Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009

Liệu Microsoft có một chiến lược về nguồn mở nữa hay không?

Does Microsoft Have an Open Source Strategy Any More?

September 13th, 2009 by Glyn Moody

Theo: http://www.linuxjournal.com/content/does-microsoft-have-open-source-strategy-any-more

Bài được đưa lên Internet ngày: 13/09/2009

Lời người dịch: Bạn có tin là Microsoft sẽ không còn có chiến lược gì về nguồn mở không? Nhất là sau sự ra đi khỏi Microsoft của Ngài Nguồn Mở của Microsoft, Sam Ramji, và nhất là sau tất cả những sự kiện trái ngược nhau mà Microsoft đã tiến hành trong thời gian qua đối với thế giới nguồn mở. Bạn hãy đọc bài này để có những đúc rút bổ ích cho mình.

Bất cứ khi nào tôi viết về Microsoft ở đây thì tôi thường nhận được một ít bình luận hỏi tôi, với nhiều mức độ về tính lịch sự, vì sao tôi bỏ phí năng lượng vào chủ đề này trên một site chuyên cho GNU/Linux. Lý do tôi làm như vậy – và vì sao tôi sẽ còn tiếp tục làm như vậy – là việc liệu tôi có thích nó hay không, Microsoft vẫn có thể giữ nguyên là một yếu tố ngoại lệ quan trọng nhất và duy nhất trong thế giới của phần mềm tự do. Vì thế, sẽ là hữu dụng để cố gắng hiểu những gì thực sự là chiến lược nguồn mở của hãng này, để tiến lên trước chặn bắt một vài khía cạnh tồi tệ nhất của hãng, và để xây dựng trên bất kỳ thành tố tích cực nào. Vấn đề lo ngại là, tôi không nghĩ Microsoft có một chiến lược nguồn mở bao giờ nữa.

Những tháng gần đây là đặc biệt đầy ắp những tín hiệu đối nghịch nhau. Ví dụ, chúng ta có cái này:

Trong một sự phá cách với lệ thường, Microsoft đã tung ra 20,000 dòng mã nguồn của trình điều khiển thiết bị cho cộng đồng Linux. Những mã nguồn này, mà chúng bao gồm 3 trình điều khiển thiết bị Linux, đã được đệ trình cho cộng đồng nhân Linux để đưa vào trong cây Linux. Những trình điều khiển này sẽ sẵn sàng cho cộng đồng Linux và các khách hàng một cách như nhau, và sẽ cải thiện được tốc độ thực thi của hệ điều hành Linux khi được ảo hóa trong Hyper-V của Windows Server 2008 hoặc Hyper-V của Windows Server 2008 R2.

Điều này đã được phân tích một cách khác nhau như việc Microsoft đang nhìn thấy ánh sáng, Microsoft đang bị ép hạ mình trước GNU GPL hùng mạnh và Microsoft là thứ khôn vặt xảo trá thường lệ của nó và đang cưỡi trên lưng cộng đồng nguồn mở đối với khía cạnh cạnh tranh.

Rồi thì chúng ta đã có được sự phát giác về việc Microsoft “giáo dục” những người bán hàng của bên thứ 3 về “những yếu kém” trong GNU/Linux. Tất nhiên, ngoại trừ việc, chúng đã không yếu kém, mà là những thông tin sai lệch hoặc thậm chí là lừa dối hoàn toàn. Bây giờ, sự cạnh tranh công bằng tất cả là tốt và tốt, nhưng việc hạ mình tới dạng hành xử nham hiểm lén lút này thì thật khó mà phù hợp với những thứ dễ chịu gần đây của hãng này loan báo về việc muốn làm việc với cộng đồng nguồn mở.

Whenever I write about Microsoft here I usually get a few comments asking me, with varying degrees of politeness, why I am wasting electrons on this subject on a site devoted to GNU/Linux. The reason I do this – and why I am about to do it again – is that whether we like it or not, Microsoft remains probably the single most important external factor in the free software world. It's useful, therefore, to try to understand what exactly the company's open source strategy is, in order to head off some of its worst aspects, and to build on any positive elements. The trouble is, I don't think Microsoft has an open source strategy any more.

