Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Tiết kiệm một tỷ bằng việc sử dụng nguồn mở

Saving a Billion Using Open Source

By Prakash Advani / CANONICAL

Theo: http://networkcomputing.in/Saving-a-Billion-Using-Open-Source-Open-Mind-001Sept009.aspx

Lời người dịch: Thông tin không mới, nhưng có thể tham khảo được cách tính TCO khi chuyển đổi sang phần mềm tự do nguồn mở.

Một ngân hàng hàng đầu của Ấn Độ đã tiết kiệm được 1 tỷ Rs bằng việc chuyển từ MS Office sang OpenOffice. Đây là một con toán đơn giản – nếu MS Office có giá 11,000 Rs cho một người sử dụng, và tổ chức có 100,000 máy tính để bàn, thì hãng đó có thể tiết kiệm được 1.1 tỷ Rs về phí giấy phép nếu nó chuyển sang OpenOffice. Ngay cả nếu ngân sách 100 triệu Rs cho việc đào tạo và chi phí hỗ trợ, thì công ty đó có thể cuối cùng tiết kiệm được 1 tỷ Rs.

Giá thành thực sự của đào tạo có thể ít hơn nhiều. Nhưng chúng ta không muốn một công ty nêu ra vấn đề nghiên cứu về Tổng chi phí sở hữu (TCO) để chứng minh rằng TCO sẽ cao hơn trong OpenOffice. Nó không bao giờ và sẽ không bao giờ như vậy, đặc biệt là tại Ấn Độ nơi mà giá thành lao động là thấp. Ngay cả nếu bạn ở một quốc gia phương tây, nơi mà giá thành lao động rất cao, thì TCO của Linux/Nguồn mở vẫn cứ là thấp hơn. TCO phải được tính toán qua một khoảng thời gian và đó là khi bạn bắt đầu thấy được sự tiết kiệm. Vâng, có những giá thành ban đầu có liên quan và chúng ta cần ngân sách cho những thứ này ban đầu. Cũng vậy, các tổ chức thường thỏa hiệp về giá thành dịch vụ như đào tạo và hỗ trợ. Hầu hết các tổ chức giả thiết rằng những thứ này tới một cách tự do. Thực tế là bạn cần ngân sách cho cả những thứ này nữa.

Hơn nữa, bạn tính TCO thế nào? Nhiều công ty với những mối quan tâm bất di bất dịch sẽ đặt lên trước các nghiên cứu để chỉ ra rằng giá thành của họ là thấp hơn, nhưng ai mà biết được TCO đó có tốt hơn là bạn làm? Thế nên gợi ý của tôi là tốt nhất không dựa vào các nghiên cứu đó, mà hãy tự bạn tính toán lấy. Hơn nữa, khi lên ngân sách, hãy tính tới tất cả những giá thành hỗn hợp khác nữa. Nhiều người không tính tới giá thành nâng cấp hoặc duy trì một hệ thống sở hữu độc quyền. Giá thành của việc nâng cấp và đào tạo mọi người để sử dụng một phiên bản mới của cùng một hệ điều hành có thể còn cao hơn việc thay thế hệ điều hành đó bằng một giải pháp thay thế nguồn mở. Giá thành của việc mua sắm một máy chủ mới hoàn toàn bằng Linux được cài đặt sẵn trước có thể còn thấp hơn so với sự duy trì mà bạn có thể phải trả tiền cho các hệ thống Unix/Mainframe sở hữu độc quyền đang tồn tại. Đừng có nhắc rằng máy chủ Linux của bạn sẽ làm tốt hơn máy chủ hiện hành của bạn.

Bản dưới đây so sánh các giá thành cấp phép của các ứng dụng thường được sử dụng. Bạn có thể tính toán cho riêng bạn để thấy bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

A leading bank in India saved Rs 100 crore by moving from MS Office to Open Office. It is simple mathematics—if MS Office costs Rs 11,000 per user, and the organization has 1,00,000 desktops, the company would save a cool Rs 110 crore on licensing costs if it moved to Open Office. Even if we budget Rs 10 crore for training and support costs, the company would end up saving Rs 100 crore.

The actual cost of training would be much less. But we don't want a company to come up with a Total Cost of Ownership (TCO) study to prove that the TCO will be higher in Open Source. It never is and never will be, especially in India where the labor costs are low. Even if you were in a western country, where the labor costs are very high, the Linux/Open Source TCO would be still lower. TCO has to be calculated over a period of time and that's when you start seeing savings. Yes, there are initial costs involved and we need to budget for these initially. Also, organizations often compromise on service costs such as training and support. Most organizations assume that these come for free. The reality is that you do need to budget for these as well.

