Bài
viết cho Hội thảo ‘Hiện
trạng giáo dục ngoài công lập Việt Nam’
do AVNUC tổ chức ngày 21/12/2018
tại trường Đại học Nguyễn
Tất Thành,
TP. Hồ Chí Minh
Bài
được đăng trong
kỷ yếu Hội thảo, các trang 233-240
------------------------------------------------------
Tóm
tắt: Tự chủ giáo dục và hướng tới giáo dục mở
là xu thế hiện nay ở Việt Nam dù hàng loạt các vấn đề
khó và có liên quan vẫn đang được thảo luận sôi nổi
trong xã hội. Việc huấn luyện các giảng viên các kỹ
năng và năng lực để khai thác tài nguyên giáo dục mở
(TNGDM) là rất cần thiết, không thể thiếu và chắc chắn
sẽ đóng góp một phần không nhỏ để giúp làm nhẹ bớt
đi vài trong số nhiều vấn đề khó đó và hướng tới
việc đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng và năng lực
công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong kỷ
nguyên số và đạt được các mục tiêu phát triển bền
vững.
Vai
trò của TNGDM trong giáo dục
Vai
trò của TNGDM trong giáo dục, ở mọi cấp, là rất quan
trọng. Nó được lồng ghép trong các kỹ năng và năng
lực cần phải có của nhiều tác nhân khác nhau để có
thể đáp ứng được các nhu cầu và thách thức của thế
kỷ 21, đặc biệt là của các giảng viên mọi cấp giáo
dục, được thể hiện trong nhiều tài liệu, vài trong số
đó gồm:
-
Khung năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) cho giảng viên của UNESCO phiên bản 3 năm 2018[1]. Khung này nhấn mạnh TNGDM là 1 trong 4 công nghệ mới nổi quan trọng nhất hiện nay mà giảng viên ở mọi cấp giáo dục cần phải có các kỹ năng làm việc thành thạo với nó để hỗ trợ tạo ra các Xã hội Tri thức bao hàm toàn diện giúp đạt được vài Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc - SDG (Sustainable Development Goals), trong đó có SDG 4 về đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và bình đẳng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người tới năm 2030, ở cả 3 mức tri thức: (1) Giành được Tri thức; (2) Đào sâu Tri thức; và (3) Tạo lập Tri thức. (Xem Hình 1).
Hình
1. Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên, phiên bản
3 năm 2018 của UNESCO
-
Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp (OER trong TVET) - Tài nguyên Giáo dục Mở cho phát triển các kỹ năng[2]. Tài liệu khẳng định: Để đạt được SDG 4, một trong những mục tiêu là phải gia tăng số lượng thanh thiếu niên và người lớn, những người cần có các kỹ năng thích hợp, bao gồm các kỹ năng kỹ thuật và nghề nghiệp, để có công ăn việc làm, công việc tươm tất và/hoặc kinh doanh; trong khi việc đào tạo kỹ năng cho nhiều người hơn là hoàn toàn có khả năng với công nghệ và TNGDM.
-
Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành khoa học mở. Các quốc gia G7, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới đang hướng tới Khoa học Mở, trong đó TNGDM là một trong các thành phần cốt lõi của nó và được đưa vào các chương trình giáo dục và huấn luyện các kỹ năng mà các giảng viên - các nhà nghiên cứu và nhiều tác nhân khác cần phải có trong thế kỷ 21. (Xem Hình 2[3]).
Vai
trò của các giảng viên
trong việc đưa TNGDM vào thực tế
Việc
đưa TNGDM vào thực tế dạy và học ở mọi cấp giáo
dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố với nhiều tác nhân
khác nhau tham gia. Một trong các yếu tố quan trọng nhất
và mang tính quyết định để hiện thực hóa được điều
đó nằm ở phía các giảng viên và những người chỉ
dẫn học tập trong vai trò là những
người
đưa ra các quyết định về nội
dung khóa học cho các sinh viên,
cũng như dẫn dắt các sinh
viên trong các hoạt động thực hành tìm kiếm, sử
dụng, tạo lập, sửa đổi, tùy biến thích nghi, cấp
phép mở cho và/hoặc bản địa hóa TNGDM.
