German Public
Broadcaster ZDF Releases Dozens of Videos Under CC Licenses
By Leonhard Dobusch, June 16, 2020
Bài được đưa lên Internet ngày:
16/06/2020
Xem thêm: Khoa
học Mở - Open Science
Về lý thuyết, việc xuất bản nội dung
truyền hình được nhà nước cấp vốn theo các giấy
phép mở nên không phải suy nghĩ. Như với nghiên cứu
được nhà nước cấp vốn, các giấy phép mở cải thiện
sự phân phối, cho phép sáng tạo pha trộn, và mở khóa
truy cập tới các nền tảng tri thức tự do không mất
tiền như Wikipedia.
Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà biện hộ
các giấy phép mở trong địa hạt các phương tiện dịch
vụ công đối mặt với vài khó khăn, như:
-
Các thủ tục cấp phép tiêu chuẩn trong thế giới các phương tiện dịch vụ công không bao gồm các lựa chọn cấp phép mở và thường bị giới hạn về thời gian và phạm vi.
Vì thế, việc phát hành tư liệu theo một
giấy phép mở đòi hỏi các nỗ lực làm sạch các quyền
được làm mới lại với tất cả những người nắm giữ
các quyền có liên quan để phản ánh các điều kiện
được đặt ra trong các giấy phép mở - biết rằng
thường thì số lượng lớn những nhà sáng tạo và những
người nắm giữ quyền có liên quan trong sản xuất nội
dung video, thì điều này là khó khăn, mất thời gian, và
tốn kém.
-
Các quy định thù lao tiêu chuẩn có thể làm cho việc cấp phép mở không hấp dẫn đối với những nhà sáng tạo.
Một điều khoản chung, ví dụ, đòi hỏi
các nhà đài liên quan tới dịch vụ công phải thanh toán
các khoản phí lặp đi lặp lại bất kỳ khi nào tư liệu
được phát đi. Với một giấy phép mở, thường không
có các thanh toán được yêu cầu. Kết quả là, các hệ
thống thù lao phải được thay đổi để tránh hoặc giảm
nhẹ sự mất doanh thu của các nhà sáng tạo.
-
Luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu cấm các bao cấp nhà nước có thể bóp méo cạnh tranh.
Thường thì, các giấy phép mở và tự do
không mất tiền không đặt ra vấn đề đối với luật
cạnh tranh miễn là không ưu thế đặc biệt nào cho một
thị trường riêng rẽ có liên quan với việc sử dụng
một giấy phép mở. Thường thì, các nhà đài của nhà
nước hành động với sự thận trọng lớn khi nói về
các quy định cạnh tranh và nhiều nhà đài có lo ngại về
các dàn xếp cấp phép có thể tiềm tàng đặt ra các vấn
đề cạnh tranh.
-
Có nỗi sợ hãi về thao túng thông tin.
Trong những tranh luận gần đây về thông
tin sai lệch và “tin giả”, các phương tiện dịch vụ
công sợ rằng nội dung họ phát hành có thể bị thao
túng một cách lừa dối và gian lận để đưa ra các sự
việc bị sai lệch. Trong khi các giấy phép Creative Commons
thường cho phép tạo ra các tác phẩm phái sinh hoặc các
tùy biến thích nghi (trừ phi người cấp phép chọn
phát hành nội dung theo giấy phép không có phái sinh
NoDerivatives) và thừa
nhận ghi công là một yêu cầu cho tất cả các giấy
phép CC phải liên kết ngược trở lại tới bản gốc
sao cho những người sử dụng có thể thấy được bất
kỳ thay đổi nào được tạo ra, họ không chi phối sự
phỉ báng, thông tin sai lệch hoặc bịa đặt thông tin, đó
là những vi phạm được xử lý bên ngoài phạm vi bản
quyền. Tuy nhiên, vẫn có sự thận trọng trong truyền
hình phương tiện nhà nước để xuất bản công khai nội
dung vì các mối đe dọa như vậy bất chấp những bảo
vệ được nêu ở trên trong các giấy phép CC.
Nhà đài
nhà nước Đức ZDF chọn cấp phép mở
Biết các khó khăn đó, sáng kiến gần
đây của đài truyền hình dịch vụ công quốc gia Đức
ZDF (“Zweites
Deutsches Fernsehen”, literally translated as “Second German
Television”) và loạt phim tài liệu của nó Terra
X là đáng nêu. Sau khi chạy thử với
5 video được cấp phép CC về các vấn đề
liên quan tới biến đổi khí hậu
vào mùa thu năm 2019, ZDF vừa khởi xướng một
nền tảng với 50 video
giải
thích và
hứa bổ sung thêm 3 video
mỗi tuần. Tất cả các
video được cấp phép theo CC BY hoặc CC BY-SA, làm cho chúng
tương thích với bách khoa toàn thư tự do không mất tiền
trên trực tuyến Wikipedia (xem
thông
cáo báo chí của ZDF,
tiếng
Đức).
Ảnh chụp màn hình trang web “Terra X” đặc
trưng cho catalog các video giải thích được cấp phép CC
BY và CC BY-SA. Truy
cập các video ở đây.
Các video về biến đổi khí hậu được
xuất bản năm 2019 sẽ
sớm xuất hiện trong các bài báo nổi bật trên Wikipedia,
như bài này về biến
đổi khí hậu, dẫn tới hàng trăm ngàn lượt xem.
