Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

Người học như những người sáng tạo kiến thức (trang của Đại học British Columbia, Canada)


Students As Knowledge Creators

Theo: https://pose.open.ubc.ca/open-education/open-pedagogy/open-pedagogy-in-practice/

Trong khi uyên thâm mở (Open Scholarship) tập trung vào quyền truy cập công bằng tới kiến thức, trọng tâm của sư phạm mở là sự tham gia công bằng trong tạo lập kiến thức. Theo cách này, sư phạm mở thường biến đổi trải nghiệm của người học trong lớp học. Nó có thể giúp người học bắt đầu thấy bản thân họ như là các học giả và nó chuyển hướng giảng viên từ chuyên gia thông tin thành một vai trò tạo thuận lợi để hỗ trợ người học đàm luận về các ý tưởng và biến các nỗ lực học tập của người học thành nguồn kiến thức mở. Nếu mục tiêu cốt lõi của uyên thâm là nghiên cứu, phổ biến, và đối thoại để mở rộng kho kiến thức và phát triển các lĩnh vực nghiên cứu, thì sư phạm mở thu hút người học vào chính quá trình này trong các khóa học của họ. Trái ngược với các đánh giá học tập truyền thống như bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc bài luận, bài tập của người học trong sư phạm mở được coi là có giá trị vượt ra ngoài việc chỉ cung cấp thông tin cho người học hoặc giảng viên. Vì vậy, người học được yêu cầu tạo ra kiến thức mới và được trao một mức độ tự chủ, quyền chủ động và kiểm soát nhất định đối với công việc của mình.

“Chúng ta thường yêu cầu sinh viên làm bài tập chỉ để cho chúng ta thấy rằng họ có thể làm được. Tôi muốn họ làm điều gì đó có giá trị thực sự chứ không phải chỉ là bài tập trang điểm mà họ thực hiện chỉ để cho [các giáo sư] thấy họ biết cách làm mọi việc”. TS. Rosie Redfield, UBC Zoology

Trong video bên dưới, David Gaertner, Trợ lý Giáo sư, UBC First Nations and Indigenous Studies, mô tả một số động lực của ông giải thích vì sao ông thu hút người học của mình vào sư phạm mở:

Video: Đối thoại mở: Cách để thu hút và hỗ trợ người học vào sư phạm mở

David Gaertner, Trợ lý Giáo sư, UBC First Nations and Indigenous Studies: Cách để thu hút và hỗ trợ người học vào sư phạm mở

Người học như là các nhà sản xuất/nhà sáng tạo


Việc để
người học trở thành nhà sáng tạo nội dung, được mô tả như là mô hình “Người học như là nhà sản xuất” của Mike Neary tại Đại học Lincoln, nhấn mạnh vai trò của người học như những người cộng tác với các giảng viên trong sản xuất kiến thức. Bằng việc thu hút người học vào việc sản xuất và chia sẻ kiến thức, mô hình này giúp biến người học từ đối tượng của quá trình học tập thành chủ thể của nó. Ngoài ra, trong mô hình người học như là nhà sản xuất, cách tiếp cận của trường đại học về học tập và nghiên cứu sẽ nhất quán chặt chẽ hơn: ví dụ, người học, tương tự nhà nghiên cứu, được yêu cầu chia sẻ công việc của họ với các đối tượng đích thực chứ không chỉ với giảng viên hoặc cố vấn trực tiếp của họ. Như Neary Winn nêu, theo cách này người học trở thành một phần của một dự án học thuật của trường Đại học và là những người cộng tác với các nhân viên hàn lâm trong sản xuất kiến thức và ý nghĩa.