Một
mặt, các sinh
viên sẽ khó có khả năng có được các kỹ năng
và năng lực để tiến hành các hoạt động thực hành
với TNGDM nếu các giảng viên và những người chỉ dẫn
cho họ chưa/không có chúng, trừ phi họ có thể giành
được chúng bằng các con đường khác bên ngoài cơ sở
giáo dục của họ, điều gây lãng phí cho cả đôi bên
về mọi mặt. Mặt khác, khi mà TNGDM là 1 trong 4 lĩnh vực
công nghệ quan trọng và được tích hợp vào cả 3 lớp
tri thức trong khung năng lực CNTT-TT phiên bản 3 năm 2018
của UNESCO cho các giảng viên như được nêu ở trên, thì
nó trở thành yêu cầu không thể thiếu cho các giảng
viên để có đủ điều kiện giảng dạy đáp ứng các
yêu cầu của xã hội tri thức cả thế giới đang hướng
tới.
Tuy
nhiên, trên thực tế, việc các
giảng viên và những người
chỉ dẫn chưa có được nhận thức đầy đủ về TNGDM,
là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Về điều này,
báo cáo năm 2017: ‘Tài
nguyên Giáo dục Mở (OER) - Kiểm tra thực
tế[4]’
nêu như
sau:
-
Hầu hết các giảng viên và những người chỉ dẫn chưa từng bao giờ nghe về TNGDM - đó là ‘thứ gì mới’ và về nó họ biết rất ít.
-
Khi các giảng viên và những người chỉ dẫn xem xét các tư liệu nào họ yêu cầu các sinh viên của họ sử dụng, họ tìm kiếm hồ sơ theo dõi sử dụng và chất lượng được chứng minh - nhiều TNGDM, dù được xem là có chất lượng cao, không có hồ sơ theo dõi sử dụng đó.
-
Nói chung, các giảng viên và những người chỉ dẫn không tính tới các chi phí sách giáo khoa và các tư liệu có liên quan khi đưa ra các quyết định về nội dung khóa học của họ và cũng không tính tới tổng chi phí học tập cho sinh viên.
-
Mất thời gian và cam kết để tìm kiếm và tìm ra TNGDM phù hợp.
Thực
trạng TNGDM
tại Việt Nam
Một
khảo sát nhỏ về TNGDM đã được tiến hành năm 2016[5]
và đã đưa ra những nhận xét về hiện trạng ứng dụng
TNGDM trong các trường đại học ở Việt Nam trong phần
kết luận và đánh giá chung, vài trong số đó nêu như
sau:
-
Việc sử dụng TNGDM ở các trường đại học chưa phổ biến. Phần lớn chỉ khai thác các nguồn thông tin miễn phí trên mạng, rất ít các trường đại học triển khai TNGDM trong đơn vị mình, hầu hết giảng viên cũng chỉ dừng lại việc giới thiệu các nguồn học liệu miễn phí, chưa ý thức được việc tạo lập và chia sẻ TNGDM.
-
Cần có sự hiểu biết về bản quyền và giấy phép mở trong cộng đồng các trường đại học. Có thể thấy việc thực thi bản quyền tại các trường đại học chưa được coi trọng, thư viện đặt kế hoạch số hóa nhưng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó hiểu biết của họ về giấy phép mở (Creative Commons) chưa thực sự tốt.
Điều
này
cho thấy nhận thức về TNGDM trong các giảng viên đại
học và
khu vực giáo dục nói chung ở Việt Nam cũng không khác
mấy
so
với của thế giới như được nêu
ở
phần trên, khi
cả các giảng
viên và sinh viên chỉ mới có sự quan tâm tới
khía cạnh ‘miễn phí’ của tài nguyên giáo dục (bất
kể là mở hay không mở) nhưng lại rất mơ hồ về
khía cạnh bản quyền và các
giấy phép Creative
Commons,
trong khi TNGDM còn có
cách gọi khác, như của Bộ Giáo dục Mỹ, là tài
nguyên giáo dục được cấp phép mở (Openly
Licensed Educational Resources[6]).
Bạn không thể
làm việc với TNGDM mà không hiểu tốt về các giấy phép
mở!
