Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

Sư phạm Mở là gì (Trang của Đại học British Columbia, Canada)


What is Open Pedagogy

Theo: https://pose.open.ubc.ca/open-education/open-pedagogy/defining-open-pedagogy/

Cho tới nay, chúng ta đã và đang khám phá cách Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) có thể giúp đảm bảo rằng các tư liệu học tập là miễn phí và không có các rào cản truy cập. TNGDM cũng có thể hỗ trợ cho quyền tự do hàn lâm bằng việc xúc tác cho các giảng viên chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm nội dung tới các tư liệu cho phù hợp với các đặc tả và mục tiêu của họ, điều tới lượt nó tạo cơ hội cung cấp các tư liệu phù hợp và hấp dẫn hơn cho học viên. Bây giờ, chúng ta xem xét cách các nguyên tắc uyên thâm mở (Open Scholarship) có thể được kết hợp vào thực hành giảng dạy và học tập như thế nào.

Các thực hành xã hội và công bằng

Uyên thâm mở (Open Scholarship), như chúng ta đã biết, được hình thành dựa trên tiền đề về quyền tiếp cận kiến thức một cách công bằng và không có rào cản, với sự hiểu biết rằng việc tạo ra và phổ biến kiến thức là một hoạt động xã hội. Theo thuật ngữ chung này, giáo dục mở bao gồm một tập hợp các hoạt động hướng tới mục tiêu làm cho quá trình và sản phẩm giáo dục trở nên minh bạch hơn, dễ hiểu hơn và sẵn có cho tất cả mọi người. Trong khi giáo dục mở bao gồm việc tạo lập và sử dụng TNGDM để đạt được các mục tiêu đó, nó cũng bao gồm việc ứng dụng tính mở cho các hoạt động giảng dạy và học tập (tức là phương pháp sư phạm) và nỗ lực hỗ trợ sự tham gia công bằng vào việc tạo ra kiến thức.

Theo Caroline Sinkinson, các giá trị cốt lõi của phương pháp sư phạm mở bao gồm các hoạt động giảng dạy và học tập giúp giảm bớt các rào cản ngăn cản việc tiếp cận giáo dục một cách công bằng, bao gồm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hóa và chính trị. Sư phạm mở tạo điều kiện kết nối vượt qua ranh giới của các trải nghiệm học tập diễn ra trong các lớp học, tại trường học và trong cộng đồng bằng cách tham gia có phản biện với các công cụ và hoạt động thực hành giúp điều chỉnh việc học tập, xây dựng và chia sẻ kiến thức. Sư phạm mở cũng bảo vệ quyền tự quyết và quyền sở hữu các trải nghiệm học tập, lựa chọn thể hiện và mức độ tham gia của mỗi người và phản đối việc coi mở là trung lập bằng cách cung cấp không gian cho việc đánh giá và suy ngẫm phản biện.

Do đó, sư phạm mở nằm ở giao điểm giữa giảng dạy, học tập và công lý xã hội và thường dựa trên các lý thuyết sư phạm phản biện (Critical Pedagogy) nhằm sử dụng quá trình giáo dục để thách thức kiến thức và niềm tin hiện có nhằm đạt được sự trao quyền cho cá nhân và thay đổi xã hội. Các nhà sư phạm học trước đó, chẳng hạn như Paulo Freire, coi giáo dục như là một hoạt động giải phóng và chuyển đổi hoặc một hoạt động tuân thủ:

“Giáo dục hoặc hoạt động như một công cụ được sử dụng để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ hội nhập vào logic của hệ thống hiện tại và mang lại sự tuân thủ hoặc nó trở thành thực hành quyền tự do, phương tiện mà nam giới và phụ nữ xử lý thực tế một cách có phản biện và sáng tạo và khám phá cách để tham gia vào quá trình biến đổi thế giới của họ.” - Paulo Freire, Pedagogy of the Oppressed

Sư phạm phản biện là một triết lý giáo dục được rút ra từ lý thuyết phản biện, trong đó giảng viên và học viên đánh giá có phản biện các hệ thống quyền lực để hiểu bản chất áp chế của các hệ thống xã hội và chính trị. Các nhà sư phạm phản biện, chẳng hạn như Freire, lập luận rằng việc áp dụng lý thuyết phản biện vào giáo dục, "cho phép học viên nhận ra mối liên hệ giữa các vấn đề cá nhân của họ và bối cảnh xã hội rộng lớn hơn mà kinh nghiệm của họ được nhúng vào". Sư phạm mở áp dụng nhiều công trình trước đó của sư phạm phản biện vào các bối cảnh giảng dạy hiện đại và bao gồm một cách tiếp cận công lý xã hội đối với việc xây dựng kiến thức minh bạch và hợp tác được làm cho sẵn sàng mở thông qua các công nghệ kết nối mạng.

