Là tài liệu của UNESCO chuẩn bị cho Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở thế giới lần 3 năm 2024 với chủ đề ‘Tài sản Công cộng Kỹ thuật số: Giải pháp Mở và AI vì Quyền truy cập Toàn diện tới Tri thức’.
“UNESCO và các đối tác của nó sẽ tổ chức Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở Thế giới lần 3 để:
Chia sẻ các thực hành và đổi mới tốt nhất trong triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở 2019 của UNESCO trong 5 năm đầu thông qua nó;
Xác định các chiến lược hỗ trợ triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở 2019 của UNESCO nhằm ứng phó các thách thức mới nổi lên;
Xác định các cơ chế cộng tác để huy động nhiều hơn nữa các bên liên quan để triển khai Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở 2019 của UNESCO với tầm nhìn mở rộng quyền truy cập tới các tài nguyên học tập được cấp phép mở chất lượng, truy cập miễn phí để hỗ trợ cho Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu và Lời kêu gọi hành động của Hội nghị thượng đỉnh 2023 về Chuyển đổi Giáo dục.
Kết quả dự kiến của sự kiện này sẽ là Hướng dẫn cách để Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở 2019 của UNESCO có thể tối ưu hóa nội dung được cấp phép mở để giải quyết các thách thức và cơ hội do các công nghệ mới nổi lên đặt ra.
…
Các chủ đề chính
Trọng tâm chính của các thảo luận tại Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở Thế giới lần 3 sẽ là về các Giải pháp mở và AI Tạo sinh và Tài nguyên Giáo dục Mở.
Các giải pháp mở, chúng là các tài sản công cộng kỹ thuật số có sẵn dựa vào một giấy phép bản quyền mở đã trở thành thiết yếu trong hàng loạt các lĩnh vực, bao gồm việc học tập (tài nguyên giáo dục mở), phần mềm (phần mềm tự do nguồn mở), khoa học (truy cập mở), và chính phủ (dữ liệu mở). Các giải pháp mở, nhờ vào chế độ sở hữu trí tuệ của chúng, cho phép tính linh hoạt, khả năng mở rộng, và tính tương hợp để thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức và quyền truy cập tới thông tin.
…
Trong quá trình Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở Thế giới lần 3 của UNESCO, các thảo luận sẽ tập trung vào cách nội dung được cấp phép mở cho việc học tập có thể khai thác các công nghệ tiên tiến như AI tạo sinh trong khi vẫn đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc ROAM về Quyền con người, Tính mở, Khả năng tiếp cận và Sự tham gia của nhiều bên liên quan.”
Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 6 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/rjjt7cjr7tocvcbppmi9g/391562eng_Vi-18102024.pdf?rlkey=tzuuh2st89u6546wkw32y32nw&st=iwljik32&dl=0
Xem thêm:
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.