Điều
này minh họa cho việc đăng nội
dung trên Wikipedia là quan
trọng như thế nào, điều yêu cầu sử dụng giấy phép
CC BY hoặc CC BY-SA, là đối với phương tiện dịch vụ
công, khi nó có thể làm gia tăng đáng kể kích cỡ khán
thính phòng và tầm với của các phương tiện đó.
Các thí điểm sớm từ các nhà đài nhà nước với các
giấy phép mở đã sử dụng các module giấy phép hạn chế
như các giấy phép CC phi thương mại (NC) hoặc không có
phái sinh (ND) cho thấy chúng với tới được khán thính
phòng rất hạn chế.
Với TerraX
dẫn đường, sẽ là thú vị để thấy đài truyền hình
dịch vụ công Đức “đầu tiên” ARD
sẽ phản ứng như thế nào. Hy vọng, chúng ta sẽ
thấy sự cạnh tranh sản xuất giữa 2 nhà đài dịch vụ
công đó rốt cuộc sẽ làm gia tăng số lượng nội dung
sẵn sàng theo các giấy phép mở được các phương tiện
dịch vụ công sản xuất vì lợi ích của những người
sử dụng ở Đức và khắp trên thế giới.
Bài đăng này
trên blog được Leonhard
Dobusch, một Giáo
sư của Tổ chức ở Đại học Innsbruck
ở Áo và là thành
viên của hội đồng giám sát ZDF “Fernsehrat”, đại
diện cho các lợi ích xã hội của Internet, viết. Ông
viết blog về công việc của ông ở netzpolitik.org
(chỉ bằng tiếng
Đức).
In theory,
publishing publicly funded television content under open licenses
should be a no-brainer. As with publicly funded research, open
licenses improve distribution, allow for remix creativity, and unlock
access to popular free knowledge platforms such as Wikipedia.
In practice,
however, advocates of open licenses in the realm of public-service
media face several hurdles, such as:
-
Standard licensing procedures in the world of public-service media do not include open licensing options and are typically limited in time and in scope.
Therefore,
releasing material under an open license requires renewed rights
clearing efforts with all right holders involved to reflect the
conditions set out in open licenses—given the often high number of
creators and right holders involved in video content production, this
is a difficult, time-consuming, and costly task.
-
Standard remuneration rules can make open licensing unattractive for creators.
One common
provision, for example, requires public service broadcasters to pay
repeated fees any time material is broadcast. With an open license,
there are usually no required payments. As a result, remuneration
schemes have to be changed to avoid or mitigate the loss of income
for creators.
-
European Union competition law prohibits state subsidies that may distort competition.
Usually, free
and open licenses don’t pose a problem in terms of competition law
as long as no special advantage for an individual market actor is
associated with using an open license. Generally, public broadcasters
act with great caution when it comes to competition rules and many
have concerns regarding licensing arrangements that could potentially
set off competition issues.
-
There are fears of information manipulation.
In
light of recent debates on disinformation and “fake news”,
public-service media fear that the content they release might be
deceivingly and fraudulently manipulated so as to misrepresent facts.
While Creative
Commons licenses generally permit the creation of derivative works or
adaptations
(unless the licensor chooses to release content under a NoDerivatives
license) and attribution
is a requirement for all CC licenses as is a link back to the
original so users can see any changes made, they do not govern
defamation, disinformation or fabrication of information, which are
violations dealt with outside the scope of copyright. Still, there is
a reticence in public media television to openly publish content due
to such threats despite the aforementioned safeguards within the CC
licenses.
German
public broadcaster ZDF chooses open licensing
Given
these hurdles, the recent initiative by the German national
public-service television broadcaster ZDF (“Zweites
Deutsches Fernsehen”, literally translated as “Second German
Television”) and its documentary series Terra
X is
remarkable. After a test run with five CC-licensed videos on issues
related to climate change in the fall of 2019, the ZDF just launched
a
platform with 50 explainer videos
and
promised to add three additional videos each week. All videos are
licensed under either CC BY or CC BY-SA, making them compatible with
the free online encyclopedia Wikipedia (see the
ZDF
press release, in German).
A screenshot of
the “Terra X” webpage featuring a catalog of CC-BY and CC-BY-SA
explainer videos. Access
the videos here.
The
videos on climate change published in 2019
soon
found their way into prominent Wikipedia articles, such as this
one on
climate
change, leading to hundreds of thousands of views. This
illustrates how important the posting of content on Wikipedia, which
requires the use of a CC BY or CC BY-SA license, is for public
service-media, as it can considerably increase the size of the
audience and the media’s reach. Earlier experiments by public
broadcasters with open licenses had used restrictive license modules
such as the Non-Commercial (NC) or NoDerivatives (ND) CC licenses,
which reached a very limited audience.
With
Terra
X leading
the way, it will be interesting to see how the “first” German
public-service television broadcaster
ARD
will
respond. Hopefully, we will see productive competition between these
two public-service broadcasters that will ultimately increase the
amount of content available under open licenses produced by
public-service media for the benefit of users in Germany and across
the world.
This
blog post was written by Leonhard
Dobusch, a Professor
of Organization at the University of Innsbruck
in
Austria and a member of the supervisory council of the ZDF
“Fernsehrat”, representing the societal interests of the
internet. He blogs about his work at netzpolitik.org
(in
German only).
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.