiệm thiết kế trình bày nội dung (thường là siêu văn bản hoặc siêu phương tiện (hypermedia) mà sẽ được phân phối cho người sử dụng đầu cuối thông qua World Wide Web, bằng cách sử dụng một trình duyệt Web hoặc các phần mềm xúc tác web (web-enable) khác như các phần mềm máy trạm cho truyền hình Internet, máy trạm micro blogging và các bạn đọc RSS.
  2. Phân phối: Những người có chuyên môn về CNTT. Họ là những người chuyên nghiệp về công nghệ thông tin (CNTT), có tri thức về các hệ thống thông tin và có khả năng áp dụng vài công nghệ CNTT bao gồm phần mềm và lập trình web để phân phối các nội dung OER một cách phù hợp.
  3. Truy cập: Các nhân viên kỹ thuật trợ giúp về CNTT. Các nhân viên kỹ thuật trợ giúp về CNTT đưa ra sự hỗ trợ cho các vấn đề về phần cứng và phần mềm có liên quan tới OER. Họ cũng sẽ điều hành công việc hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại cho khu trường và giúp hỗ trợ chung đối với các nhân viên khác trong các công việc liên quan tới OER.
D3. Phần mềm - Phần cứng
Đại học cung cấp các lựa chọn phần cứng và phần mềm phù hợp cho các nhà sản xuất và những người sử dụng OER ở bất kỳ nơi nào có thể.
Sự thành công của OER phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng phổ biến và truy cập các OER. Điều này có nghĩa là tính sẵn sàng của các máy tính cũng như sự hiệu quả và tin cậy của mạng là cần phải có. Tùy vào khả năng của từng trường để có được số lượng các máy tính truy cập OER phù hợp, sao cho chúng không là gánh nặng mua sắm cho nhà trường.
D4. Mạng CNTT - Hạ tầng và quản lý
Kinh nghiệm của KNUST cho thấy đại học này có Internet băng thông rộng 45Mbps, tạo thuận lợi cho việc truy cập có hiệu quả tới các OER. Bên cạnh kết nối Internet, trường còn có hệ thống intranet cục bộ, có khả năng phân phối các tư liệu OER cho bất kỳ sinh viên hoặc các thành viên nào của các khoa mà muốn sử dụng chúng. Sự triển khai có hiệu quả chính sách CNTT-TT của đại học cũng sẽ nâng cao được chính sách về OER.
D5. Vai trò thiết kế giao tiếp, Ban lãnh đạo CNTT-TT, thư viện, ...
Đại học khuyến khích một tiếp cận làm việc nhóm đối với sự phát triển chương trình giảng dạy và các tư liệu để cùng mang lại những dạng tri thức tinh thông khác nhau sẵn sàng khắp đại học như rèn luyện trí óc, sư phạm, thiết kế, các hệ thống, CNTT-TT, ...
Từ kinh nghiệm của KNUST, có thể cần có một phòng ban trong trường đại học được giao trách nhiệm trong việc huấn luyện các khoa, nhân sự và các sinh viên tham gia OER trong việc thiết kế và hướng dẫn các kỹ năng có liên quan tới truyền thông và cung cấp nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển OER. Bên cạnh đó, lãnh đạo về CNTT, thư viện và các phòng ban phù hợp khác của nhà trường sẽ hỗ trợ thiết kế, phát triển, rà soát lại, chia sẻ và lưu trữ các OER.
D6. Chia sẻ
Nhà trường thúc đẩy việc chia sẻ cởi mở các tư liệu giáo dục với các viện trường khác trong cả nước. Chính sách chia sẻ sẽ bắt buộc các tư liệu OER do nhà trường sản xuất ra phải đặt trong intranet của nhà trường, và đặt bổ sung các tư liệu do nhà trường phát triển lên một site tương tự nào đó có kết nối với Internet sao cho giúp tránh được sự đúp bản và mở rộng được cơ sở dữ liệu cho tất các các bên liên quan. Cuối cùng, chính sách chia sẻ này có thể được mở rộng cho các trường khác mà cũng công bố OER.
Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, ngay từ đầu có thể có sự chia sẻ các tài nguyên mạng và OER giữa một vài trường cùng tham gia nhằm giảm thiểu các đầu tư ban đầu cho từng trường.
E. HỆ THỐNG RÀ SOÁT LẠI
Một cơ chế rà soát lại, có thể dựa vào các khoa hoặc phòng, sẽ được thiết lập để làm sạch các nội dung OER. Cần thiết có một người điều phối OER để rà soát lại và làm sạch các OER trước khi xuất bản.
Bên cạnh đó, cần thiết có một Ban lãnh đạo OER được tạo ra để rà soát lại các chính sách và qui trình sản xuất, phân phối và truy cập OER một cách định kỳ.
F. CÔNG NHẬN
Sản xuất và xuất bản OER có thể được công nhận và được trao sự tin tưởng tương tự như những xuất bản phẩm được rà soát lại ngang hàng. Nhà trường cũng có thể cho phép phân bổ thời gian cho các khoa để sản xuất các tư liệu OER. Các nhân viên tham gia trong các xuất bản phẩm OER có thể đủ tư cách để nhận bao cấp OER (nếu có).
Để tạo thuận lợi cho đổi mới và động lực sáng tạo, nhà trường nên tổ chức các cuộc triển lãm thường niên hoặc theo định kỳ các tư liệu OER từ tất cả các trường và các khoa, như là “Ngày OER”. Điều này sẽ nâng cao uy tín của các khoa có sự nổi trội trong sản xuất OER và làm cho thành tựu đạt được của họ trực quan hơn đối với toàn bộ nhà trường. Hơn nữa, nhà trường có thể thúc đẩy văn hóa OER bằng việc trao giấy chứng nhận cho các hội thảo bảo vệ, các hội thảo dạng cầm tay chỉ việc, … cho các khoa và các nhân viên.
G. NGHĨA VỤ PHÁP LÝ
Kinh nghiệm OER của KNUST chỉ ra rằng, tất cả các tư liệu OER được chia sẻ từ nhà trường ra thế giới phần lớn nên kèm theo một sự khước từ chỉ ra rằng tư liệu đó là chỉ cho các mục đích giáo dục và rằng đại học tự miễn trách nhiệm đối với bất kỳ sự sử dụng sai nào trong thực tế các tư liệu OER hoặc nội dung của chúng. Các tư liệu OER được các nhân viên của đại học là tác giả và xuất bản không nhất thiết phản ánh ý kiến của đại học.
KẾT LUẬN
Với tất cả những điều cơ bản được nêu ở trên, bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng hệ thống OER cho trường của mình được rồi đó. Chúng bạn thành công.
Để có những chỉ dẫn chi tiết hơn, ở mức độ phạm vi rộng lớn hơn đối với từng dạng đối tượng những người tham gia đóng góp cho OER, ví dụ như những chỉ dẫn cho các chính phủ, cho các viện trường giáo dục đại học, cho các giáo viên, sinh viên và các cơ sở đảm bảo - cấp phép chất lượng và các cơ sở công nhận học tập, là nội dung của bài sau, cũng là bài cuối cùng trong loạt bài về OER, với đầu đề: Chỉ dẫn về OER trong giáo dục đại học.
Trần Lê
Theo: Chính sách phát triển và sử dụng các tài nguyên giáo dục mở, Đại học Khoa học và Công nghệ Kwame Nkrumah (KNUST), Kumasi, Ghana, tháng 08/2010.
Bài đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 03/2013, trang 60-62.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.