Building
ICT Capacities Framework and OER Capacity for Teachers Meeting IR4
requirements in Vietnam
Bài
viết cho hội thảo: “Phát triển Giáo dục nghề nghiệp
trong kỷ nguyên số” do Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24/08/2019 tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo, các trang 7-18.
----------------------------------------------------------------------------------------
Tóm
tắt:
UNESCO xuất bản Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên
phiên bản 3 năm 2018 (ICT CFT v3), nhấn mạnh tiềm năng và
các thách thức cách tân CNTT-TT cùng các công nghệ đang
nổi lên, bao gồm tài nguyên giáo dục mở, nhằm đáp ứng
các yêu cầu giảng dạy trong kỷ nguyên số. Các yêu cầu
đó là trùng khớp với các yêu cầu của CMCN4 được nêu
lên trong các hội nghị trong thời gian gần đây ở Việt
Nam. Vì vậy, việc xây dựng Khung năng lực CNTT-TT dựa
vào ICT CFT v3 cho các giảng viên, cũng như ứng dụng và
phát triển tài nguyên giáo dục mở, là cấp bách hiện
nay đối với khu vực giáo dục Việt Nam, cũng như trong
khối các trường đại học sư phạm.
Các
từ khóa:
Khung năng lực CNTT-TT; ICT CFT v3; giảng viên; tài nguyên
giáo dục mở (OER); tiềm năng và các thách thức; công
nghệ thông tin và truyền thông (CNTT- TT); đại học sư
phạm.
Summary:
UNESCO published ICT competency Framework for teachers version 3 in
2018 (ICT CFT v3) highlighting potential and challenges of ICT
innovations with emerging technologies, including Open Educational
Resources (OER), in order to meet teaching requirements in a digital
age. The requirements are the ones for the 4th
Industrial Revolution (IR4) recently raised at many conferences in
Vietnam. So building ICT CFT based on ICT CFT v3 for teachers in
Vietnam, as well as application and development OER, is imperative
for Education sector in Vietnam, especially in the technical
education universities.
Keywords:
ICT competency Framework; ICT CFT v3; teacher; Open Educational
Resources (OER); potential and challenges; information and
communication technologies (ICT); technical education universities.
A.
Đặt vấn đề
Nhân
hội thảo ‘Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế’ - hội thảo
lần thứ 4 của Câu lạc bộ khối Sư phạm Kỹ thuật -
Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam,
được tổ chức ngày 17/05/2019 tại Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Nam Định, nhiều tham luận của các lãnh
đạo các trường[1] đã nêu lên những trăn trở về
những thách thức trong việc xây dựng chương trình đào
tạo sao cho cung cấp đầy đủ năng lực cho các giảng
viên và sinh viên đáp ứng được các yêu cầu nguồn
nhân lực trong bối cảnh các công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang thay đổi
nhanh chóng mặt, với những công nghệ mới đang nổi lên,
như được liệt kê trong một số bài trình bày, như trí
tuệ nhân tạo (AI), Internet của vạn vật (IoT), dữ liệu
lớn (Big Data)[2], môi trường thực tế ảo và thực tế
tăng cường (VR và AR)[3] và những công nghệ quan trọng
khác trong kỷ nguyên số, nhằm đáp ứng các yêu cầu do
CMCN4 đặt ra.
Bài
viết này có ý định gợi ý một cách tiếp cận để
giải quyết vấn đề thách thức được nêu ở trên.
B.
Mục đích của ‘Khung năng lực CNTT-TT cho giảng viên của
UNESCO’
Năm
2018, UNESCO đã xuất bản tài liệu ‘Khung năng lực
CNTT-TT cho giảng viên của UNESCO’, phiên bản 3, gọi tắt
là ICT CFT v3.
Một
cách ngắn gọn, để đáp ứng được các mục tiêu phát
triển bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc tới năm 2030
và vượt qua được những thách thức đương thời,
UNESCO đã phát triển ICT CFT v3 với mục đích để nó
“như
là công
cụ hướng dẫn trước và trong khi phục vụ huấn luyện
giảng viên sử dụng CNTT-TT khắp hệ thống giáo dục.
ICT CFT có ý định được
tùy biến thích nghi để hỗ trợ cho các mục tiêu của
quốc gia và cơ sở
bằng việc cung cấp khung được cập nhật để phát
triển chính sách và xây dựng năng lực trong lĩnh vực
[CNTT-TT] năng động này”.
