Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Định nghĩa Khoa học Mở



Khoa học Mở là thực hành khoa học theo cách thức sao cho những người khác có thể cộng tác và đóng góp, nơi mà các dữ liệu nghiên cứu, các ghi chép trong phòng thí nghiệm và các quy trình nghiên cứu khác là sẵn sàng tự do, theo các điều khoản cho phép sử dụng lại, phân phối lại và tái tạo lại nghiên cứu đó và các dữ liệu và phương pháp nằm bên dưới của nó.
Open Science is the practice of science in such a way that others can collaborate and contribute, where research data, lab notes and other research processes are freely available, under terms that enable reuse, redistribution and reproduction of the research and its underlying data and methods.


Khoa học Mở thật sự đòi hỏi thông tin về toàn bộ vòng đời nghiên cứu sẽ phải là mở.
Truly Open Science requires information about the whole research lifecycle to be open.
Nguồn: https://www.openaire.eu/openaire-is-proud-to-support-the-new-initiative-for-open-citations-i4oc




Blogger: Lê Trung Nghĩa,


Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Luận án Tiến sỹ của Stepen Hawking làm sập trang của Cambridge sau khi nó được đăng trên trực tuyến

Stephen Hawking's Ph.D. Thesis Crashes Cambridge Site After It's Posted Online
October 23, 20173:43 PM ET
Bài được đưa lên Internet ngày: 23/10/2017


