Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

LIBER ký Thư Ngỏ về Cải cách Bản quyền của EU


LIBER Signs Open Letter on EU Copyright Reform
By LIBER (LIBER là mạng các thư viện nghiên cứu hàng đầu châu Âu, với hơn 400 thành viên).
LIBER is Europe's leading network of research libraries, with over 400 members.
Bài được đưa lên Internet ngày: 30/05/2017


LIBER đã thư ngỏ thúc giục các nhà làm luật của châu Âu đưa cải cách bản quyền của EU trở lại chương trình làm việc.
Bức thư đã được gửi tới các Bộ trưởng có mặt trong Hội đồng Cạnh tranh (Competitiveness Council), Nghị sỹ Quốc hội châu Âu Therese Comodini Cachia và các đồng nghiệp của bà. Cho tới nay bức thư được hơn 60 hiệp hội thương mại và xã hội dân sự ủng hộ, bao gồm cả các nhà xuất bản, các nhà báo, các thư viện, các cơ sở khoa học và nghiên cứu, những người tiêu dùng, các nhóm quyền số, các doanh nghiệp công nghệ, các cơ sở giáo dục và các đại diện của các nhà sáng tạo.
Nó chỉ ra rằng bản đề xuất phác thảo được Ủy ban châu Âu ban hành thiếu tham vọng và gồm các điều khoản khác nhau đại diện cho những rào cản chính. Các bên ký kết yêu cầu các nhà làm luật châu Âu ‘chống lại các khía cạnh gây thiệt hại nhất của đề xuất, nhưng cũng ôm lấy chương trình nghị sự tham vọng hơn cho cải cách tích cực’. Có 3 thông điệp chính được nhấn mạnh:
  • Điều 13 (‘bộ lọc kiểm duyệt’): Không áp đặt kiểm duyệt riêng lên các công dân EU bằng việc lọc nội dung được người sử dụng tải lên. Nên loại bỏ Điều đó khỏi các thương thảo về bản quyền và làm việc trong các ngữ cảnh thích hợp.
  • Điều 11 (quyền của các nhà xuất bản báo chí): Không tạo ra các bản quyền mới. Loại bỏ bất kỳ sự tạo ra các quyền bổ sung nào như quyền của các nhà xuất bản báo chí trong Điều 11.
  • Các điều 3-9: Đặt châu Âu vào bản đồ bằng việc xúc tác cho sự đổi mới, nghiên cứu và giáo dục. Các nhà làm luật châu Âu có thể làm như vậy bằng việc thực hiện các bước tích cực trong việc làm lại các Điều từ 3 tới 9 bao trùm các lĩnh vực như đổi mới, nghiên cứu và giáo dục, để đảm bảo rằng các điều khoản đó được áp dụng rộng rãi và thống nhất xuyên khắp EU, không bị các hạng mục hợp đồng hoặc các biện pháp bảo vệ kỹ thuật áp lên, và rằng ngoại lệ về khai thác văn bản và dữ liệu - TDM (Text and Data Mining) được đề xuất có lợi cho tất cả mọi người với sự truy cập hợp pháp tới nội dung.
Bức thư kết luận bằng việc kêu gọi các nhà làm luật châu Âu “đưa ra cải cách phù hợp cho mục đích trong môi trường số và rằng ủng hộ duy trì và tăng cường cho các nguyên tắc cơ bản như các quyền công dân tự do giao tiếp và truy cập tới tri thức”.
LIBER has signed an open letter urging European lawmakers to put EU copyright reform back on track.
The letter was sent to Ministers attending the Competitiveness Council, European Parliament Rapporteur MEP Therese Comodini Cachia and her colleagues. It has so far been backed by more than 60 civil society and trade associations, including publishers, journalists, libraries, scientific and research institutions, consumers, digital rights groups, start-ups, technology businesses, educational institutions and creator representatives.
It points out that the draft proposal issued by the European Commission lacks ambition and comprises various provisions that represent major pitfalls. The signatories ask European lawmakers to ‘oppose the most damaging aspects of the proposal, but also to embrace a more ambitious agenda for positive reform’. Three key messages are highlighted:
  • Article 13 (‘censorship filter’): Do not impose private censorship on EU citizens by filtering user uploaded content. Article 13 should be removed from the copyright negotiations and dealt with in appropriate contexts.
  • Article 11 (press publishers’ right): Do not create new copyrights. Remove any creation of additional rights such as the press publishers’ right in Article 11.
  • Articles 3-9: Put Europe on the map by enabling innovation, research and education. European lawmakers can do so by taking positive steps in revisiting Articles 3 to 9 which cover areas such as innovation, research and education, to ensure that these provisions are applied broadly and uniformly across the EU, without being overridden by contractual terms or technological protection measures, and that the proposed text and data mining exception benefits all persons with legal access to content.
The letter concludes by calling upon the European lawmakers “to deliver a reform that is fit for purpose in the digital environment and that upholds and strengthens fundamental principles such as the rights of citizens to freedom of communication and access to knowledge”.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.