ICT
CFT v3 cũng “là
câu trả lời cho các
phát triển công nghệ và sư phạm gần đây trong lĩnh vực
CNTT-TT và Giáo dục”[4].
Nhận
thấy 3 điểm nhấn từ trích đoạn ở trên, gồm:
1.
ICT CFT v3 nên được tích hợp vào 3 pha phát triển nghề
nghiệp của giảng viên,
gồm:
-
“Trước
khi phục vụ (pre-service) - tập trung vào chuẩn bị ban
đầu về sư phạm, tri thức theo vấn đề chủ đề, các
kỹ năng quản lý và sử dụng các công cụ dạy học
khác nhau, bao gồm các công cụ và tài nguyên số;
-
Trong
khi phục vụ (in-service) - bao gồm các cơ hội huấn luyện
từ xa và mặt đối mặt, xây dựng dựa vào các chương
trình trước khi phục vụ và trực tiếp phù hợp với
các nhu cầu dạy học cả bên trong và bên ngoài các lớp
học; và
-
Hỗ
trợ liên tục kỹ thuật và sư phạm, chính quy và phi
chính quy, được CNTT-TT xúc tác, để sử dụng CNTT-TT có
tính cách tân của các giảng viên nhằm giải quyết các
nhu cầu hàng ngày và tạo thuận lợi cho việc học tập
với các yêu cầu cao hơn của sinh viên.[5]”
Điều
này cho thấy, ICT CFT v3 nhằm vào việc phát triển nghề
nghiệp của các giảng viên trong cả quá trình học tập
suốt đời, chứ không là sự kiện một lần rồi hết.
2.
Các phát triển công nghệ và sư phạm gần đây trong lĩnh
vực CNTT-TT và Giáo dục
được nêu ở phần ‘Tiềm năng và các thách thức cách
tân CNTT-TT’[6] của tài liệu là như sau:
-
Tài
nguyên Giáo dục Mở (OER)
-
Các
mạng xã hội
-
Các
công nghệ di động
-
Internet
của Vạn vật - IoT (Internet of Things)
-
Trí
tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence)
-
Thực
tế ảo – VR (Virtual Reality) và Thực tế tăng cường -
AR (Augmented Reality)
-
Dữ
liệu lớn
-
Lập
trình
-
Đạo
đức và bảo vệ tính riêng tư
Có
thể nói, nhiều trong số các công nghệ gần đây trong
lĩnh vực CNTT-TT được ICT CFT v3 nêu trong phần 3 tài liệu
như được liệt kê ở trên là đặc biệt trùng khớp
với những gì các tham luận của các lãnh đạo các
trường đang trăn trở, và tài nguyên giáo dục mở - OER
(Open Educational Resources) nằm ở vị trí số 1 của danh
sách đó.
3.
ICT CFT v3 có thể được tùy biến thích
nghi để hỗ trợ cho các mục tiêu của quốc gia và cơ
sở
bằng việc cung cấp khung được cập nhật để phát
triển chính sách và xây dựng năng lực trong lĩnh vực
[CNTT-TT] năng động này.
Điều
này là rất quan trọng cho cả Việt Nam như một quốc
gia, cho từng tổ chức và/hoặc cơ sở giáo dục để có
thể xây dựng ICT CFT cho mình phù hợp với các mục đích
và cấu trúc thành phần của ICT CFT v3 của UNESCO, và quan
trọng nhất, để các giảng viên, và vì thế các sinh
viên của họ, có đủ các năng lực đáp ứng các nhu cầu
của CMCN4.
Trước
khi đi vào mục 3 quan trọng này, dưới đây sẽ giới
thiệu qua về các thành phần của ICT CFT v3.
C.
Các thành phần của ICT CFT v3
ICT
CFT v3 được tổ chức với các thành phần như được
minh họa trên Hình
1,
gồm:
-
3
mức độ sử dụng sư phạm CNTT-TT của giảng viên: (1)
Chiếm lĩnh tri thức; (2) Đào sâu tri thức; và (3) Sáng
tạo tri thức;
-
6
khía cạnh thực hành của nghề giảng viên, gồm: (1)
Hiểu CNTT-TT trong Chính sách Giáo dục; (2) Chương trình
giảng dạy và Đánh giá; (3) Sư phạm; (4) Ứng dụng các
Kỹ năng Số; (5) Tổ chức và Quản trị; và (6) Học tập
Nghề Giảng viên.