Nhà vật lý học nổi tiến Stephen Hawking đã đồng ý để luận án tiến sỹ của ông sẵn sàng để tải về tự do trên kho truy cập mở của Đại học Cambridge.
Graham CopeKoga/Thư viện Đại học Cambridge
Được cập nhật 9:45 sáng thứ ba theo giờ ET
Mối quan tâm về "Các thuộc tính của việc mở rộng vũ trụ" luôn cao bất kể lúc nào: Luận án tiến sỹ của Stephen Hawking với cái tên đó đã làm sập kho truy cập mở của Đại học Cambridge vào ngày đầu tiên khi tài liệu đó đã được đăng trên trực tuyến.
Thư viện Cambridge đã làm cho vài tệp luận án dạng PDF sẵn sàng để tải về từ website của trường, từ những gì nó gọi là tệp có độ phân giải cao “72MB” tới phiên bản được số hóa có kích cỡ tệp ít hơn một nửa con số nêu trên. Phiên bản “giảm kích cỡ” đã được chào thậm chí còn nhỏ hơn nữa - nhưng mối quan tâm rộng khắp đã choán hết cả các máy chủ.
Vào cuối ngày thứ hai theo giờ địa phương, luận án của nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng đó đã được xem hơn 60.000 lần, Stuart Roberts, phó giám đốc về truyền thông nghiên cứu của Cambridge nói. Ông bổ sung thêm, “các luận án nổi tiếng khác có thể có 100 lượt xem mỗi tháng”.
Sau những gì quan chức về truy cập mở của Cambridge đã gọi là mối quan tâm chưa từng thấy, các máy chủ của thư viện dường như đã vượt qua được tải trong tốt hơn vào hôm thứ ba.
Hawking đã đồng ý làm cho luận án đó sẵn sàng để tải về tự do trên kho Apollo của Cambridge, trong một thỏa thuận nhân kỷ niệm Truy cập Mở 2017 và đánh tín hiệu cho sự thúc đẩy mới của trường đại học này làm cho nhiều tác phẩm hàn lâm hơn sẽ sẵn sàng tự do. Trong tuyên bố được trường đại học phát đi, Hawking đã nói:
Bằng việc làm cho luận án Tiến sỹ khoa học của tôi thành Truy cập Mở, tôi hy vọng truyền cảm hứng cho mọi người khắp trên thế giới nhìn vào các vì sao để tra cứu thay vì nhìn xuống bàn chân của họ; gây ngạc nhiên về vị trí của chúng ta trong vũ trụ và cố gắng và làm cho vũ trụ có ý nghĩa. Bất kỳ ai, bất cứ ở đâu trên thế giới cũng nên có được sự truy cập tự do, không có rào cản tới không chỉ nghiên cứu của tôi, mà còn tới nghiên cứu của mọi trí tuệ lớn và thắc mắc xuyên khắp phổ hiểu biết của con người.
Trước tuyên bố hôm thứ hai đó, luận án tiến sỹ của Hawking - một cách chính thức, Tiến sỹ khoa học số 5437 - đã nằm trên giá sách ở Cambridge, hơn 100 trang của nó được bọc bằng bìa mãu xanh nước biển. Trên bìa trong của luận án là lời nhắc được viết bằng tay:”Không sao chép khi hông có sự đồng ý của tác giả”. Bất kỳ ai muốn sao chép cần phải trả cho thư viện một khoản phí 65 bảng (khoảng 85 USD), BBC nêu.
Vài giờ đồng hồ sau khi nó được đăng trên trực tuyến, luận văn đó đã bắt đầu đặt ra sức ép cho trang Apollo và các bản tải về - đối với bất kỳ 3 phiên bản tệp nào - trở thành không thể được. Lối vào riêng trên trực tuyến với các trang được chụp lại vẫn sẵn sàng.
“Chúng tôi đã có lời đáp lớn cho quyết định của Giáo sư Hawking khi làm cho luận án Tiến sỹ khoa học của ông sẵn sàng công khai để tải về”, người phát ngôn của nhà trường nói. “Kết quả là, những khách viếng thăm trang truy cập mở của chúng tôi có thể thấy rằng nó đang chạy chậm hơn so với bình thường và có thể đôi lúc tạm thời không sẵn sàng được”.
Famed physicist Stephen Hawking has agreed to make his doctoral thesis available for free download on Cambridge University's open access repository.
Graham CopeKoga/Cambridge University Library
Updated at 9:45 a.m. ET Tuesday
Interest in "Properties of Expanding Universes" is at an all-time high: Stephen Hawking's doctoral thesis of that name crashed Cambridge University's open-access repository on the first day the document was posted online.
The Cambridge Library made several PDF files of the thesis available for download from its website, from what it called a high-resolution "72 Mb" file to a digitized version that is less than half that file size. A "reduced" version was offered that was even smaller — but intense interest overwhelmed the servers.
By late Monday local time, the well-known theoretical physicist's thesis had been viewed more than 60,000 times, says Stuart Roberts, deputy head of research communications at Cambridge. He added, "Other popular theses might have 100 views per month."
After what a Cambridge Open Access official called unprecedented interest, the library's servers seemed to be coping with the load better on Tuesday.
Hawking agreed to make the thesis available for free download on Cambridge's Apollo repository, in a deal that marks Open Access 2017 and signals the university's new push to make more academic work freely available. In a statement released by the university, Hawking said:
"By making my PhD thesis Open Access, I hope to inspire people around the world to look up at the stars and not down at their feet; to wonder about our place in the universe and to try and make sense of the cosmos. Anyone, anywhere in the world should have free, unhindered access to not just my research, but to the research of every great and enquiring mind across the spectrum of human understanding."
Before Monday's announcement, Hawking's doctoral work — officially, Ph.D. 5437 — has resided on a shelf at Cambridge, its more than 100 pages bound in a sea-green cover. On the inside cover of the thesis is a handwritten reminder: "No copying without author's consent." Anyone who wanted a copy needed to pay the library a fee of 65 pounds (about $85), the BBC reports.
Hours after it was put online, the thesis began to put stress on the Apollo site and downloads — of any of the three file versions — became impossible. A separate online entry with photographed pages remains available.
"We have had a huge response to Professor Hawking's decision to make his Ph.D. thesis publicly available to download," a spokesperson for the university said. "As a result, visitors to our open access site may find that it is performing slower than usual and may at times be temporarily unavailable."
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Hội nghị Thế giới lần thứ 2 về tài nguyên giáo dục mở (OER)