The last few months have been particularly rich in contradictory signals. For example, we had this:

in a break from the ordinary, Microsoft released 20,000 lines of device driver code to the Linux community. The code, which includes three Linux device drivers, has been submitted to the Linux kernel community for inclusion in the Linux tree. The drivers will be available to the Linux community and customers alike, and will enhance the performance of the Linux operating system when virtualized on Windows Server 2008 Hyper-V or Windows Server 2008 R2 Hyper-V.

This was variously analysed as Microsoft seeing the light, Microsoft being forced to bow down before the mighty GNU GPL and Microsoft being its usual cunning self and piggybacking on the open source community for competitive edge.

Then we had the revelation of Microsoft “educating” third-party sales people about “weaknesses” in GNU/Linux. Except, of course, they weren't weaknesses, but misinformation or even outright lies. Now, fair competition is all well and good, but stooping to this kind of underhand behaviour hardly matches the company's recent soothing noises about wanting to work with the open source community.

Một câu chuyện khác gây bối rối trong các quan hệ của Microsoft với nguồn mở có liên quan tới một số bằng sáng chế:

Đầu tuần này, Nick Wingfield của Tạp chí Phố Uôn đã đưa ra một câu chuyện về việc Microsoft bán một nhomsm các bằng sáng chế cho một bên thứ 3. Kết quả cuối cùng của câu chuyện này là tốt cho Linux, ngay cả nó không làm nguôi đi những nỗi sợ hãi về những cuộc tấn công hiện hành của Microsoft. Mạng Sáng tạo Mở (OIN), làm việc với các thành viên của nó và Quỹ Linux, đã thoát ra khỏi một cú đánh, điều khiển để mua một số bằng sáng chế này mà chúng dường như đã từng nằm trong trái tim của các chiến dịch FUD (gây sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ) của Microsoft chống lại Linux thời gian gần đây.

Điều thú vị ở đây là việc một lần nữa, câu chuyện là bẩn thỉu. Microsoft hình như đã đang vứt bỏ các bằng sáng chế mà có thể được sử dụng để tấn công GNU/Linux: điều đó tốt, đúng không nào? Nhưng một số người đã gợi ý thứ gì đó đáng thuyết phục rằng hãng đã cố gắng bán chúng cho các mối về bằng sáng chế mà họ có thể tấn công nguồn mở mà không cần có Microsoft tham gia vào, mà điều này đơn giản là tồi tệ.

Cuối cùng, chúng ta có tuyên bố sau:

Quỹ CodePlex, một quỹ không lợi nhuận được hình thành với nhiệm vụ làm chất xúc tác cho sự trao đổi mã nguồn và sự hiểu biết giữa các công ty phần mềm và các cộng đồng nguồn mở, đã ra đời hôm nay, ngày 10/09/2009.

Được kết hợp như một tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ CodePlex đã được tạo ra như một diễn đàn trong đó các cộng đồng nguồn mở và cộng đồng phát triển phần mềm có thể tới cùng nhau với mục tiêu được chia sẻ về sự tham gia ngày một gia tăng trong các dự án của cộng đồng nguồn mở. Quỹ CodePlex sẽ bổ sung cho các quỹ và các tổ chức nguồn mở hiện hành, đưa ra một diễn đàn trong đó những thực tế và hiểu biết sẻ chia tốt nhất có thể được thiết lập bởi một nhóm rộng lớn những người tham gia, cả các công ty phần mềm và các cộng đồng nguồn mở. Đầu tư ban đầu cho Quỹ này tới từ tập đoàn Microsoft.

Another confusing episode in Microsoft-open source relations involved some patents:

Earlier this week, the Wall Street Journal’s Nick Wingfield broke a story on Microsoft selling a group of patents to a third party. The end result of this story is good for Linux, even though it doesn’t placate fears of ongoing attacks by Microsoft. Open Invention Network, working with its members and the Linux Foundation, pulled off a coup, managing to acquire some of the very patents that seem to have been at the heart of recent Microsoft FUD campaigns against Linux.

What's interesting here is that once more, the narrative is messy. Microsoft was apparently getting rid of patents that could have been used to attack GNU/Linux: that's good, no? But some have suggested somewhat persuasively that it was trying to sell them to patent trolls that could then attack open source without Microsoft being involved, which is plainly bad.

Finally, we have the following announcement:

The CodePlex Foundation, a non-profit foundation formed with the mission of enabling the exchange of code and understanding among software companies and open source communities, launched today, September 10, 2009.

