Trong 2 ngày 05 và 06/04/2011, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo và triển lãm quốc gia về an ninh bảo mật với chủ đề: Bảo đảm an ninh thông tin của tổ chức trong một thế giới kết nối.
Tại cuộc hội thảo, đại diện của TrendMacro đã chỉ ra rằng, vào năm 2010, cứ 1.5 giây thì có tới 3 phần mềm độc hại mới được sinh ra, nghĩa là trung bình cứ 1 giây thì có 2 phần mềm độc hại mới được sinh ra, nghĩa là có 225.000 phần mềm độc hại mới được sinh ra mỗi ngày. Với tốc độ này, dự kiến tới năm 2015 thì trong 1 giây sẽ có 6 phần mềm độc hại mới sẽ được sinh ra. Trong khi đó, tốc độ vá lỗi của các hãng cung cấp các phần mềm diệt virus lại chậm hơn rất nhiều, và hãng có tốc độ vá lỗi nhanh nhất do 1 mối đe dọa nảy sinh là 3 giờ đồng hồ.
| ||
|
Kết hợp với báo cáo của G-Data vào nâm 2010, khi chỉ ra rằng 99.4% các phần mềm độc hại là được viết cho hệ điều hành Microsoft Windows (Xem bài “Virus máy tính hay virus Windows” trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 10/2010, trang 70-71), thì có thể cho ta một kết luận rõ ràng rằng: Để có thể có được an ninh an toàn thông tin thì việc sử dụng hệ điều hành Windows là hoàn toàn vô nghĩa.
Hy vọng các cơ quan có trách nhiệm về an toàn an ninh thông tin, các cơ quan báo chí trong toàn quốc phổ biến kiến thức này cho tất cả những người sử dụng máy tính tại Việt Nam.
Trần Lê
Bài được đăng trên tạp chí “Tin học và Đời sống” số tháng 05/2011, trang 78.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.