Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

EC thích nguồn mở hơn cho các hệ thống IT mới mà các nhà thầu triển khai

EC prefers open source for new IT systems deployed by contractors

— filed under: [GL] EU and Europe-wide, [T] Policies and Announcements

by Gijs Hillenius — published on Jan 31, 2011

Theo: http://www.osor.eu/news/ec-prefers-open-source-for-new-it-systems-deployed-by-contractors

Bài được đưa lên Internet ngày: 31/01/2011

Lời người dịch: Ủy ban châu Âu EC không chỉ là người sử dụng các sản phẩm và giải pháp phần mềm tự do nguồn mở, mà còn đưa ra các chính sách chung cho mọi quốc gia trong Liên minh châu Âu, và giờ đây EC còn mong muốn trở thành nơi sản xuất ra các phần mềm nguồn mở và xây dựng các cộng đồng nguồn mở để chia sẻ các phần mềm nguồn mở trong các nền hành chính của EU.

Ủy ban châu Âu thích các phần mềm nguồn mở cho việc phát triển các hệ thống thông tin mới hơn nếu nó có kế hoạch triển khai những hệ thống này bên ngoài các trung tâm dữ liệu và các tòa nhà của riêng họ. Đó là một trong những cam kết trong chính sách của EC về nguồn mở, mà đã được xuất bản hôm 15/12.

Bản cập nhật này là một phiên bản gương soi của chiến lược nguồn mở nội bộ EC. Chính sách này đã được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000 và đã được rà soát lại 2 lần kể từ đó, trong năm 2003 và 2007. Theo một số những người làm chính sách có liên quan trong phiên bản mới nhất, thì tài liệu này được cập nhật chủ yếu để cho phép sự chú ý hơn vào việc xây dựng cộng đồng và tập trung vào những khía cạnh về cấp phép và các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tới các sản phẩm nguồn mở.

EC đang sử dụng dạng phần mềm này trong nhiều phần các hệ thống IT của mình, một trong người làm chính sách bình luận. “Điều này làm cho chúng tôi rất nhận thức được về những thách thức và nhu cầu của nó”.

Theo người làm chính sách khác, thì bản rà soát lại này có một sự tập trung mạnh hơn vào các vai trò và hoạt động của Ủy ban như một nhà sản xuất các giải pháp IT, hơn là chỉ là một người sử dụng các phần mềm nguồn mở.

Ủy ban sẽ “tiếp tục phát triển và thích nghi những thực tiễn tốt nhất và các công cụ được chứng minh nổi lên từ các cộng đồng nguồn mở và trong việc bổ sung sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy sự tạo ra các cộng đồng cho các sản phẩm nguồn mở được xuất bản bởi Ủy ban. Mục tiêu của chúng tôi là để làm cho dễ dàng hơn đối với EC chia sẻ các giải pháp với các nền hành chính khác, bằng việc làm cho các thủ tục hành chính ít quan liêu hơn”.

The European Commission prefers to use open source software for the development of new information systems if it plans to deploy these outside of its own datacenters and premises. That is one of the new commitments in the EC's policy on open source, that was published on 15 December.

The update is a minor revision of the EC's internal open source strategy. This policy was published for the first time in 2000 and has been revised twice since then, in 2003 and 2007. According to some of the policy makers involved in the latest revision, the document is updated mainly to allow more attention on community building and to focus on the aspects of licensing and intellectual property rights related to open source products.

The EC is using this type of software in a great many parts of its IT systems, comments one of the policy developers. "This makes us very aware of its challenges and of its needs."

According to another policy maker, the revision has a stronger focus on the roles and activities of the Commission as a producer of IT solutions, rather than just a user of open source software.

The Commission will "continue to develop and adopt best practices and proven tools emerging from open source communities and in addition will facilitate and promote the creation of communities for the open source products published by the Commission. Our goal is to make it easier for the EC to share solutions with other public administrations, by making the administrative procedures less bureaucratic."

Các phiên bản ngôn ngữ

EC sử dụng các dạng khác nhau của phần mềm nguồn mở. Những ví dụ bao gồm các máy chủ chạy Linux, các máy chủ web nguồn mở và các phần mềm được sử dụng để xác thực những người sử dụng các dịch vụ web cụ thể. Nó cũng đã tung ra những dự án như OSOR để tạo điều kiện sử dụng lại dạng phần mềm này của các cơ quan châu Âu và của các nền hành chính nhà nước khác. Nó cũng đã xuất bản một giấy phép phần mềm cộng cộng là EUPL, làm cho nó sẵn sàng trong tất cả các ngôn ngữ của Liên minh châu Âu, và làm thành 22 phiên bản ngôn ngữ ngang bằng nhau về mặt pháp lý.

EC cũng đang làm cho sẵn sàng các phần mềm chính phủ điện tử để sử dụng cho các nền hành chính khác. Một ví dụ là e-Prior, một công cụ mua sắm cho việc trao đổi các tài liệu điện tử được tiêu chuẩn hóa mà chúng hỗ trợ các hợp đồng mua sắm và các catalog dịch vụ, được phát triển bởi Ban Tổng giám đốc của EC về Công nghệ thông tin và được chia sẻ theo giấy phép nguồn mở EUPL trên OSOR.

Linguistic versions

The EC uses many different types of open source software. Examples include servers running Linux, open source web servers and software used to authenticate users of certain webservices. It also launched projects such as OSOR to facilitate the reuse of this type of software by European institutions and by national public administrations. It also published a public software licence (EUPL), making it available in all official languages of the European Union, and making these 22 linguistic versions legally identical.

The EC is also making available e-government software for use by other public administrations. An example is e-Prior, a procurement tool for the exchange of standardised electronic documents that supports purchase orders and service catalogues, developed by the European Commission's Directorate-General for Informatics and shared under EUPL on OSOR.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.