Theo Derek Bruff, Giám đốc Trung tâm Giảng dạy ở Đại học Vanderbilt, người học thường tham gia trong sản xuất kiến thức bên ngoài lớp học, thông qua nghiên cứu khi chưa tốt nghiệp, thực tập, hợp tác, v.v. Tuy nhiên, ông gợi ý rằng có nhiều cơ hội để thu hút người học vào việc tạo lập kiến thức trong lớp học và gợi ý người học như nhà sản xuất các bài tập hoặc khóa học có các khía cạnh chung sau đây:

  • Người học được yêu cầu làm việc về các vấn đề còn chưa được giải quyết đầy đủ hoặc các câu hỏi còn chưa được trả lời đầy đủ.

  • Người học được yêu cầu chia sẻ công việc của họ với các đối tượng đích thực, không chỉ giảng viên của họ.

  • Người học cũng được trao quyền tự chủ nhất định trong công việc của mình.

Kịch bản - thu hút người học thông qua công việc mở

Hãy xem xét kịch bản này: Trong khóa học của TS. Smith về bảo tồn rừng, họ yêu cầu những người học nghiên cứu các chính sách bảo tồn rừng ở một khu vực cụ thể, đánh giá nghiêm túc các chính sách đó và sau đó viết một bài luận dài từ bảy đến mười trang về chủ đề này. Những người học dường như có ít thời gian tham gia với bài tập đó và, trong phản hồi, những người học đã lưu ý rằng bài tập đó vừa khó nhưng cũng có cảm giác đây là công việc bận rộn. TS. Smith cảm thấy bài tập đó là có giá trị vì nó khiến người học phải suy nghĩ phản biện về chủ đề của lớp học. Hơn nữa, họ cảm thấy công việc mà người học làm có tiềm năng trở thành công trình học thuật và đang nghĩ đến việc để người học đăng bài luận của mình lên trang web hoặc blog của khóa học.

    • Việc đăng bài lên Internet sẽ thay đổi bản chất của bài tập như thế nào?

    • TS. Smith có thể đưa ra những chiến lược hoặc phương pháp hỗ trợ nào vào bài tập để đảm bảo rằng người học sẽ thành công?

    • TS. Smith có nên thay đổi cấu trúc hoặc trọng số của điểm cho bài tập không?

Bài tập có thể làm mới lại được

David Wiley đã lập luận rằng phần lớn bài tập của sinh viên có thể được coi là có thể vứt bỏ: “Đây là những bài tập mà sinh viên phàn nàn về việc phải làm và giảng viên phàn nàn về việc chấm điểm. Đó là những bài tập không mang lại giá trị nào cho thế giới - sau khi sinh viên dành ba giờ để tạo ra nó, giáo viên dành 30 phút để chấm điểm, rồi sinh viên vứt nó đi. Những bài tập này không chỉ không mang lại giá trị nào cho thế giới mà thực tế còn hút hết giá trị của thế giới. Như Hendricks đã nói, không phải là những bài tập như vậy không có giá trị gì cả. Chúng thường có thể rất hữu ích để khuyến khích sinh viên học tập và áp dụng thông tin, tiếp thu các kỹ năng nghiên cứu và khác, tham gia giải quyết vấn đề, v.v. Nếu được thực hiện tốt, chúng có thể cho giảng viên thấy mức độ thành thạo mà sinh viên đã đạt được. Nhưng điều quan trọng cần cân nhắc là thấy rằng "bài tập có thể vứt bỏ" không mang lại bất kỳ giá trị nào nữa cho thế giới sau khi chúng hoàn thành.

Điều gì làm cho một bài tập có thể được gia hạn hoặc bị loại bỏ? Wiley gợi ýmột bài tập có thể bị loại bỏ là bất kỳ bài tập nào sinh viên và giảng viên hiểu những điều sau:

  • Sinh viên sẽ làm bài đó

  • Giảng viên sẽ chấm điểm bài đó

  • Sinh viên sẽ vứt bỏ bài đó

Một bài tập được làm mới lại là bất kỳ bài tập nào mà:

  • Sinh viên sẽ làm bài đó

  • Giảng viên sẽ chấm bài đó

  • Bài đó vốn dĩ có giá trị cho ai đó bên ngoài lớp học

  • Bài đó được xuất bản mở nên những người khác có thể tìm thấy và sử dụng nó

Kiểm tra kiến thức của bạn

Các ví dụ sau đây, ví dụ nào là các bài tập làm mới lại được?

  • Yêu cầu sinh viên cải thiện một bài báo của Wikipedia như một phần công việc trong khóa học của họ.

  • Yêu cầu sinh viên viết phản biện. Sau khi sinh viên viết xong phản biện đó, các bạn cùng lớp sẽ rà soát lại ngang hàng bài của nhau thông qua một buổi học đồng bộ (trên trực tuyến hoặc trực tiếp).

  • Yêu cầu sinh viên tạo một đồ họa thông tin cho bài tập của họ, nó sẽ được gửi qua một Hệ thống Quản lý Học tập của khóa học (ví dụ, Canvas).

  • Yêu cầu sinh viên tạo một trường hợp điển hình trên một website công khai. Trường hợp điển hình đó sẽ được xuất bản theo giấy phép CC BY-SA.

Kiểm tra



Sư phạm được TNGDM xúc tác

Xây dựng dựa trên khái niệm bài tập làm mới lại được, David Wiley và John Hilton III đã tinh chỉnh thêm nữa định nghĩa sư phạm mở của Wiley như là thực hành chỉ có thể trong bối cảnh của truy cập miễn phí và các quyền 5R. Sự tinh chỉnh thêm này được gắn nhãn “Sư phạm được TNGDM xúc tác” (TNGDM-enabled Pedagogy). Wiley và Hilton nêu rằng khi các bài tập của sinh viên được cấp phép mở, “việc trao cho người khác các quyền 5R để sử dụng các quyền đó đối với các chế tác, từng bài tập trở thành sự bắt đầu của một cuộc đàm thoại liên tục ở đó những người học khác tham gia khi họ ngữ cảnh hóa và mở rộng bài tập đó để hỗ trợ cho việc học tập của riêng họ. Việc cấp phép mở cũng đảm bảo rằng các chế tác đó sẽ là sẵn sàng vĩnh viễn và miễn phí cho tất cả những ai muốn sử dụng chúng như một phần việc học tập của họ. Wiley và Hilton gợi ý các câu hỏi sau đây có thể giúp xác định mức độ ở đó thực hành giảng dạy và học tập cụ thể đủ điều kiện là sư phạm được TNGDM xúc tác:

  • Người học được yêu cầu tạo ra các chế tác mới (bài luận, thơ, video, bài hát, v.v.) hay sửa lại/phối lại TNGDM có sẵn?

  • Chế tác mới có giá trị vượt ra khỏi việc hỗ trợ học tập của tác giả của nó?

  • Người học được mời chia sẻ công khai các chế tác hoặc TNGDM mới, được sửa lại/được phối lại của họ?

  • Người học được mời cấp phép mở cho các chế tác hoặc TNGDM mới, được sửa lại/được phối lại của họ?

Vì sao sinh viên nên quan tâm về Sư phạm Mở?

Sinh viên thường tham gia rồi trong các dạng học tập mở khác nhau. Nếu bạn là sinh viên, bạn có bao giờ:

  • Đã tạo ra và tải lên một video mà dạy những người khác cách để làm điều gì đó?

  • Đã chia sẻ mã/dự án của bạn trên GitHub?

  • Đã bỏ thời gian trên Reddit - ngẫu nhiên hoặc có mục đích tham gia vào cuộc thảo luận về điều gì đó bạn quan tâm?

  • Đã xuất bản bất kỳ tư liệu học tập nào trên một blog, Reddit hoặc Facebook?

  • Đã chia sẻ hoặc bám theo một đường liên kết để học điều gì đó từ ai đó bạn bám theo trên Twitter?