Đào sâu thêm

Để biết thêm về sư phạm phản biện, hãy đọc:

Định nghĩa Sư phạm Mở

David Wiley ban đầu cho rằng việc cấp phép mở cho các tài liệu giáo dục và quyền sử dụng lại là điều cần thiết: “Sư phạm mở là tập hợp các hoạt động giảng dạy và học tập chỉ có thể thực hiện được trong bối cảnh quyền truy cập miễn phí và quyền 5R đặc trưng của các tài nguyên giáo dục mở”. Nhiều học giả và nhà giáo dục khác đã đưa ra các định nghĩa sư phạm mở bổ sung đề cập tới các khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập vượt ra ngoài việc sử dụng các tài nguyên mở. Các định nghĩa đó bao gồm:

  • Sự kết hợp giữa các chiến lược, công nghệ và cộng đồng mạng giúp cho quá trình và sản phẩm giáo dục trở nên minh bạch hơn, dễ hiểu hơn và sẵn sàng cho tất cả mọi người tham gia. — Tom Woodward

  • Tiềm năng của tính mở và việc chia sẻ để cải thiện việc học tập, cũng như định hướng công lý xã hội - quan tâm về sự công bằng, với tính mở như một cách thức để đạt được điều này. — Maja Bali

  • Khả năng đối với những người học để định hình và tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình. — Devon Ritter

  • Phương tiện để kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn, toàn cầu cũng như phương tiện để thách thức và mở rộng hiểu biết hiện có của việc học tập lấy người học làm trung tâm. — Tannis Morgan

  • Quyền tự to hành động và thẩm quyền. — Jim Luke

  • Dịch chuyển sự nhấn mạnh tới đóng góp của người học vào kiến thức trái ngược với việc tiếp thu kiến thức đơn thuần. — Heather Ross

Các tính năng và thuộc tính của Sư phạm Mở

Điểm chung giữa các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với sư phạm mở là gì?

Tom Woodward nêu bật ba tính năng của sư phạm mở:

  • lập kế hoạch mở: Trước khi bắt đầu một khóa học được xây dựng dựa trên sư phạm mở có trọng tâm nhằm vào cộng tác liên quan đến khóa học đó có thể là gì - nội dung, các bài học, công cụ xây dựng và chiến lược giảng dạy… Bạn có thể xem các giảng viên khác đã làm gì — tài nguyên của họ, bài học của họ hoặc suy nghĩ của họ về những gì đã xảy ra trong suốt khóa học của họ. Như Tom chỉ ra, những quy trình này thường bị ẩn khỏi tầm nhìn của công chúng. Việc làm cho chúng là mở và dễ tiếp cận có nghĩa là người khác có thể học hỏi từ chúng.

  • các sản phẩm mở: Người học đang xuất bản cho một đối tượng lớn hơn giảng viên của họ. Điều đó quan trọng. Công việc của họ, vì là mở, có tiềm năng được sử dụng cho mục đích lớn hơn chính khóa học và trở thành một phần của cuộc hội thoại toàn cầu lớn hơn. Điều này thay đổi trải nghiệm làm công việc đó, nhưng quan trọng không kém là nó làm thay đổi loại công việc mà bạn yêu cầu người học thực hiện.

  • suy ngẫm mở: Sau khóa học, việc suy ngẫm và làm tài liệu quá trình diễn ra khóa học đó là có giá trị cả cho giảng viên và những ai có thể xem xét các khóa học hoặc chiến lược sư phạm tương tự. Mọi người đều vui vẻ trình bày và ghi chép lại thành công nhưng vẫn chưa có thông lệ chung nào về việc phản ánh các yếu tố không hiệu quả. Việc ghi lại thành tài liệu các suy ngẫm về những gì hiệu quả và những gì không và công khai những điều đó có thể dẫn đến các kết nối giữa những người đang làm việc để giải quyết các thách thức tương tự.

Người ta cũng có thể xem xét tính năng thứ tư:

  • quy trình mở (đối với việc tạo lập TNGDM): Nếu bạn hoặc các học viên của bạn tạo lập TNGDM cho một khóa học, là hữu ích để chia sẻ không chỉ các tài nguyên đã hoàn thành, mà còn cả các quy trình tạo ra chúng. Việc chia sẻ quy trình đó có thể ngụ ý nhiều điều, ví dụ, việc nói về cách bạn đã làm một tài nguyên giảng dạy chẳng hạn như một video hay tệp âm thanh (các công cụ, phần mềm nào, các bước nào bạn đã làm, các cạm bẫy bạn gặp phải), mô tả vì sao bạn đã tạo ra tài nguyên đó theo cách bạn đã làm (bạn đã có các mục tiêu gì, nghiên cứu nào là cơ sở để tạo ra tài nguyên này), giải thích cách bạn đã sử dụng tài nguyên đó trong lớp học và nó có thành công hay không.

Bronwyn Hegarty gợi ý rằng có 8 thuộc tính của sư phạm mở tạo nên các tính năng của nó. Các thuộc tính đó bao gồm việc sử dụng các công nghệ có sự tham gia hoặc xã hội (participatory or social technologies), chẳng hạn như các blog hoặc wiki, chúng tạo thuận lợi cho người học tiếp cận được các ý tưởng và chuyên gia bên ngoài cơ sở giáo dục của họ, cũng như với nhiều phương thức chia sẻ và cộng tác khác nhau. Ngoài ra, vì ý chí học tập và mở rộng ranh giới của học viên trong không gian mở có thể mong manh nên một đặc điểm khác trong phương pháp sư phạm mở là tính mở, sự tin tưởng và con người. Việc cung cấp hỗ trợ và sử dụng phương pháp hỗ trợ để xây dựng sự tự tin và tính độc lập trong môi trường học tập mở có thể giúp thúc đẩy người học.


Các thuộc tính của Sư phạm Mở của Hegarty từ: Hegarty, B. (2015) Attributes of open pedagogy: a model for using open educational resources Educational Technology, July-August, CC-BY 4.0

Một thuộc tính khác Hegarty gợi ý là đổi mới và tính sáng tạo. Sự khám phá và lựa chọn các công nghệ mới nổi lên và các phương pháp mới tận dụng các quyền vốn có trong TNGDM cũng như tạo thuận lợi cho thuộc tính khác của sư phạm mở, sự chia sẻ các ý tưởng và tài nguyên. Sư phạm mở dựa vào các đồng nghiệp để chia sẻ có thiện chí trong các cộng đồng được kết nối. Sử dụng các công nghệ để kết nối các cộng đồng có thể cho phép cộng tác, chia sẻ, và tham gia, điều có thể cải thiện không chỉ chất lượng và sự đa dạng các tài nguyên học tập và các ý tưởng, mà còn cả các phương pháp giảng dạy và thiết kế các môi trường học tập.

Một thuộc tính khác là sư phạm mở do người học tạo ra, bao gồm việc ‘mở ra’ quy trình giảng dạy và học tập để trao quyền cho người học chủ động, giải quyết vấn đề và làm việc tập thể để tạo ra các chế tác mà họ chia sẻ, thảo luận, định hình lại và triển khai lại. Việc xây dựng các mối quan hệ nơi các nhóm người học làm việc tập thể, với việc học tập có phản biện và rà soát lại ngang hàng như là kết quả tự nhiên, Hegarty nêu, là tối thượng cho sư phạm mở. Việc cùng xây dựng kiến thức thông qua thực hành phản biện được tạo thuận lợi và được chia sẻ có thể thúc đẩy quá trình phản biện sư phạm sâu sắc hơn cùng với sự tham gia của học viên. Một thành phần rất quan trọng của thực hành phản biện là sử dụng các công cụ mở cho các tương tác và phản hồi ngang hàng, điều có thể dẫn tới sự thay đổi có tính biến đổi.

Thực hành Giáo dục Mở

“Thực hành Giáo dục Mở” (Open educational practice) là thuật ngữ thực sự có thể bao trùm bất kỳ hoạt động giảng dạy và học tập mở nào, nhưng chúng tôi đang sử dụng nó ở đây để ngụ ý các hoạt động giảng dạy và học tập hướng nhiều hơn tới phía “mở đầy đủ” của phổ. Theo nghĩa này, thực hành mở bao gồm việc đi vượt ra khỏi sự áp dụng một vài tài nguyên mở trong các khóa học của một người hoặc vượt ra khỏi việc đăng tác phẩm công khai của các giảng viên hoặc người học.

Thực hành mở có thể bao gồm:

  • Việc chỉ sử dụng tất cả các tài nguyên mở trong khóa học của một người, như các danh sách đọc không chỉ miễn phí để đọc, mà còn được cấp phép mở để cho phép tải xuống, sửa đổi, chú thích, v.v.

  • Toàn bộ trang web khóa học của một người là công khai và được cấp phép mở ngay cả khi người đó không đăng TẤT CẢ các khía cạnh của khóa học một cách công khai. Tất nhiên, những thứ như điểm số của người học nên được giữ bí mật, và người ta cũng có thể chọn không đăng các bài kiểm tra để họ có thể sử dụng lại sau này.

  • Bất kỳ tác phẩm nào của người học hoặc tài nguyên giảng dạy và học tập của giảng viên được đăng trên trang web công khai cũng được cấp giấy phép mở.

  • Tính mở mở rộng để có được và kết hợp phản hồi về khóa học đó và các tài nguyên mở của nó, bất kể là do giảng viên hay người học đã tạo ra.

  • Không chỉ các sản phẩm là mở (như trang web khóa học, các tài nguyên giảng dạy và học tập, tác phẩm của học viên), mà còn cả các quy trình. Ví dụ, một người chia sẻ các quy trình thiết kế một khóa học, về cách một video đã được tạo ra, về mức độ hiệu quả như thế nào của một bài tập mở cụ thể, v.v.

  • Người ta có thể mở toàn bộ một khóa học cho những người tham gia từ bên ngoài cơ sở (như trong một MOOC), vẫn đảm bảo rằng các yếu tố của khóa học đó là được cấp phép mở.

Suy ngẫm

Vui lòng đọc tuyên bố sau đây:

Sư phạm mở là sự tiến hóa tự nhiên của việc tích hợp các nguyên tắc công bằng xã hội về quan hệ con người và tiềm năng công nghệ hiện tại vào trong hệ thống giáo dục. Nếu chúng ta tin rằng giáo dục dẫn đến sự phát triển của con người và giáo dục là một quyền, thì việc sử dụng và tạo lập TNGDM cùng với các chiến lược giảng dạy và học tập hiệu quả (tức là phương pháp sư phạm mở) là cần thiết để thiết lập và bảo vệ quyền đó. Sư phạm mở thực hiện một trong những cam kết cốt lõi đối với hệ thống dân chủ bằng cách bồi dưỡng một cử tri có hiểu biết, có trình độ và tham gia… Trên thực tế, phương pháp tiếp cận lý thuyết của tôi đối với việc giảng dạy bắt nguồn trực tiếp từ phương pháp sư phạm phản biện, nhấn mạnh đến việc đánh thức ý thức phản biện. Phương pháp sư phạm phản biện đặt câu hỏi cho các thể chế và hoạt động giáo dục bằng việc hỗ trợ một phương pháp tiếp cận nhấn mạnh việc giảng dạy như một hành động chính trị, các hoạt động lấy người học làm trung tâm, thực tiễn, đồng sản xuất kiến thức và nhà giáo dục như một người tạo điều kiện. Tôi tin tưởng việc thực hành sư phạm phản biện đương thời đòi hỏi phải tham gia với TNGDM và do đó dẫn đến các thử nghiệm trong phương pháp sư phạm mở một cách tự nhiên Dr. TS. Arthur Gill Green, Trợ lý Giáo sư Thỉnh giảng, UBC Geography.

Điều gì ảnh hưởng đến các thực hành giảng dạy hoặc học tập của bạn? Bạn đồng ý hay không rằng việc giảng dạy là một hành động chính trị? Vì sao có hoặc vì sao không?

Đào sâu thêm

Để biết thêm về cách các học giả khác nhau đang định nghĩa sư phạm mở, hãy đọc:

So far, we’ve been exploring how the use of TNGDM can help to ensure that learning materials are free of cost and access barriers. TNGDM can also support academic freedom by enabling instructors to modify or add additional content to the materials to fit their specifications and goals, which in turn creates the opportunity to provide more relevant and engaging materials for students. Now, we’ll look at how principles of open scholarship can be incorporated into the practice of teaching and learning.

Social and Equitable Practices

Open scholarship, as we’ve been learning, is founded on the premise of barrier-free and equitable access to knowledge, with the understanding that the creation and dissemination of knowledge is a social practice. Under this umbrella term, open education encompasses a set of practices directed at making the process and products of education more transparent, understandable, and available to all people. While open education includes the creation and use of TNGDM to achieve these goals, it also includes the application of openness to the practices of teaching and learning (i.e. the pedagogy) and strives to support equitable participation in the creation of knowledge.

The core values for open pedagogy, as Caroline Sinkinson states, include teaching and learning practices that reduce barriers that prevent equitable access to education, including economic, technical, social, cultural, and political factors. Open pedagogy facilitates connections across the boundaries of learning experiences that occur within classrooms, on campuses, and in communities by critically engaging with tools and practices that mediate learning, knowledge building, and sharing. Open pedagogy also protects the agency and ownership of one’s own learning experiences, choices of expression, and degrees of participation and resists the treatment of open as neutral by providing space for critical evaluation and reflection.

Open pedagogy is thus situated at the intersection of teaching and learning and social justice and often builds upon theories of critical pedagogy which sought to use the educational process to challenge existing knowledge and beliefs in order to achieve individual empowerment and social change. Earlier critical pedagogists, such as Paulo Freire, saw education as a librating and transformative practice or a practice in conformity:

“Education either functions as an instrument which is used to facilitate the integration of the younger generation into the logic of the present system and bring about conformity or it becomes the practice of freedom, the means by which men and women deal critically and creatively with reality and discover how to participate in the transformation of their world.” -Paulo Freire, Pedagogy of the Oppressed

Critical pedagogy is an educational philosophy drawn from critical theory where instructors and students critically evaluate systems of power in order to understand the oppressive nature of social and political systems. Critical pedagogists, such as Freire, argued that applying critical theory to education, “allows students to recognize connections between their individual problems and the broader social contexts in which their experiences are embedded”. Open pedagogy applies much of the earlier work of critical pedagogy to the modern teaching contexts and encompasses a social justice approach to the collaborative and transparent construction of knowledge made openly available through networked technologies.

Dig Deeper

To learn more about critical pedagogy, read:

Defining Open Pedagogy

Having a single definition of open pedagogy can be challenging. David Wiley initially suggested that open licensing of educational materials and permissions for re-use are essential: “Open pedagogy is that set of teaching and learning practices only possible in the context of the free access and 5R permissions characteristic of open educational resources.”  Many different scholars and educators have put forth additional definitions of open pedagogy that address aspects of the teaching and learning process that go beyond the use of open resources. These definitions include:

  • A blend of strategies, technologies, and networked communities that make the process and products of education more transparent, understandable, and available to all the people involved. — Tom Woodward

  • The potential of openness and sharing to improve learning, as well as a social justice orientation – caring about equity, with openness as one way to achieve this. — Maja Bali

  • The ability for learners to shape and take ownership of their own education — Devon Ritter

  • A means to connect with a broader, global community as well as a means to challenge and expand existing understandings of student centre learning — Tannis Morgan

  • Freedom of action and authority — Jim Luke

  • The shift of emphasis to student contribution to knowledge as opposed to simple consumption of knowledge — Heather Ross

Features and Attributes of Open Pedagogy

What are the commonalities across the different approaches to open pedagogy?

Tom Woodward highlights three features of open pedagogy:

  • open planningPrior to the start of a course built on open pedagogy there is a focus on collaboration regarding what the course might be — the content, the lessons, the tools of construction, and the teaching strategies…You can see what other instructors have done — their resources, their lessons, or their reflections on what happened during their course. As Tom points out, these processes are often hidden from public view. Making them open and accessible means that others can learn from them.

  • open productsStudents are publishing for an audience greater than their instructor. That matters. Their work, being open, has the potential to be used for something larger than the course itself and to be part of a larger global conversation. This changes the experience of doing the work, but just as importantly it changes the kind of work you ask students to do.

  • open reflectionAfter the course, reflecting and documenting how the course went is valuable both to the instructor and to those who might be considering similar courses or pedagogical strategies. People are happy enough to present and document success but it’s still not common practice to reflect on elements that don’t work well. Documenting reflections on what worked and what didn’t and making that public can lead to connections between people working to address the same challenges.

One could also consider a fourth feature:

  • open process (of creating TNGDM): If you or your students create open educational resources for a course, it’s useful to share not just the finished resources but also the processes of creating them. Sharing the process can mean many things, e.g., talking about how you made a teaching resource such as a video or podcast (what tools, software, what steps you took, pitfalls you ran into), describing why you created the resource in the way you did (what goals you had, what research underlies the creation of this resource), explaining how you have used the resource in a class and whether it was successful.

Bronwyn Hegarty suggests that are eight attributes of open pedagogy inform its features. These attributes include the use of participatory or social technologies, such as blogs or wikis, which facilitate learners being exposed to ideas and experts beyond their institutional walls, but also to diverse modes of sharing and collaboration. Additionally, as students’ willingness to learn and stretch their boundaries in open spaces can be fragile, another attribute in open pedagogy is openness, trust, and people. Providing support and using scaffolding to build confidence and independence in an open learning situation can help motivate students.

Hegarty’s Attributes of Open Pedagogy from: Hegarty, B. (2015) Attributes of open pedagogy: a model for using open educational resources Educational Technology, July-August, CC-BY 4.0

Another attribute Hegarty suggests is innovation and creativity. The exploration and choice of emerging technologies and new methods that take advantage of the rights inherent in TNGDM as well as facilitate another attribute of open pedagogy, the sharing of ideas and resources. Open pedagogy relies upon peers to share willingly within connected communities. The use of technologies to connect communities can enable collaboration, sharing, and participation, which can enhance the quality and diversity of learning resources and ideas but also teaching methods and the design of learning environments.
Another attribute is that open pedagogy is
learner-generated, which involves ‘opening up’ the process of teaching and learning to empower students to take the lead, solve problems, and work collectively to produce artifacts that they share, discuss, re-configure, and re-deploy. Building relationships where groups of learners work collectively, with reflective learning and peer review as natural outcomes, Hegarty states, is paramount to open pedagogy. Co-constructing knowledge through facilitated and shared reflective practice can drive deeper pedagogical reflection and student engagement. A vital component of reflective practice is the use of open tools for peer feedback and interactions, which can lead to transformational change.

Open Educational Practices

“Open educational practice” is a term that could actually cover any open teaching and learning activities, but we are using it here to designate teaching and learning activities that are further towards the “fully open” side of the spectrum. In this sense, open practice involves going beyond adopting a few open resources in one’s courses or posting faculty or student work publicly.

Open practice may involve:

  • Using all and only open resources in one’s course, such as readings that are not only free to read, but also openly licensed to allow downloading, revision, annotating, etc.

  • One’s entire course site is public and openly licensed even if one doesn’t post ALL aspects of a course publicly. Of course, things such as student marks should remain private, and one may also choose to not post exams so they can be reused later.

  • Any student work or instructor teaching and learning resources that are posted to a public site are also given an open license.

  • Openness extends to getting and incorporating feedback on the course and its open resources, whether instructor-produced or student-produced.

  • Not only products are open (such as the course site, teaching and learning resources, student work), but also processes. For example, one shares the processes of designing a course, of how a video was created, of how well a particular open assignment worked, etc.

  • One could open an entire course to participants from outside the institution (such as in a MOOC), still ensuring that the course elements are openly licensed

Reflections

Please read the following statement:

Open pedagogy is the natural progression of integrating socially just principles of human relations and the potential of current technology into the educational system. If we believe education leads to human flourishing and that education is a right, then the use and creation of TNGDM in tandem with effective teaching and learning strategies (that is, open pedagogy) is required to establish and protect that right. Open pedagogy fulfills one of the core commitments to a democratic system by cultivating an informed, educated, and engaged electorate…In fact, my theoretical approach to teaching draws directly from critical pedagogy which emphasizes the awakening of a critical consciousness. Critical pedagogy questions the institutions and practices of education by supporting an approach that emphasizes teaching as a political act, learner-centered practices, praxis, the co-production of knowledge, and the educator as a facilitator. I believe practicing contemporary critical pedagogy requires engaging with TNGDM and therefore leads naturally to experiments in open pedagogy
Dr. Arthur Gill Green, Affiliate Assistant Professor, UBC Geography.

What influences your teaching or learning practices? Do you agree or disagree that teaching is a political act? Why or why not?

Dig Deeper

To learn more about about how different scholars are defining of open pedagogy, please read:

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.