2nd World Open Educational Resources (OER) Congress
OER vì Giáo dục Chất lượng Hội nhập và Bình đẳng: Từ cam kết tới hành động
18-20/09/2017, Ljubljana, Slovenia
OER vì Giáo dục Chất lượng Hội nhập và Bình đẳng: Từ cam kết tới hành động
Hội nghị Thế giới lần thứ 2 về tài nguyên giáo dục mở (OER) có lịch trình diễn ra ở Ljubljana, Slovenia, từ 18-20/09/2017, do UNESCO và Chính phủ Slovenia đồng tổ chức. Sự kiện này sẽ đánh dấu 5 năm kể từ Hội nghị Thế giới về OER (World OER Congress) đã được tổ chức ở Paris vào tháng 6/2012.
Hội nghị sẽ bám theo chủ đề “OER vì Giáo dục Chất lượng Hội nhập và Bình đẳng: Từ cam kết tới hành động”, phản ánh trọng tâm mạnh mẽ vào vai trò của OER để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 4 (Sustainable Development Goal 4).
Được UNESCOBộ Giáo dục, Khoa học và Thể thao Slovenia tổ chúng cùng sự cộng tác chặt chẽ với Khối Thịnh vượng chung về Học tập (Commonwealth of Learning), Creative Commons, Ủy ban Quốc gia Slovenia về UNESCO và Chủ tọa của UNESCO về các Công nghệ cho OER và Học tập Mở (Jožef Stefan Institute, Slovenia) cùng sự hỗ trợ hào phóng của Quỹ William and Flora Hewlett Foundation.
Về Hội nghị
  • 100 Quốc gia Thành viên
  • 30 bộ trưởng, thứ trưởng và thư ký nhà nước
  • 500 người tham dự hội nghị
  • 140 người tham dự qua vệ tinh
  • 21 vệ tinh
  • 105 quốc gia trong các tham vấn
  • 260 người tham gia trong các tham vấn
  • Vinh dự được đón tiếp sự tham gia của Lãnh đạo Ủy ban về Giáo dục, Văn hóa, Đa ngôn ngữ và Thanh niên
  • Vinh dự được đón tiếp sự tham gia của Chủ tịch nước Cộng hòa Slovenia
  • Phó Tổng Giám đốc UNESCO
  • Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Giáo dục
  • Các bộ trưởng Tây Balkan về “Mở Đông Nam châu Âu ra”
OER for Inclusive and Equitable Quality Education: From Commitment to Action
18-20 September 2017, Ljubljana, Slovenia
OER for Inclusive and Equitable Quality Education: From Commitment to Action
The 2nd World Open Educational Resources (OER) Congress is scheduled to be held in Ljubljana, Slovenia, on 18–20 September 2017, co-organized by UNESCO and the Government of Slovenia. This event will mark five years since the World OER Congress was held in Paris in June 2012.
The Congress will follow the theme »OER for Inclusive and Equitable Quality Education: From Commitment to Action«, reflecting a strong focus on the role of OER in achieving Sustainable Development Goal 4.
Organized by UNESCO and the Slovenian Ministry of Education, Science and Sport in close collaboration with the Commonwealth of Learning, Creative Commons, the Slovenian National Commission for UNESCO and the UNESCO Chair on Open Technologies for OER and Open Learning (Jožef Stefan Institute, Slovenia) with the generous support of The William and Flora Hewlett Foundation.
About the Congress
  • 100 Member States
  • 30 ministers, deputy ministers and state secretaries
  • 500 congress participants
  • 140 satellite participants
  • 21 satellites
  • 105 countries in the Consultations
  • 260 participants an the Consultations
  • Honorary Patronage by The Commissioner for Education, Culture, European Multilingualism and Youth
  • Honorary Patronage by President of the Republic of Slovenia
  • UNESCO Deputy Director General
  • UNESCO Assistant Director General for Education
  • Western Balkan ministers for "Opening up South East Europe"
Dịch: Lê Trung Nghĩa


Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Hội thảo ‘Giải mã làn sóng công nghệ với triết lý nguồn mở’ tại Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh



Quang cảnh hội trường đầu giờ
Thành phố Hồ Chí Minh, 28/10/2017, ngày thứ sáu của Tuần lễ Truy cập mở Quốc tế 2017 - World Open Access Week 2017 - từ ngày 23/10 tới 29/10/2017, diễn ra hội thảo ‘Giải mã làn sóng công nghệ với triết lý nguồn mở’ tại Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của khoảng 50 người là các giảng viên, sinh viên của trường và các thành viên của Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo CNTT (ITLC).
Bạn có thể tải về bài trình bày tại hội thảo với tiêu đề: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’ tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/y5mwqwk7gyhvph9/Open-Science-And-IR4.0-Oct-2017.pdf?dl=0
Tài liệu này được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế .


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Hội thảo ‘Tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cho nghiên cứu và giảng dạy’ tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh



Thành phố Hồ Chí Minh, 27/10/2017, ngày thứ năm của Tuần lễ Truy cập mở Quốc tế 2017 - World Open Access Week 2017 - từ ngày 23/10 tới 29/10/2017, diễn ra hội thảo ‘Tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cho nghiên cứu và giảng dạy’ tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của khoảng 150 người là các giảng viên, thủ thư và sinh viên của trường.
Bạn có thể tải về bài trình bày tại hội thảo với tiêu đề: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’ tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/y5mwqwk7gyhvph9/Open-Science-And-IR4.0-Oct-2017.pdf?dl=0
Tài liệu này được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế .

Trong vòng 1 ngày, livestream cuộc tập huấn đã có gần 4.000 lượt xem.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

VILASAL tổ chức Tập huấn ‘Tài nguyên giáo dục mở phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học’ tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh


Thành phố Hồ Chí Minh, 25/10/2017, ngày thứ ba của Tuần lễ Truy cập mở Quốc tế 2017 - World Open Access Week 2017 - từ ngày 23/10 tới 29/10/2017, Liên chi hội Thư viện Đại học khu vực phía Nam (VILASAL) tổ chức Tập huấn ‘Tài nguyên giáo dục mở phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học’ tại Đại học Ngân hàng với sự tham dự của hơn 100 người gồm các lãnh đạo và thủ thư từ 52 trường đại học và cao đẳng là thành viên của VILASAL.


Bạn có thể tải về bài trình bày tại tập huấn với tiêu đề: ‘Thư viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân’ tại: https://www.dropbox.com/s/hprhipu7uslncm1/Open-Library-Oct-2017.pdf?dl=0
Tài liệu này được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế .


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Hội thảo ‘Tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập’ tại đại học Hoa Sen, TP. Hồ Chí Minh


Quang cảnh hội trường
Thành phố Hồ Chí Minh, 24/10/2017, ngày thứ hai của Tuần lễ Truy cập mở Quốc tế 2017 - World Open Access Week 2017 - từ ngày 23/10 tới 29/10/2017, diễn ra hội thảo ‘Tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập’ tại đại học Hoa Sen với sự tham dự của khoảng 70 người gồm các giảng viên, thủ thư và sinh viên của trường và 20 đại biểu từ hơn 10 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn có thể tải về bài trình bày tại hội thảo với tiêu đề: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’ tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/y5mwqwk7gyhvph9/Open-Science-And-IR4.0-Oct-2017.pdf?dl=0
Tài liệu này được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế .


Blogger: Lê Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Hội thảo ‘Khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ nghiên cứu và giảng dạy’ tại đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/10/2017. Mở đầu tuần lễ truy cập mở quốc tế 2017 - World Open Access Week 2017 - từ ngày 23/10 tới 29/10/2017, là cuộc hội thảo ‘Khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ nghiên cứu và giảng dạy’ tại đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của gần 100 giảng viên và sinh viên của trường.
Bạn có thể tải về bài trình bày tại hội thảo với tiêu đề: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’ tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/y5mwqwk7gyhvph9/Open-Science-And-IR4.0-Oct-2017.pdf?dl=0

Xem thêm: https://twitter.com/nghiafoss/status/922366704256090113

Tài liệu này được chia sẻ với các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế .

Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

‘Chia sẻ tác phẩm của bạn theo truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt




Chào mừng các sự kiện MỞ lớn trong tháng 10/2017 với chủ đề:
Tất cả về Truy cập Mở - All About Open Access’!


Đây là quyển thứ 5, cũng là quyển cuối cùng trong bộ sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước.
Ở cuối của quyển này, bạn được kỳ vọng có khả năng để:
  • Hiểu quy trình xuất bản có liên quan trong phổ biến các tác phẩm hàn lâm;
  • Chọn các tạp chí và kho truy cập mở thích hợp để chia sẻ các kết quả nghiên cứu;
  • Sử dụng phương tiện xã hội để thúc đẩy công việc nghiên cứu và xây dựng uy tín cá nhân”.


Bạn có thể tải về bản dịch tiếng Việt có 52 trang tại địa chỉ:




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Xử lý vấn đề bản quyền tác giả để tuân thủ chính sách khoa học mở và truy cập mở ở Liên minh châu Âu và gợi ý đề xuất cho Việt Nam - phiên bản Slide



Là bài trình bày tại Hội thảo Quốc tế: Triển khai tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: bản quyền và giấy phép mở - Implementation of Open Educational Resources in Higher Education: Copyright and Open Licence”, 19/10/2017 tại Hà Nội.
Bản Slide có các nội dung mới được bổ sung cập nhật thêm so với bản toàn văn và có thể được tải về tại: https://www.dropbox.com/s/9b03j6r9ycec8hn/OA-And-Copyright-Law-LeTrungNghia.pdf?dl=0




Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Xử lý vấn đề bản quyền tác giả để tuân thủ chính sách khoa học mở và truy cập mở ở Liên minh châu Âu và gợi ý đề xuất cho Việt Nam


Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bài cho Hội thảo: Triển khai tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: bản quyền và giấy phép mở - Implementation of Open Educational Resources in Higher Education: Copyright and Open Licence”, 19/10/2017 tại Hà Nội.
Kỷ yếu Hội thảo, trang 86-91.


Tóm tắt:
Làm thế nào tác giả của bài báo nghiên cứu khoa học khi đăng trên một tạp chí khoa học nào đó, vừa phải tuân thủ với chính sách truy cập mở của nhà nước, vừa phải tuân thủ với các quy định của nhà xuất bản của tạp chí đó, trong khi vẫn tôn trọng tất cả các quy định về bản quyền tác giả theo luật định. Châu Âu và thế giới làm được, Việt Nam vì sao không?