  • Đã đóng góp hoặc đã học hỏi từ Wikipedia?

Nếu bạn đã làm bất kỳ điều gì trong số đó, bạn đã tham gia vào việc học tập mở theo một vài cách thức. Công việc mà các sinh viên làm như một phần của việc học tập của họ có giá trị và việc chia sẻ công việc này với những người khác là một phần của uyên thâm hàn lâm.

Khi sinh viên chia sẻ mở công việc của họ, họ đang đóng góp cho việc xây dựng và chia sẻ kiến thức. Làm việc trong môi trường mở có thể vừa đáng sợ vừa cực kỳ bổ ích. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét rủi ro, quyền riêng tư và những cân nhắc khác về sư phạm mở.

Đào sâu thêm

Để biết thêm về Sinh viên như Nhà sản xuất, các bài tập làm mới lại được, và các mô hình sư phạm được TNGDM xúc tác: hãy xem:

Cập nhật lần gần đây nhất 11/04/2023 @10:36 am

While open scholarship focuses on equitable access to knowledge, the focus of open pedagogy is equitable participation in the creation of knowledge. In this way, open pedagogy often transforms the student experience within the classroom. It can help students begin to see themselves as scholars and it de-centres the instructor from the information expert to a facilitation role that supports student negotiation of ideas and transforms the efforts of their learning into open knowledge resources. If a core goal of scholarship is research, dissemination, and dialogue to further the knowledge base and growth of fields of study, then open pedagogy engages students in this very same process within their courses. In contrast to traditional learning assessments such as multiple choice quizzes or essays, student work in open pedagogy is seen as having value beyond just informing the learner or instructor. As such, students are asked to create new knowledge and given a degree of agency, autonomy, and control over their work.

Lề

“We are often asking students to do work just to show us that they can do it. I wanted them to do something that had genuine value and not just this makeup exercise they perform just to show [professors] they know how to do things.” Dr. Rosie Redfield, UBC Zoology

In the below video, David Gaertner, Assistant Professor, UBC First Nations and Indigenous Studies, describes some of his motivations for why he engages his students in open pedagogy:

Video: Open Dialogues: How to engage and support students in open pedagogies

David Gaertner, Assistant Professor, UBC First Nations and Indigenous Studies: How to engage and support students in open pedagogies

Students as Producers/Creators

Having students be creators of content, described as a “Student as Producer” model by Mike Neary at the University of Lincoln, emphasizes the student role as collaborators with instructors in the production of knowledge. By engaging students in knowledge production and sharing, the model helps transform students from being the object of the educational process to being the subject of it. Additionally, in the student as producer model, the university’s approach to learning and research are closer aligned; for example, students, similar to researchers, are asked to share their work with authentic audiences and not just with their immediate instructor or adviser. As Neary and Winn state, in this way students become part of the academic project of the University and collaborators with academics in the production of knowledge and meaning.

According to Derek Bruff, Director of the Centre for Teaching at Vanderbilt University, students are frequently involved in knowledge production outside of the classroom, through undergraduate research, internships, co-ops, etc. However, he suggests that there are many opportunities to engage students in knowledge creation within the classroom and suggests student as producer assignments or courses have the following aspects in common:

  • Students are asked to work on problems that haven’t been fully solved or questions that haven’t been fully answered.

  • Students are asked to share their work with authentic audiences, not just their instructor.

  • Students are also given a degree of autonomy in their work.

Scenario – Engaging Students Through Open Work

Let’s consider this scenario: In Dr. Smith’s course on forest conservation, they have been asking students to research forest conservation policies in a specific region, critically evaluate the policies, and then write a seven to ten-page essay on the topic. Students seem to have a hard time engaging with the assignment and, in feedback, students have noted that the assignment is both hard but also that it feels like it is busy work. Dr. Smith feels like the assignment is valuable as it gets students to think critically about the topic of the class. More so, they feel like the work the students do has potential as scholarly work and are thinking about having students post their essays on a course website or blog.