Incorporated as a 501.c6 non-profit, the CodePlex Foundation was created as a forum in which open source communities and the software development community can come together with the shared goal of increasing participation in open source community projects. The CodePlex Foundation will complement existing open source foundations and organizations, providing a forum in which best practices and shared understanding can be established by a broad group of participants, both software companies and open source communities. Initial funding for the Foundation comes from Microsoft Corporation.

Điều này theo nhiều cách là rắn nhất đề phân tích. Từ FAQ:

Chúng tôi tin tưởng rằng các công ty phần mềm thương mại và các lập trình viên mà làm việc cho họ còn chưa tham gia đủ trong các dự án nguồn mở. Một số người vì lý do là về văn hóa, một số phải làm với các phương pháp phát triển phần mềm khác biệt nhau, và một số phải làm với những quan điểm khác biệt nhau về sở hữu trí tuệ. Nói chung, chúng tôi sẽ làm việc để thu hẹp khoảng cách này. Đặc biệt chúng tôi hướng tới để làm việc với các dự án đặc thù mà chúng có thể phục vụ như những ví dụ thực tế tốt nhất về cách mà các công ty phần mềm thương mại và các cộng đồng nguồn mở có thể hợp tác một cách có hiệu quả.

Điều này nghe có vẻ đủ lớn tiếng tán dương – sự tham gia ngày một gia tăng trong các dự án nguồn mở. Nhưng rồi thì chúng ta có cái này trong cùng tài liệu:

Quỹ này không có sự giả định trước về những dự án, nền tảng, hoặc giấy phép nguồn mở đặc thù. Những đặc thù về mối quan hệ giữa Quỹ này và các dự án sẽ được đưa ra như Điều lệ của Quỹ được phác thảo, nhưng mong đợi của chúng tôi là việc chúng tôi có thể có ảnh hưởng lớn nhất lên các dựa án nơi mà nền công nghiệp phần mềm như một tổng thể có thể có được lợi ích từ sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty phần mềm và các cộng đồng nguồn mở.

Mệnh đề “nền công nghiệp phần mềm như một tổng thể” dường như đứng trong sự tương phản đối với những thứ như “cộng đồng nguồn mở”: nói một cách khác, sự nhấn mạnh này sẽ là trong những mối quan tâm thương mại, chứ không phải để làm với cộng đồng (không bao giờ quên sự tự do). Tôi cũng thấy thứ đáng ngại sau đây:

Microsoft có một cam kết đang tiến triển với nguồn mở, như được thể hiện bằng việc tài trợ của hãng cho Quỹ Phần mềm Apache, những đóng góp cho Cộng đồng PHP, sự tham gia trong các dự án Apache bao gồm dự án Hodoop và dự án Qpid, và sự tham gia trong một loạt các sự kiện của cộng đồng như OSCON, EclipseCon, PyCon, và Hội nghị của Moodle. Như một điểm chứng minh bổ sung về sự hiểu biết của Microsoft rằng chúng cần thiết phải được tiến triển hơn nữa, tại OSCON 2009 hồi tháng 07, Microsoft đã đóng góp 20,000 dòng mã lệnh cho trình điều khiển thiết bị cho nhân Linux. Quỹ CodePlex là một bước tiếp theo trong sự tiến triển này.

This is in many ways the hardest to parse. From the FAQ:

We believe that commercial software companies and the developers that work for them under-participate in open source projects. Some of the reasons are cultural, some have to do with differing software development methodologies, and some have to do with differing views about intellectual property. In general, we are going to work to close these gaps. Specifically we aim to work with particular projects that can serve as best practice exemplars of how commercial software companies and open source communities can effectively collaborate.

That sounds laudable enough – increasing participation in open source projects. But then we have this in the same document:

The Foundation has no pre-suppositions about particular projects, platforms, or open source licenses . Particulars about the relationship between the Foundation and projects will be spelled out as the Foundation Charter is drafted, but our expectation is that we can have the greatest impact on projects where the software industry as a whole would benefit from closer collaboration between software companies and open source communities.