Sơ bộ về chính sách khoa học mở và truy cập mở của Ủy ban châu Âu
Chính sách khoa học mở và truy cập mở hiện hành[1], [2], [3], [6] của Ủy ban châu Âu - EC (European Commission) đòi hỏi tất cả các kết quả nghiên cứu khoa học được cấp tiền từ EC (thông qua các chương trình như FP7[8] và H2020[9]) - được hiểu là lấy tiền từ những người đóng thuế của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu - đều phải là truy cập mở cho tất cả mọi người theo các nguyên tắc có khả năng tìm thấy được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được - FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable).
Bản chất của chính sách khoa học mở và truy cập mở là nó biến hệ thống truyền thông khoa học từ người sử dụng trả tiền sang hệ thống truyền thông khoa học tác giả trả tiền[5]. Sự thay đổi này làm cho tất cả các bên có liên quan trong hệ thống truyền thông khoa học phải thay đổi theo cả về các quy trình xuất bản cũng như mô hình kinh doanh để thích nghi được.
EC đã đầu tư thông qua chương trình FP7[8] trong giai đoạn 2007-2013 và chương trình H2020[9] trong giai đoạn 2014-2020 để hiện thực hóa chính sách này. Chỉ riêng với chương trình H2020, EC đã, đang và sẽ đầu tư số tiền gần 80 tỷ euro[10] cho tới năm 2020 để hiện thực hóa chính sách này, theo công bố trên trang H2020.
Một trong số các dòng tiền đầu tư từ H2020 là để trang trải cho các khoản phí xử lý bài báo – APC (Article Processing Charges)[7], hoặc đôi khi còn được gọi là các khoản phí xử lý cho tác giả - APC (Author Processing Charges). Các khoản phí này sẽ được EC cấp trực tiếp và/hoặc gián tiếp (qua các đơn vị nghiên cứu) cho các tác giả để thanh toán tiền cho nhà xuất bản để đăng các bài báo khoa học trên các tạp chí.
Thông thường, tùy thuộc vào thời điểm các khoản phí APC được chuyển cho và các yêu cầu của nhà xuất bản, bài báo có thể được đăng và/hoặc được truy cập tức thì hoặc bị/được cấm vận trong một khoảng thời gian nhất định, thường tối thiểu là từ 6 tháng cho tới tối đa là 24 tháng trong các kho của nhà xuất bản[4], [11], [12], tùy theo từng trường hợp. Các khái niệm về truy cập mở vàng - Gold OA (Gold Open Access) và truy cập mở xanh - Green OA (Green Open Access) được sinh ra để xử lý các tình huống có và/hoặc không có APC sao cho việc truy cập mở tới các bài báo là kết quả của nghiên cứu sẽ luôn là ưu tiên cao nhất.[7], [11], [12].
Khuyến cáo của EC cho các nhà khoa học khi làm việc với các nhà xuất bản để đăng các bài báo khoa học
Các nhà khoa học tham gia trong các dự án nghiên cứu có sử dụng tiền do EC cấp chính là những người có trách nhiệm và nghĩa vụ vừa phải tuân thủ với chính sách truy cập mở của EC, vừa phải tuân thủ với các quy định của nhà xuất bản của tạp chí đó, trong khi vẫn tôn trọng tất cả các quy định về bản quyền tác giả theo luật định.
Để giúp cho các nhà khoa học có thể làm thỏa mãn được tất cả các yêu cầu nêu trên, EC đã ban hành văn bản mẫu cụ thể, chi tiết cùng với các giải thích có liên quan tới cấp phép để xuất bản (License to publish).
  1. Các lý do chính EC giải thích khi đưa ra giấy phép để xuất bản[13]:
Khi bài báo được chấp nhận để xuất bản trong tạp chí, thì nhà xuất bản cần sự cho phép từ tác giả để xuất bản.
Trong hầu hết các trường hợp, các tác giả trao sự cho phép bằng việc ký chuyển bản quyền cho nhà xuất bản đó. Điều này trao cho nhà xuất bản đó toàn bộ các quyền và sự kiểm soát đối với bài báo đó. Hệ quả là, nếu tác giả muốn sử dụng lại bài báo đó vào một giai đoạn nào đó sau này, như làm cho tác phẩm đó sẵn sàng theo truy cập mở, thì anh/chị ta sẽ phải hỏi sự cho phép từ nhà xuất bản đó để làm thế.
Như một sự lựa chọn thay thế, các tác giả có thể trao cho nhà xuất bản đó một Giấy phép để Xuất bản (License to Publish). Với thỏa thuận này, các tác giả có thể giữ lại bản quyền và quyền ký gửi bài báo trong kho truy cập mở, trong khi cung cấp cho nhà xuất bản đó các quyền cần thiết để xuất bản bài báo đó”.
  1. Giải thích chi tiết hơn và mẫu giấy phép để xuất bản[14], [15]. Mẫu này gồm 11 điều, đi kèm theo phụ lục[16], nó hướng dẫn chi tiết và cụ thể để (các) tác giả bài báo khoa học KHÔNG ký chuyển giao quyền tác giả cho nhà xuất bản nhưng vẫn đảm bảo cho các nhà xuất bản các quyền để xuất bản bài báo đó, đồng thời các tác giả giữ lại các quyền cần thiết để tuân thủ với các yêu cầu của chính sách truy cập mở của EC, trong khi vẫn tôn trọng tất cả các quy định về bản quyền tác giả theo luật định.
Gợi ý đxuất cho Việt Nam
Các lý luận về bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cần có sự thay đổi để không chỉ là các lý luận “vị nghệ thuật”, mà nên biến nó thành “vị nhân sinh”, phù hợp với sự phát triển của thời đại, như những gì các quốc gia tiên tiến đã làm theo hướng khoa học mở và truy cập mở, mà ví dụ điển hình chính là cách mà EC khuyến cáo cho các nhà khoa học châu Âu về cấp phép để xuất bản nhằm đáp ứng được yêu cầu về truy cập mở của EC nhưng vẫn làm thỏa mãn được các yêu cầu của các nhà xuất bản trong khi vẫn tôn trọng tất cả các quy định về bản quyền tác giả theo luật định. Bằng cách này, các học giả về luật, đặc biệt là luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, sẽ tìm được cách thức sáng tạo để giúp Việt Nam tham gia nhanh chóng vào phong trào khoa học mở, truy cập mở và nhiều phong trào mở khác hiện đang trở thành xu thế của thế giới, đồng thời cảnh giác với những “tư vấn”, bất kể là từ trong nước hay ngoài nước, đi ngược lại với xu thế mở này của thế giới.
Để có thể có tri thức đầy đủ và rộng mở để phục vụ cho phát triển đất nước, Việt Nam cần nhanh chóng có chính sách về truy cập mở, sao cho tiền của người đóng thuế sẽ được trực tiếp và/hoặc gián tiếp cấp cho các nhà nghiên cứu thông qua các đề tài, dự án của nhà nước để trang trải các phí APC khi đăng các bài báo khoa học, đặc biệt trên (các) tạp chí chấp nhận đăng các bài báo theo truy cập mở trong nước (hiện chưa có) và ngoài nước (hiện có rất, rất, rất nhiều). Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có chính sách liên quan tới chuyển giao, đánh giá, quản lý quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước[17], [18], [19]. Đây có lẽ là vấn đề đổi mới cấp bách đối với các chính sách khoa học ở Việt Nam hiện nay.
Trước mắt, nên có một đề tài hoặc dự án nghiên cứu về thực trạng truy cập mở ở Việt Nam với sự tham gia của các bên có liên quan[5] như đại diện của các bên cấp vốn nghiên cứu, đại diện các nhà xuất bản, đại diện cộng đồng nghiên cứu (các viện nghiên cứu, các trường đại học[20],…), đại diện các thư viện nhằm tìm cách mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm được rà soát lại ngang hàng từ các đề tài - dự án nghiên cứu có sử dụng tiền của người đóng thuế Việt Nam và hài hòa hóa các lợi ích của tất cả các bên liên quan và giúp đưa ra các khuyến cáo cho nhà nước để xây dựng chính sách truy cập mở cho Việt Nam.
Trong trung và dài hạn, nên dừng hoàn toàn việc dùng tiền của người dân đóng thuế để mua sắm các tư liệu không thật cần thiết, sử dụng tiền đó để đầu tư cho các tài nguyên truy cập mở, các tài nguyên được cấp phép mở, như là biện pháp tiên quyết để đầu tư cho tương lai.