-
18
năng lực được tổ chức theo 6 khía cạnh thực hành
của nghề giảng viên, với từng mức độ sử dụng sư
phạm CNTT-TT của giảng viên, như được nêu ở trên.
Để
có thông tin chi tiết về các thành phần, xem Chương III
tài liệu ICT CFT v3[7].
Hình
1.
ICT CFT v3 năm 2018 của UNESCO[8]
Cũng
cần nhấn mạnh ở đây rằng năng lực tài nguyên giáo
dục mở (OER) được tích hợp vào trong ICT CFT v3 ở vài
khía cạnh của cả 3 mức độ sử dụng sư phạm CNTT-TT
của giảng viên[9], như năng lực tìm kiếm OER để sử
dụng bằng các máy tìm kiếm; năng lực tùy biến thích
nghi và/hoặc tạo mới OER bằng các công cụ CNTT-TT
và/hoặc năng lực phát hành/xuất bản OER với các giấy
phép mở thích hợp (ví dụ, như một vài giấy phép thích
hợp trong hệ thống cấp phép mở Creative Commons), cụ thể
như sau:
Mức
độ chiếm lĩnh tri thức - KA (Knowledge Accquisition)
KHÍA
CẠNH 2: Chương
trình giảng dạy và đánh giá, OER
có trong các cột sau:
Các
mục tiêu (các giảng viên nên có khả năng để …):
KA.2.b.
Tìm kiếm và xác định OER
để hỗ trợ các tiêu chuẩn của chương trình giảng
dạy.
Các
hoạt động ví dụ: Tìm kiếm OER,
sử dụng cả các máy tìm kiếm chuyên dụng và phổ biến,
và lựa chọn các tài nguyên mở để dạy các tiêu chuẩn
chương trình giảng dạy đặc thù.
KHÍA
CẠNH 6: Việc
học tập nghề nghiệp của giảng viên, OER
có trong các cột sau:
Các
mục tiêu (các giảng viên nên có khả năng để …):
KA.6.e.
Phân tích và đánh giá các tài nguyên dạy học số.
Các
hoạt động ví dụ: Đánh
giá tính phù hợp của các tài nguyên dạy và học số,
đặc biệt về các khía
cạnh ‘quyền’, ‘mục đích’, ‘độ phủ’, ‘tính
thịnh hành’, ‘tính khách quan’ và ‘tính chính xác’.
Sử dụng OER
và mạng xã hội để tìm kiếm tài nguyên.
Mức
độ đào sâu tri thức - DA (Deeping Knowledge)
KHÍA
CẠNH 2: Chương
trình giảng dạy và đánh giá
Các
mục tiêu (các giảng viên nên có khả năng để …):
KD.2.d.
Tùy biến thích nghi OER
để hỗ trợ các ngữ cảnh địa phương và các tiêu
chuẩn của chương trình giảng dạy.
Các
hoạt động ví dụ: Tìm kiếm trên Internet các OER,
phân tích tính phù hợp của các tài nguyên đối với các
ngữ cảnh mới bằng việc áp dụng các tiêu chí chất
lượng, và tùy biến thích nghi chúng để hỗ trợ học
tập.
Mức
độ sáng tạo tri thức - KC (Knowledge Creation)
KHÍA
CẠNH 6: Việc
học tập nghề nghiệp của giảng viên
Các
mục tiêu (các giảng viên nên có khả năng để …):
KC.6.e.
Cấp phép và phân phối các tài nguyên dạy học gốc của
họ như là OER.
Các
hoạt động ví dụ: Chia sẻ các tài nguyên mẫu dạy và
học - như các kế hoạch bài giảng, các bảng tính, các
ghi chép và kiểm thử trong phòng thí nghiệm - với cộng
đồng giáo dục rộng lớn hơn bằng việc phát hành các
tài nguyên đó với giấy
phép mở.
D.