  • How would posting the work on the Internet change the nature of the assignment?

  • What strategies or scaffolding could Dr. Smith incorporate into the assignment to ensure that the students are successful?

  • Should Dr. Smith change the structure or the weighting of the marks for the assignment?

Renewable Assignments

David Wiley has argued that much of student work can be considered disposable: “These are assignments that students complain about doing and faculty complain about grading. They’re assignments that add no value to the world – after a student spends three hours creating it, a teacher spends 30 minutes grading it, and then the student throws it away. Not only do these assignments add no value to the world, they actually suck value out of the world. As Hendricks states, it’s not that such assignments have no value at all. They can often serve very well to encourage students to learn and apply information, gain research and other skills, engage in problem-solving, and more. If done well, they can show instructors the level of mastery students have achieved. But what is important to consider is find important to consider, is that “disposable assignments” don’t provide any further value to the world after they’re completed.

What makes an assignment renewable or disposable? A disposable assignment, Wiley suggests, is any assignment about which students and faculty understand the following:

  • Students will do the work

  • Faculty will grade the work

  • Students will throw away the work

A renewable assignment is any assignment where:

  • Students will do the work

  • Faculty will grade the work

  • The work is inherently valuable to someone beyond the class

  • The work is openly published so those other people can find and use it

Test your knowledge

Which of the following are examples of renewable assignments?

  • Asking students to improve a Wikipedia article as part of their course work.

  • Asking students to write a critique. After students have written the critique, classmates will peer review each other's work via a synchronus class session (online or in person). 

  • Asking students to create an infographic for their assignment, which will be submitted via the course Learning Management System (e.g., Canvas). 

  • Asking students to create a case study on a public website. The case study will be published under CC-BY-SA license. 

Check

TNGDM Enabled Pedagogy

Building upon the concept of renewable assignments, David Wiley and John Hilton III further refined Wiley’s definition of open pedagogy as the practices only possible in the context of free access and 5R permissions. This further refinement is labelled “TNGDM-enabled pedagogy”. Wiley and Hilton state that when student works are openly licensed, “granting others 5R permissions in their use of the artifacts, each work becomes the beginning of an ongoing conversation in which other learners participate as they contextualize and extend the work in support of their own learning. Open licensing also ensures that these artifacts will be perpetually and freely available to all who wish to engage them as part of their learning”. Wiley and Hilton suggest the following questions can help to determine the extent to which a specific teaching and learning practice qualifies as TNGDM-enabled pedagogy:

  • Are students asked to create new artifacts (essays, poems, videos, songs, etc.) or revise/remix existing TNGDM?

  • Does the new artifact have value beyond supporting the learning of its author?

  • Are students invited to publicly share their new artifacts or revised/remixed TNGDM?

  • Are students invited to openly license their new artifacts or revised/remixed TNGDM?

Why Should Students Care About Open Pedagogy?

Students are often already involved in various forms of open learning. If you are a student, have you ever:

  • Created and uploaded a video that teaches others how to do something?

  • Shared your code/project on GitHub?

  • Spent time on Reddit – accidentally or on purpose to participate in a discussion about something you are interested in?

  • Published any learning material on a blog, Reddit or Facebook?

  • Shared or followed a link to learn something from someone you follow on Twitter?

  • Contributed to or learned from Wikipedia?

If you have done any of these things, you have participated in the open learning in some way. The work that students do as part of their studies has value and sharing this work with others is part of academic scholarship.

When students share their work openly, they are contributing to the building and sharing of knowledge. Working in the open can be both daunting and extremely rewarding and in the next section we’ll look at risk, privacy and other considerations of open pedagogy.

Dig Deeper

To learn more about the Student as Producer, Renewable Assignments , and TNGDM-Enabled Pedagogy models: review:

Last updated on April 11, 2023 @10:36 am

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.