Thông tin và tài liệu tham chiếu
[1] Thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 27/05/2016 về khoa học mở. https://www.dropbox.com/s/dz8s4lju0chdcs6/press-release-all-european-scientific-articles-to-be-freely-Vi-30052016.pdf?dl=0
[2] Jamil Salmi. Nghiên cứu về Khoa học mở - Ảnh hưởng, hàm ý và các lựa chọn chính sách. EC xuất bản tháng 8/2015. https://www.dropbox.com/s/ub0r40yk9w6ybdq/Study_on_open_science-impact_implications_and_policy_options-salmi_072015-Vi-24062016.pdf?dl=0
[3] Ủy ban châu Âu (EC). Khuyến cáo của Ủy ban ngày 17/07/2012 về truy cập tới và lưu giữ thông tin khoa học. EC xuất bản 17/07/2012. https://www.dropbox.com/s/uw0mz20x70w666y/recommendation-access-and-preservation-scientific-information_en-Vi-20052016.pdf?dl=0
[4] Maria Monica TARAZONA RUA, Daniel SPICHTINGER, Celina RAMJOUE, Jean-Francois DECHAM biên soạn. Truy cập tới và lưu giữ thông tin khoa học ở châu Âu - Báo cáo về triển khai của Ủy ban Khuyến cáo (C2012) 4890 bản cuối cùng. EC xuất bản năm 2015 https://www.dropbox.com/s/kgjkja22itmkqtv/npr_report-Vi-06061016.pdf?dl=0
[5] Janet Finch et al. Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu - Báo cáo của Nhóm làm việc về mở rộng truy cập tới các phát hiện nghiên cứu được xuất bản. Xuất bản tháng 6/2012. https://www.dropbox.com/s/a33nqbqxz31s3ck/finch-report-final-Vi-30082016.pdf?dl=0
[6] Khoa học Mở (Truy cập Mở).
[8] Truy cập Mở trong Chương trình Khung Nghiên cứu 7 (FP7). http://vnfoss.blogspot.com/2017/05/truy-cap-mo-trong-chuong-trinh-khung.html
[9] Truy cập Mở trong Horizon 2020.
[11] Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ. Hội đồng nghiên cứu của Vương quốc Anh (RCUK) xuất bản 2013. https://www.dropbox.com/s/uyi0xhn9dufim4k/RCUKOpenAccessPolicy-Vi-03082016.pdf?dl=0
[12] Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014. HEFCE của Vương quốc Anh xuất bản năm 2014, được cập nhật vào tháng 7/2015. https://www.dropbox.com/s/o2hyd6snt0v1j65/HEFCE2014_07_updated%20July%202015-Vi-30072016.pdf?dl=0
[13] Các vấn đề về bản quyền
[14] Giấy phép để xuất bản là gì?
[15] Tài liệu mẫu ‘Giấy phép để xuất bản’. JISC/SURF xuất bản tháng 10/2006. https://www.dropbox.com/s/020m2pu44b6i1r2/licence_to_publish-Vi-30052017.pdf?dl=0
[16] ‘Phụ lục - cho thỏa thuận xuất bản truy cập mở’. Hướng dẫn của chương trình Horizon 2020, Ủy ban châu Âu, xuất bản ngày 20/03/2017.
[17] Thông tư số: 15/2014/TT-BKHCN, ngày 13/06/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ: ‘Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước’. https://www.dropbox.com/s/p67627eoz518eql/15.2014.TT.BKHCN.pdf?dl=0
[18] Thông tư liên tịch số: 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 17/12/2014 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Tài chính: ‘Quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước’. https://www.dropbox.com/s/p6jj64fzka4d1cb/39.2014.TTLT.BKHCN.BTC.pdf?dl=0
[19] Thông tư liên tịch số: 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 10/09/2015 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Tài chính: ‘Hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước’.
[20] Tham khảo chính sách truy cập mở của đại học Harvard với bản liệt kê 8 đường liên kết trong bài: “Các thực hành tốt cho các chính sách truy cập mở của đại học” tại địa chỉ: https://vnfoss.blogspot.com/2017/08/cac-thuc-hanh-tot-cho-cac-chinh-sach.html
[21] Thông tin về khoa học mở và truy cập mở trên blog của Lê Trung Nghĩa. http://vnfoss.blogspot.com/2016/05/khoa-hoc-mo-open-science.html