That phrase “software industry as a whole” seems to stand in contradistinction to things like “open source community”: in other words, the emphasis will be on commercial concerns, not ones to do with the community (never mind freedom). I also find the following worrying:

Microsoft has an evolving engagement with open source, as demonstrated by its sponsorship of the Apache Software Foundation, contributions to the PHP Community, participation in Apache projects including the Hadoop project and the Qpid project, and participation in various community events such as OSCON, EclipseCon, PyCon, and the Moodle Conference. As an additional proof point of Microsoft's understanding that they needed to be more involved, at OSCON 2009 in July, Microsoft contributed 20,000 lines of device driver code to the Linux kernel. The Codeplex Foundation is another step in this evolution.

Đúng là những thứ này là tất cả những thể hiện của việc “Microsoft cam kết với nguồn mở”, nhưng chúng cũng là những ví dụ tốt về cách mà Microsoft đang khuyến khích cộng đồng nguồn mở mở rộng thời gian và năng lượng trên các dự án có lợi cho Microsoft – ví dụ, bằng việc làm việc trong những phiên bản của Windows về mã nguồn. Tôi không thể giúp cảm giác rằng Quỹ CodePlex sẽ tập trung một cách tương tự trong việc nắn nguồn mở theo ưu thế của Microsoft.

Nếu bạn đọc những chi tiết cai trị này, rõ ràng là Microsoft, và chỉ một mình Microsoft, sẽ điều khiển cái “quỹ nguồn mở” mới này. Như một trang khác giải thích:

Trong khi Quỹ CodePlex hiện không được cấu trúc như một tổ chức thành viên, sẽ có một số cách cho những cá nhân, các công ty và các dự án tham gia trong Quỹ. Một cách là đề cho nhà tài trợ, và cách khác là để trở thành một thành viên của ban điều hành, hoặc ban tư vấn. Trong những tháng tới, ban lãnh đạo cũng sẽ được xác định cách mà các dự án sẽ được chấp nhận khi họ xác định sự quản lý dự án, mà nó sẽ làm rõ về cách mà các cá nhân hoặc công ty có thể đóng góp cho các dự án.

Nói cách khác, mọi người, các công ty và các dự án được chào đón để bổ sung tên tuổi của họ để nuôi dưỡng độ tin cậy của Quỹ này, nhưng đừng có mong đợi để nắm bất kỳ ảnh hưởng thực tế nào.

Bây giờ, bạn có thể tranh luận rằng tất cả những tín hiệu gây bối rối này là một hậu quả tự nhiên của cái kích cỡ khổng lồ của Microsoft, và về những ý kiến khác nhau bên trong hangx này. Và đó hoàn toàn đúng vậy. Nhưng công bằng mà nói thì bạn có thể mong đợi một tổ chức thành công như Microsoft ít nhất sẽ có một chiến lược bên trong, ngay cả nếu đã từng có sự trệch hướng từ nó.

Bạn có thẻ thấy không biểu tượng nào tốt hơn về những nguyên tắc mang tính chỉ đạo ngày một gia tăng của Microsoft trong cách nhìn này hơn là dõi theo các thông tin về Ngài Nguồn Mở của Microsoft, Sam Ramji:

Tôi đã cảm thấy là quan trọng để đưa ra bài ý nghĩ cho cộng đồng Port25 về việc ra đi khỏi Microsoft sắp xảy ra của Sam Ramji.

Sau nhiều năm giúp triển khai ngọn cờ phần mềm nguồn mở của hãng, Sam sắp rời khỏi Microsoft vào cuối tháng này. Bạn có thể cũng đã nghe rằng anh ta đã chấp nhận vị trí Chur tịch tạm thời của Quỹ CodePlex cũng như một vị trí lãnh đạo tại một công ty mới khởi nghiệp tại California. (Tôi sẽ để Sam và công ty mới của anh ta chia sẻ thêm các chi tiết ở đây).

Sam đã ra nhập đội của tôi 3 năm trước để dẫn dắt chiến lược kỹ thuật nguồn mở. Tôi đã hăng hái hỗ trợ anh ta vì anh ta đã khớp nối một cách say mê một tầm nhìn rằng Microsoft có thể cùng tồn tại – và ngay cả là thịnh vượng – trong một thế giới IT hỗn hợp.

It's true that these are all demonstrations of “Microsoft's engagement with open source”, but they are also fine examples of how Microsoft is encouraging the open source community to expend time and energy on projects that benefit Microsoft – for example, by working on Windows versions of code. I can't help feeling that the CodePlex Foundation will similarly focus on bending open source to Microsoft's advantage.