Một
vấn đề khác liên quan tới nhận thức về TNGDM không
cao không chỉ trong các giảng viên, mà trong giáo dục ở
Việt Nam nói chung khi có những đề tài - dự án trong khu
vực giáo dục, dù với những cái tên của chúng đi với
cụm từ như ‘TNGDM’ hay ‘học liệu mở’, nhưng lại
không MỞ chút nào[7] ở nhiều khía cạnh của MỞ như
tính mở, mô hình phát triển, mô hình cấp phép, mô hình
kinh doanh, làm cho nhận thức của xã hội về TNGDM càng
dễ bị hiệu lầm và/hoặc hiểu sai.
Quan
trọng hơn, việc chưa có chính sách khuyến khích TNGDM
phát triển ở tất cả các cấp học, đặc biệt là
chính sách ở mức quốc gia, làm khó thêm cho các giảng
viên, sinh viên và tất cả các bên liên quan khác trong hệ
sinh thái TNGDM để có sự đầu tư cả về công sức,
thời gian và tiền bạc để ứng dụng và phát triển
TNGDM, biết rằng, có những hoạt động liên quan tới
TNGDM khi được triển khai, nhiều khả năng sẽ xung đột
với những điều khoản và điều kiện trong các luật,
chính sách và/hoặc quy định hiện hành, ví dụ như, sự
ràng buộc về bản quyền của các xuất bản phẩm nghiên
cứu giữa các nhà xuất bản với các giảng viên - nhà
nghiên cứu - tác giả khi các tác phẩm của họ được
cấp phép mở và chia sẻ mở trên Internet để cho
phép những người khác
truy cập không mất chi phí, sử dụng, tùy biến thích
nghi, và phân phối lại không có hạn chế hoặc có các
hạn chế có giới hạn, đúng như theo định nghĩa
của UNESCO[8] về TNGDM.
Cũng
có vài điểm sáng, dù rất ít, rất hiếm, đơn lẻ và
tự phát từ
khu vực tư nhân về ứng dụng và
phát triển TNGDM - tài nguyên giáo
dục được cấp phép mở ở Việt
Nam như: trang VOER[9],
trang Sách Mở của nhóm Cánh Buồm[10]
hay trang TNGDM của thư viện Đại
học RMIT Việt Nam[11].
Nhận
thức và sự quan tâm tới TNGDM và các lĩnh vực mới và
có liên quan tới MỞ như truy cập mở, dữ liệu mở hay
khoa học mở - cách tân mở trong xã hội đang gia tăng, dù
chậm và chưa bắt kịp với nhịp độ của thế giới,
nhưng là tin tốt lành cho giáo dục của Việt Nam trong
thời gian tới[12].
Thay
cho lời kết
Giáo
dục và huấn luyện các kỹ
năng và năng lực TNGDM cho các giảng viên là không thể
thiếu, là xu thế được khuyến cáo và không thể đảo
ngược được trên thế giới.
Đây
là cách để tạo ra thế hệ mới các sinh viên và học
sinh có khả năng có đủ các kỹ năng và năng lực để
không chỉ là những người tiêu dùng thụ động tri thức
được truyền đạt một chiều từ các giảng viên tới
cho họ, mà còn giúp cho họ có các kỹ năng và năng lực
sáng tạo bất tận thông qua các hoạt động tìm kiếm,
sử dụng, tạo lập, tùy biến thích nghi, pha trộn, cấp
phép mở, bản địa hóa trên cơ sở các TNGDM và được
cấp phép mở có sẵn đó với số lượng hiện đang ở
con số hàng tỷ[13] [14] một cách hợp pháp, hợp lệ, tôn
trọng bản quyền, quyền tác giả và các quyền liên
quan, với chất lượng ngày một cao thông qua hoạt động
rà soát lại ngang hàng mở để tạo ra tri thức mới và
cũng là mở, và sau đó tiếp tục chia sẻ mở chúng để
làm giàu thêm cho kho tri thức mở nói chung, để những
người khác có khả năng sử dụng lại và tiếp tục
vòng quay mở bất tận của chúng.
Các
cơ sở giáo dục mọi cấp ở Việt Nam, bao gồm các cơ
sở giáo dục đại học và cao đẳng, cả công lập và
ngoài công lập, trong bối cảnh giáo dục tự chủ (cả
tự chủ về tài chính và hướng tới tự chủ về học
thuật) và hội nhập quốc tế, đều có khả năng ứng
dụng và phát triển TNGDM để giảm chi phí nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng các TNGDM cho việc dạy, học và nghiên
cứu, tham gia vào môi trường giáo dục rộng lớn hơn, cả
trong nước và quốc tế, trong các hoạt động liên quan
tới TNGDM như được nêu ở trên để giúp cho các sinh
viên thế hệ sau có khả năng có được các kỹ năng và
năng lực để giành được tri thức, đào sâu tri thức
và tạo lập tri thức họ cần nhằm đáp ứng được các
nhu cầu ngày càng cao và thay đổi nhanh về công nghệ như
hiện nay, để họ có được nhiều cơ hội hơn có được
công ăn việc làm tươm tất hoặc khởi nghiệp kinh doanh.
Với
các
TNGDM chất lượng, tính
trực quan vốn dĩ là đặc tính của chúng,
làm cho chúng
có khả năng được truy cập tự do tới nhiều người
hơn, làm gia tăng khả năng có được số lượng các
trích dẫn nhiều hơn, các bản tải về để sử dụng
nhiều hơn và vì thế tác động tới cộng đồng lớn
hơn, làm
gia tăng uy
tín của các
tác
giả - giảng viên - nhà nghiên cứu của
các TNGDM đó,
và
vì thế tới
lượt nó,
làm gia tăng uy tín của cơ sở giáo dục của họ.
Và
để có
được các TNGDM chất lượng, một
lần nữa, giáo
dục và huấn luyện cho các giảng viên các kỹ năng và
năng lực TNGDM là không thể thiếu, không thể bỏ qua.
Tài
liệu và thông tin tham chiếu
[1]
Lê
Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Khung
năng lực CNTT-TT cho giảng viên của UNESCO,
UNESCO 2018:
https://www.dropbox.com/s/xgnx8ji27w48fuc/265721e_Vi-27112018.pdf?dl=0
[2]
Lê
Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tài nguyên Giáo dục Mở trong
Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp (OER
trong TVET), UNESCO 2018:
https://www.dropbox.com/s/bbkt7x57zg60gu8/OER-in-TVET_Vi-19082018.pdf?dl=0
[3]
Lê
Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Cung
cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ
cần để thực hành khoa học mở, EC 2017:
https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0,
trang 42
[4]
Lê
Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tài
nguyên giáo dục mở (OER) - Kiểm tra thực tế,
contactnorth.ca, 2017:
https://www.dropbox.com/s/fgte6afh7k59m7g/open_educational_resources_oer_-_a_reality_check-Vi-02122018.pdf?dl=0
[5]
Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
và Văn phòng UNESCO Bangkok, 2016: Báo
cáo khảo sát tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại
học Việt Nam:
https://www.dropbox.com/s/jk000slftnbsst8/OER%20Preport_Vietnam-2016.pdf?dl=0
[7]
Lê
Trung Nghĩa, 2018: Nhận diện các đề tài - dự án “MỞ”
từ kinh phí của nhà nước, Tạp chí Tia Sáng, 22/01/2018:
http://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Nhan-dien-cac-de-tai--du-an-%E2%80%9CMO%E2%80%9D--tu-kinh-phi-cua-nha-nuoc-11161
[11]
RMIT
University, Library subject guides, OERs:
http://rmit.libguides.com/openeducationalresources
[12]
Lê
Trung Nghĩa, 2018: Hệ
sinh thái nguồn mở ở Việt Nam:
https://www.dropbox.com/s/0oo6isv09eusg6l/Open_Source_Ecosystems_In_VN_2018_LeTrungNghia.pdf?dl=0
[13]
State
of the Commons: https://stateof.creativecommons.org/,
số
lượng các tài nguyên được cấp phép mở Creative Commons
tới hết năm 2017 là hơn 1 tỷ 470
triệu tài nguyên.
[14]
Software Heritage: https://archive.softwareheritage.org/,
số
lượng các tệp phần mềm được cấp phép mở hiện nay
là hơn 5 tỷ tệp, từ hơn 86 triệu dự án nguồn mở với
hơn 22.000 lập trình viên. Nhiều
trong số các phần mềm này được sử dụng trong giáo
dục, và vì vậy, cũng là các TNGDM.
Lê
Trung
Nghĩa
PS:
Tự do tải về bài viết ở định dạng PDF:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.