STEM - vấn đề Việt Nam rất quan tâm - có nhiều tài
nguyên ở dạng OER
Có
2 tham luận[10] đề cập tới xu hướng giáo dục Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học - STEM (Science, Technology,
Engineering, Mathematic) hiện cũng đang khá thịnh hành ở
Việt Nam. Được biết, trên thế giới có rất nhiều
(hàng chục ngàn/hàng trăm ngàn) các tài nguyên STEM là các
tài nguyên mở, được cấp phép mở, cho phép chia sẻ tự
do trên Internet, bao gồm cả các tài nguyên mở là các
OER, cho phép sửa đổi, pha trộn và, trong một số trường
hợp, thương mại hóa mà không vi phạm bản quyền của
bất kỳ ai[11], điều ít được quan tâm ở Việt Nam,
trong khi chúng ta có thể khai thác chúng để ứng dụng và
phát triển STEM ở Việt Nam nhanh hơn.
E.
Tùy biến ICT CFT v3 để xây dựng ICT CFT cho Việt Nam
và/hoặc cơ sở
Việc
tùy biến ICT CFT v3 thành ICT CFT cho một quốc gia như Việt
Nam hoặc cho một tổ chức hay cơ sở giáo dục như một
trường đại học sư phạm kỹ thuật hay bất kỳ tổ
chức hoặc cơ sở giáo dục nào khác sẽ là khả thi hơn
nhiều nếu có được những phiên bản và/hoặc các tài
nguyên mẫu để có thể dựa vào đó mà tạo ra được
nhanh hơn và dễ hơn.
May
thay, các tài nguyên như vậy là có sẵn như được minh
họa trên Hình
2[12].
Vì vậy, có thể cũng bằng phương thức 3 bước Chiếm
lĩnh tri thức - Đào sâu tri thức - Sáng tạo tri thức,
chúng ta có thể xây dựng được ICT CFT cho quốc gia, tổ
chức và/hoặc cơ sở của riêng mình.
Trên
Hình
2,
từng trong số 18 năng lực thành phần của ICT CFT v3 đều
có số lượng cụ thể các tài nguyên sẵn có với đường
liên kết tới từng tài nguyên đó, và quan trọng hơn,
chúng hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều là các
tài nguyên giáo dục mở và được được cấp giấy phép
CC BY-SA, cho phép bạn tùy biến thích nghi chúng vì bất kỳ
mục đích gì, kể cả thương mại hóa, miễn là bạn
thừa nhận ghi công các tác giả và gắn cho bản phái
sinh bạn đã sửa đổi giấy phép y hệt bản gốc, nghĩa
là cũng CC BY-SA.
Điều
này còn cho thấy, năng lực tài nguyên giáo dục mở là
không thể thiếu và cần thiết phải tùy biến ICT CFT v3
để xây dựng ICT CFT cho quốc gia, tổ chức hay cơ sở
giáo dục của bạn dựa vào những tài nguyên được cấp
phép mở sẵn có của các quốc gia, tổ chức hoặc cơ sở
khác.
Hình
2.
Tài nguyên được cấp phép mở và sẵn có để tùy biến
xây dựng ICT CFT
Cho
tới nay, đã có các quốc gia, tổ chức và đại học tùy
biến ICT CFT v3 để xây dựng chính sách và/hoặc ICT CFT
cho mình, cụ thể:
-
10
quốc gia: Kenya, Guana, Rwanda, Djibouti, Philippines, Ai cập,
Togo, Mozambique, Nam Phi, Zimbabwe
-
2
tổ chức: Tổ chức Liên đoàn A rập về Giáo dục, Văn
hóa và Khoa học - ALECSO (Arab League Educational, Cultural and
Scientific Organization) và Khối Thịnh vượng chung về Học
tập - COL (Commonwealth of Learning)
-
1
trường đại học: chương trình OER4Schools của Đại học
Cambridge
F.
Kết luận
Thực
trạng với nhiều trăn trở trong xây dựng chương trình
đào tạo đáp ứng CMCN4 với nhiều công nghệ đang nổi
lên trong lĩnh vực CNTT-TT ở các trường đại học sư
phạm nói chung, các trường đại học sư phạm kỹ thuật
nói riêng, có thể được giải quyết thông qua việc tùy
biến ICT CFT v3 năm 2018 của UNESCO để xây dựng (các) ICT
CFT nhằm đáp ứng được các nhu cầu ứng dụng và phát
triển các công nghệ thông tin và truyền thông đang nổi
lên cho các giảng viên và phù hợp với các điều kiện
cụ thể của từng cơ sở, hệt như những gì nhiều quốc
gia, tổ chức và đại học trên thế giới đã thực hiện
rồi.
