Là tài liệu cuộc
họp các Bộ trưởng Khoa học các nước G7 tại Turin,
nước Ý vào ngày 28/09/2017, gồm các nước Canada,
Pháp, Đức, Ý, Nhật, Vương quốc Anh,
Mỹ
và Ủy
viên châu Âu về Nghiên cứu, Khoa học và Cách tân.
Họ bàn cách tận
dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức của cuộc
Cách mạng Sản xuất Tiếp theo – NPR (Next Production
Revolution).
Tài
liệu có nội dung về
Khoa học Mở, được nêu trong các đoạn 19 và 20 như sau:
“Khoa
học Mở.
19.
Chúng tôi thừa nhận những phát triển CNTT-TT, sự số
hóa và tính sẵn sàng khổng lồ của dữ liệu, các nỗ
lực thúc đẩy các mặt trận khoa học, và nhu cầu giải
quyết các thách thức phức tạp về kinh tế và xã hội,
đang biến đổi cách thức ở đó khoa học được thực
hiện hướng tới hệ biến hóa Khoa học Mở. Chúng
tôi đồng thuận rằng tiếp cận quốc tế có thể giúp
tăng tốc độ và gắn kết mạch lạc sự biến đổi
này, và nó cần nhằm vào 2 khía cạnh cụ thể.
Trước hết, các khuyến khích về tính
mở của hệ sinh thái nghiên cứu:
đánh giá các sự nghiệp nghiên
cứu cần nhận biết tốt hơn và thưởng cho các hoạt
động Khoa học Mở. Thứ 2, các
hạ tầng để sử dụng tối ưu dữ liệu nghiên cứu:
tất cả các nhà nghiên cứu cần
có khả năng ký gửi, truy cập và phân tích dữ liệu
nghiên cứu xuyên các ngành
nghề và ở phạm vi toàn cầu, và dữ liệu nghiên cứu
cần gắn với các nguyên tắc FAIR (Findable,
Accessible, Interoperable, Reusable)
để tìm kiếm được, truy cập được, tương hợp được
và sử dụng lại được.
20.
Chúng tôi ủng hộ công việc và các kết quả đạt được
cho tới nay của Nhóm Làm việc về Khoa học Mở của G7
(OS WG). Nhóm OS WG đã xác định các ưu tiên xứng đáng
và yêu cầu các hành động chung được điều chỉnh cho
phù hợp, cả về khuyến khích tính mở và các kỹ năng
dữ liệu trong thực hành nghiên cứu khoa học, thông qua
phát triển và huấn luyện lực lượng lao động. Chúng
tôi khuyến khích OS WG tuân theo các hành động được các
thành viên G7 nắm lấy theo các khuyến cáo của WG và để
thu thập các thực hành tốt nhất, để báo cáo cho cuộc
Họp các Bộ trưởng Khoa học G7 lần sau. Đặc
biệt, chúng tôi ủng hộ OS WG làm sâu sắc các nỗ lực
của nó trong 2 chủ đề được xác định ở trên (đoạn
19), ấy là khuyến khích tính mở của hệ sinh thái nghiên
cứu, bao gồm cả vai trò của các chỉ số nghiên cứu và
đo đếm thích hợp cho khoa học mở, và các hạ tầng và
các tiêu chuẩn sử dụng tối ưu nghiên cứu. Báo
cáo tóm tắt của OS WG được gắn với Thông cáo này.”
Hy
vọng với nội dung này, các nhà khoa
học, các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý khoa học và các bên có liên quan
khác ở Việt
Nam sẽ không còn mơ hồ về việc có hay không sự dịch
chuyển hướng tới KHOA HỌC MỞ và với việc các
dữ liệu nghiên cứu khoa học sẽ phải tuân thủ các
nguyên tắc: (1) Tìm thấy được; (2) Truy cập được; (3)
Tương hợp được; (4) Sử dụng lại được – FAIR
(Findable, Accessible, Interoperable, Re-usable).
Bản dịch sang
tiếng Việt có 11 trang, có thể tải về tự do tại:
Blogger:
Lê Trung Nghĩa