If you read the governance details, it's clear that Microsoft, and Microsoft alone, will be running this new “open source foundation”. As another page explains:

While the Codeplex Foundation is not currently structured as a membership organization, there are a number of ways for individuals, companies and projects to participate in the Foundation. One way is to sponsor, and another way is to become a member of the board, or board of advisors. Over the coming months, the board will also be determining how projects get accepted as they define project governance, which will provide clarity on how individuals or companies can contribute projects.

In other words, people, companies and projects are welcome to add their names in order to boost the Foundation's credibility, but don't expect to wield any real influence.

Now, you might argue that all these confusing signals are a natural consequence of the great size of Microsoft, and of the differing opinions within the company. And that's certainly true. But equally you would expect an organisation as successful as Microsoft at least to have an underlying strategy, even if there were deviations from it.

You could find no better symbol of the increasing rudderlessness of Microsoft in this regard than the following news about Microsoft's Mr. Open Source, Sam Ramji:

I felt it was important to provide some thoughts to the Port25 community on Sam Ramji's impending departure from Microsoft.

After many years helping to carry the open source software banner for the company, Sam is leaving Microsoft at the end of this month. You may have also heard that he has accepted the position of interim President of the CodePlex Foundation as well as a leadership position at a startup in California. (I'll let Sam and his new company share more details there.)

Sam joined my team three years ago to drive open source technical strategy. I have eagerly supported him as he passionately articulated a vision that Microsoft could coexist - and even thrive - in a heterogeneous IT world.

Điều này nhấn mạnh tới vai trò then chốt mà Ramji đã đóng tại Microsoft trong việc xác định “tầm nhìn” đó. Đây là cách mà hãng này cố gắng xoay xở sự ra đi của anh ta:

Viễn cảnh về phần mềm nguồn mở (OSS) tại Microsoft đã tiến triển tới điểm nơi mà chiến lược nguồn mở của Microsoft không còn chỉ bị khóa trong một 'phòng thí nghiệm' duy nhất trong khu – bây giờ OSS là một phần quan trọng của nhiều nhóm sản phẩm và chiến lược trong khắp hãng. Chúng tôi đã trở thành ngày một rõ ràng về nơi mà chúng tôi làm việc với nguồn mở – các phương pháp phát triển, các dự án, các đối tác, các sản phẩm và các cộng đồng – và nơi mà các sản phẩm của chúng tôi cạnh tranh với các công ty hoặc nền tảng nguồn mở thương mại. Hôm nay, sẽ có những lãnh đạo kỹ thuật và kinh doanh khắp hãng này, trong đó có cả tôi, nhìn vào cách để dẫn dắt tính tương hợp cho các khách hàng và như một cái đòn bẩy cho sự tăng trưởng mới.

Sự cố gắng dễ chịu, nhưng điều đó không phải là cách mà nó nhìn từ bên ngoài. Thay vào đó, dường như đối với tôi thì những lực li tâm bên trong hãng này cuối cùng đã vượt qua được lực hướng tâm bơ vơ cô độc của Sam Ramji, với tất cả những “lãnh đạo kỹ thuật và kinh doanh khắp hãng này” áp dụng thứ khác một cách rộng rãi, và nhân với những trái ngược, quan điểm và hành động về nguồn mở. Không có Ramji, tôi nghĩ tình hình sẽ đi tới còn tồi tệ hơn nữa; còn bạn nghĩ thế nào?

This underlines the pivotal role that Ramji played at Microsoft in determining that “vision”. Here's how the company tries to spin his departure:

The perspectives on OSS at Microsoft have evolved to the point where Microsoft's open source strategy is no longer just locked in a single ‘lab' on campus - now OSS is an important part of many product groups and strategies across the company. We have become increasingly clear on where we work with open source - development methodologies, projects, partners, products and communities - and where our products compete with commercial open source companies or platforms. Today, there are engineering and business leaders across the company, myself included, looking at how to drive interoperability for customers and as a lever for new growth.

Nice try, but that's not how it looks from the outside. Rather, it seems to me that the centrifugal forces within the company have finally overcome that lone centripetal force of Sam Ramji, with all those “engineering and business leaders across the company” adopting widely differing, and at times contradictory, attitudes and actions with regard to open source. Without Ramji, I think the situation is going to get even worse; what about you?

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.