Việc
tùy biến ICT CFT v3 để tạo ra (các) ICT CFT cho các cơ sở,
các tổ chức giáo dục và/hoặc cho toàn bộ ngành giáo
dục Việt Nam sẽ còn dễ dàng hơn nữa vì các tài nguyên
của các quốc gia, tổ chức và đại học trên thế giới
đó đều là các tài nguyên được cấp phép mở, cho phép
chúng ta sửa đổi, thậm chí, trong nhiều trường hợp,
chúng là các tài nguyên giáo dục mở, cho phép không chỉ
sửa đổi, mà còn sử dụng cho bất kỳ mục đích gì,
kể cả thương mại hóa.
Không
phải ngẫu nhiên mà tài nguyên giáo dục mở (OER) lại
đứng ở vị trí số 1 trong danh sách các phát triển công
nghệ và sư phạm gần đây trong lĩnh vực CNTT-TT và Giáo
dục được UNESCO đặc biệt quan tâm, được nêu trong
tài liệu như được liệt kê ở phần B mục 2 ở trên.
Điều này cho thấy tài nguyên giáo dục mở không phải
là công nghệ khu vực giáo dục của Việt Nam thích giáo
dục đào tạo và huấn luyện hay không, mà là năng lực
công nghệ từng giảng viên trong hệ thống giáo dục của
Việt Nam MẶC
ĐỊNH PHẢI CÓ
để có thể đáp ứng được các yêu cầu về CNTT-TT của
thế kỷ 21 và đáp ứng nhu cầu tiếp cận CMCN4 hiện
nay.
Trách
nhiệm xây dựng và triển khai ICT CFT cũng như ứng dụng
và phát triển tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam, dù ở
mức quốc gia, tổ chức hay cơ sở giáo dục, trước hết,
nằm trên vai của khối các trường đại học sư phạm
nói chung, và đặc biệt là các trường sư phạm kỹ
thuật nói riêng, do các nét đặc trưng kỹ thuật công
nghệ của CNTT-TT và của tài nguyên giáo dục mở.
Ở
một khía cạnh khác, trong chương trình nghị sự của
mình, các ngày 12-27/11/2019 sắp tới, tại phiên họp toàn
thể của UNESCO, nhiều khả năng khuyến cáo chính thức
về tài nguyên giáo dục mở của UNESCO sẽ được thông
qua, nó “ủng hộ cho sự đầu tư toàn cầu vào 5 lĩnh
vực hỗ trợ tài nguyên giáo dục mở: (1) xây dựng năng
lực; (2) phát triển chính sách hỗ trợ; (3) đảm bảo
truy cập bình đẳng và có sự tham gia tới OER chất
lượng; (4) các mô hình bền vững cho OER; và (5) hợp tác
quốc tế“[13] [14]. Hy vọng là Việt Nam, một quốc gia
thành viên của UNESCO, sẽ sớm hội nhập với phong trào
tài nguyên giáo dục mở của thế giới vì sự phát triển
bền vững của mình.
Để
kết thúc bài viết, xin được nêu ra sau đây kết luận
của một nghiên cứu gần đây về tương lai của Khoa học
và Giáo dục[15]: (1) Truy cập Mở là mặc định; (2) Khoa
học Mở là mặc định; (3) Tài nguyên Giáo dục Mở là
mặc định; (4) Sư phạm Mở là mặc định.
Bảng
chú giải
[1]
Kỷ yếu hội thảo: Xây
dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và hội nhập Quốc tế;
Hội thảo lần thứ 4 của Câu lạc bộ khối Sư phạm Kỹ
thuật được tổ chức ngày 17/5/2019 tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
[2]
TS. Đặng Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSPKT
Nam Định: Giải
pháp phát triển CTĐT tại trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Nam Định nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
trong thời kỳ CMCN4 và hội nhập quốc tế;
Kỷ yếu hội thảo, trang 8-9.
[3]
Nguyễn Hữu Hợp - Trường ĐHSPKT Hưng Yên: Những
yêu cầu đối với giáo viên dạy nghề ở Việt Nam trong
bối cảnh cuộc CMCN4;
Kỷ yếu hội thảo, trang 52-54.
[10]
Tham luận của Trường ĐHSPKT Nam Định; và Trường ĐHSPKT
TP. Hồ Chí Minh. Kỷ
yếu hội thảo,
trang 8-20.
Lê
Trung Nghĩa
PS:
Tự
do tải về bài viết toàn văn ở dạng PDF tại địa chỉ: