Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Các nhà máy hạt nhân ở châu Âu sẽ bị đình trệ

Nuclear Plants in Europe Are Delayed

By JUDY DEMPSEY

Published: March 14, 2011

Theo: http://www.nytimes.com/2011/03/15/business/global/15euronuke.html?_r=1

Bài được đưa lên Internet ngày: 14/03/2011

Ralph Orlowski/Reuters

Các nhà đầu tư xem thông tin trên TV về Nhật trên sàn giao dịch tại chứng khoán Frankfurt hôm thứ hai khi cổ phiếu châu Âu rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua.

Traders watched TV news about Japan on the trading floor at Frankfurt’s stock exchange on Monday when European shares fell on to their lowest level in three months.

Lời người dịch: “Tại Nga, Thủ tướng Vladimir V. Putin nói chính phủ của ông có thể sẽ không xem xét lại chương trình đầy tham vọng của mình về xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhưng có thể “phác thảo những kết luận từ những gì đang diễn ra tại Nhật Bản”, các cơ quan thông tin Nga cho hay. Năng lượng hạt nhân chiếm 16% sản xuất điện tại Nga”. Tại Thụy Sỹ: “Doris Leuthard, bộ trưởng năng lượng Thụy Sỹ, nói Thụy Sỹ có thể treo các kế hoạch xây dựng và thay thế các nhà máy hạt nhân. Bà nói không có nhà máy mới nào có thể được phép cho tới khi các chuyên gia đã rà soát lại các tiêu chuẩn an toàn và báo cáo lại. Những kết luận của họ sẽ áp dụng cho những nhà máy hiện hành cũng như các cơ sở nằm trong kế hoạch... Bộ trưởng môi trường của Áo, Nikolaus Berlakovich, đã kêu gọi một sự kiểm tra bắt buộc toàn Liên minh châu Âu “để xem liệu các nhà máy điện hạt nhân của chúng ta có chịu được các vụ động đất hay không”.

BERLIN - Với khủng hoảng tại Nhật đang làm dấy lên sự sợ hãi về năng lượng hạt nhân, Đức và Thụy Sỹ đã nói hôm thứ hai rằng họ có thể đưa ra sự an toàn đối với các lò phản ứng của riêng họ và có thể giảm sự phụ thuộc vào chúng.

Doris Leuthard, bộ trưởng năng lượng Thụy Sỹ, nói Thụy Sỹ có thể treo các kế hoạch xây dựng và thay thế các nhà máy hạt nhân. Bà nói không có nhà máy mới nào có thể được phép cho tới khi các chuyên gia đã rà soát lại các tiêu chuẩn an toàn và báo cáo lại. Những kết luận của họ sẽ áp dụng cho những nhà máy hiện hành cũng như các cơ sở nằm trong kế hoạch, bà bổ sung. Các nhà chức trách của Thụy Sỹ gần đây đã phê chuẩn 3 cơ sở cho các nhà máy điện hạt nhân mới.

Đức sẽ treo “sự mở rộng đã được quyết định gần đây về thời gian chạy của các nhà máy điện hạt nhân của Đức”, Thủ tướng Angela Merkel đã nói với các phóng viên tại Berlin. “Đây là một biên bản ghi nhớ và nó sẽ có hiệu lực trong 3 tháng”. Bà nói sự treo này có thể cho phép một sự xem xét kỹ lưỡng các tiêu chuẩn an toàn của 17 nhà máy hạt nhân của quốc gia này.

“Sẽ không có bất kỳ sự cấm kỵ nào”, bà Merkel nói.

Thậm chí khi thời hạn 3 tháng kết thúc, bà Merkel cảnh báo, vẫn có thể không quay lại tình trạng như trước khi có biên bản ghi nhớ này.

Khắp châu Âu, các quan chức lo lắng về việc sử dụng năng lượng hạt nhân của châu lục này như khi những hệ thống làm mát hỏng như ở lò phản ứng số 3 tại Nhật và các quan chức ở quốc gia này đã vật lộn để chế ngự kiểm soát nó.

BERLIN — With the crisis in Japan raising fears about nuclear power, Germany and Switzerland said on Monday that they would reassess the safety of their own reactors and possibly reduce their reliance on them.

Doris Leuthard, the Swiss energy minister, said Switzerland would suspend plans to build and replace nuclear plants. She said no new ones would be permitted until experts had reviewed safety standards and reported back. Their conclusions will apply to existing plants as well as planned sites, she added. Swiss authorities recently approved three sites for new nuclear power stations.

Germany will suspend “the recently decided extension of the running times of German nuclear power plants,” Chancellor Angela Merkel told reporters in Berlin. “This is a moratorium and this moratorium will run for three months.” She said the suspension would allow for a thorough examination of the safety standards of the county’s 17 nuclear power plants.

“There will be no taboos,” Mrs. Merkel said.

Even when the three months is over, Mrs. Merkel warned, there would be no going back to the situation before the moratorium.