Further, how do you calculate TCO? Many companies with vested interests will put forth studies to show that their cost is lower, but who knows the TCO better than you do? So my suggestion is that it is best not to rely on these studies, but to do your own calculations. Also, when budgeting, calculate all the miscellaneous costs as well. Many people don't calculate the cost of upgrading or maintaining a proprietary system. The cost of upgrading and training people to use a new version of the same OS could be higher than replacing the OS with an Open Source alternative. The cost of acquiring a completely new server with Linux pre-loaded may be lower than the maintenance you would pay for your existing proprietary Unix/Mainframe systems. Not to mention that your Linux server will outperform your existing server.

The table compares the licensing costs of commonly used applications. You can do the mathematics on your own to see how much you can save.

Phần mềm sở hữu độc quyền (Proprietary Software )

Giá (Rs)

Cost in Rs

Giải pháp tự do nguồn mở thay thế

Free Open Source Alternative

Windows XP/Vista

6000

Ubuntu

MS Office

12000

OpenOffice.org

Photoshop

40000

Gimp

Windows server

1500

Máy chủ Ubuntu

(Giá cơ bản Rs 26,000 cho 5 người sử dụng)



MS SQL server

6500

MySQL/PostgreSQL

(Base price Rs 45,000 for five users)



Oracle 10g

12000

MySQL/PostgreSQL

Visual Studio

36000

Eclipse

Antivirus (cho 01 năm/01 người sử dụng)

1000

ClamAV

Adobe Acrobat

16000

OpenOffice
(có khả năng ghi thành PDF)

Adobe Photoshop

40000

Gimp

Tally

35000

GnuKhata/GnuCash

AutoCAD

30000

Qcad

WinZip

1700

Quản lý Lưu trữ


Lưu ý:

  1. Mọi giá này là giá cho một người sử dụng.

  2. Giá này là giá đường phố và có thể có sự khác nhau. Tác giả không có trách nhiệm về bất kỳ sự chính xác nào trong các giá này.

  3. Nguồn mở có thể so sánh được sẽ không có cùng tính năng y hệt, trong một số trường hợp nó có thể có ít tính năng hơn những thứ khác.

  4. Bạn cần bổ sung giá thành đào tạo và hỗ trợ để có được TCO.

Đây chỉ là giá thành của phần mềm; bạn còn có thể tiết kiệm giá thành về phần cứng bằng việc sử dụng các giải pháp nguồn mở.

Ví dụ, thay vì việc mua một bộ định tuyến, bạn có thể sử dụng một máy tính cũ, cài đặt Linux, và chuyển máy tính đó thành một bộ định tuyến không đắt giá. Tương tự, thay vì mua một hệ thống EPABX, bạn có thể tạo một thứ như vậy bằng việc sử dụng phần mềm Asterisk, một máy tính cá nhân và một ít thẻ. Với những thứ này, bạn có thể không chỉ tiết kiệm về giá thành ban đầu mà còn giá thành có liên quan trong việc bổ sung các tính năng. Ví dụ, nếu bạn có một hệ thống EPABX và cần bổ sung một khả năng thư thoại, thì bạn có thể cần phải mua các card phần cứng đắt tiền để cho phép thực hiện những tính năng này. Với Asterisk, mà nó là EPABX dựa trên phần mềm, bạn có thể chỉ cần cài đặt module thư thoại là xong.

Liệu bài viết này có gây thích thú cho bạn không? Rồi hãy đi và bắt đầu khai phá một số giải pháp nguồn mở. Hãy viết cho tôi một khi bạn muốn tiết kiệm vài tỷ nhé.

Notes:

  1. All pricing is as per user pricing.

  2. Pricing is street pricing and may vary. The author does not take responsibility for any inaccuracy in this pricing.

  3. The comparable Open Source will not have the same features; in some cases it may have fewer features than others.

  4. You need to add training and support costs to get your TCO.

These are only software costs; you can even save on hardware costs by using Open Source solutions. For example, instead of buying a router, you can use an old computer, install Linux, and convert that computer into an inexpensive router. Similarly, instead of buying an EPABX system, you can create one by using Asterisk software, a PC and a few cards. With these, you can not only save on initial costs but also costs involved in adding features. For example, if you have an EPABX system and need to add a voicemail capability, you would need to buy expensive hardware cards to enable those features. With Asterisk, which is a software-based EPABX, you would only need to install the voicemail module.

Does this article sound exciting to you? Then go and start exploring some Open Source solutions. Do write to me once you manage to save a few billions.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.