Across Europe, officials worried about the Continent’s use of nuclear power as cooling systems failed at a third nuclear reactor in Japan and officials in that country struggled to regain control.

Liên minh châu Âu đã kêu gọi một cuộc họp vào hôm thứ ba đối với các nhà chức trách về an toàn và vận hành hạt nhân để đánh giá sự sẵn sàng của châu Âu. Bộ trưởng môi trường của Áo, Nikolaus Berlakovich, đã kêu gọi một sự kiểm tra bắt buộc toàn Liên minh châu Âu “để xem liệu các nhà máy điên hạt nhân của chúng ta có chịu được các vụ động đất hay không”.

Tại Đức, với liên minh cánh trung hữu của bà Merkel đối mặt với các cuộc bầu cử quan trọng cấp vùng tháng này, thì động thái này hình như là một phần nỗ lực để xoa dịu sự vận động hành lang chống hạt nhân có ảnh hưởng và trao cho liên minh của bà một số chỗ để thở trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về năng lượng hạt nhân.

Bộ trưởng ngoại giao, Guido Westerwelle, đã kêu gọi một phân tích rủi ro mới đối với các nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt về các hệ thống làm lạnh. Ông là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ các doanh nghiệp, mà ủng hộ mạnh mẽ năng lượng hạt nhân.

Một chính phủ trước đó, được dẫn dắt bởi những người Dân chủ Xã hội và đảng Xanh, đã thúc đẩy thông qua nghị quyết trong năm 2001 để đóng tất cả các nhà máy hạt nhân tại đất nước này vào năm 2021. Nhưng chính phủ cánh trung hữu của bà Merkel đã lật lại quyết định này vào năm ngoái và đã bỏ phiếu mở rộng cuộc sống của các nhà máy thêm trung bình 12 năm nữa.

Năng lượng hạt nhân cung cấp khoảng 11% cung cấp năng lượng của Đức nhưng sự đóng góp của nó vào sản xuất điện là khoảng 26%.

Tại Thụy Sỹ, sự treo các kế hoạch xây dựng và thay thế các nhà máy sẽ ảnh hưởng tới tất cả “quyền được cho phép bao trùm đối với cả sự thay thế hạt nhân cho tới khi các tiêu chuẩn an toàn đã được xem xét lại một cách cẩn trọng và nếu cần thiết được phê chuẩn”, bà Leuthard, bộ trưởng năng lượng, nói trong một công bố.

The European Union called for a meeting on Tuesday of nuclear safety authorities and operators to assess Europe’s preparedness. Austria’s environment minister, Nikolaus Berlakovich, called for a European Union-wide stress test “to see if our nuclear power stations are earthquake-proof.”

In Germany, with Mrs. Merkel’s center-right coalition facing important regional elections this month, the move was apparently in part an effort to placate the influential antinuclear lobby and give her coalition some breathing space before making a final decision about nuclear energy.

The foreign minister, Guido Westerwelle, called for a new risk analysis of the country’s nuclear plants, particularly regarding their cooling systems. He is the leader of the pro-business Free Democratic Party, which strongly supports nuclear power.

A previous government, led by the Social Democrats and Greens, pushed through legislation in 2001 to close all of the country’s nuclear plants by 2021. But Mrs. Merkel’s center-right government reversed that decision last year and voted to extend the lives of the plants by an average of 12 years.

Nuclear energy provides about 11 percent of Germany’s energy supply but its contribution to electricity output is about 26 percent.

In Switzerland, the suspension of plans to build and replace plants will affect all “blanket authorization for nuclear replacement until safety standards have been carefully reviewed and if necessary adapted,” Ms. Leuthard, the energy minister, said in a statement.

Thụy Sỹ có 5 lò phản ứng hạt nhân, mà sản xuất 40% nhu cầu năng lượng của quốc gia này.

Bà Leuthard nói bàn đã yêu cầu Ban Thanh tra An toàn Hạt nhân Liên bang phân tích chính xác nguyên nhân các vấn đề tại Nhật và phác thảo các tiêu chuẩn an toàn mới và ngặt ngèo hơn “đặc biệt về an toàn động đất và làm mát”.

Tại Nga, Thủ tướng Vladimir V. Putin nói chính phủ của ông có thể sẽ không xem xét lại chương trình đầy tham vọng của mình về xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhưng có thể “phác thảo những kết luận từ những gì đang diễn ra tại Nhật Bản”, các cơ quan thông tin Nga cho hay. Năng lượng hạt nhân chiếm 16% sản xuất điện tại Nga.

Switzerland has five nuclear reactors, which produce about 40 percent of the country’s energy needs.

Ms. Leuthard said she had already asked the Federal Nuclear Safety Inspectorate to analyze the exact cause of the problems in Japan and draw up new or tougher safety standards “particularly in terms of seismic safety and cooling.”

In Russia, Prime Minister Vladimir V. Putin said his government would not revise its ambitious program of building nuclear reactors but would “draw conclusions from what’s going on in Japan,” Russian news agencies reported. Nuclear power currently accounts for 16 percent of Russia’s electricity generation.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.