Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

IBM và Ubuntu triển khai Linux cho các máy tính để bàn ở Mỹ đối lại Windows 7

IBM and Ubuntu roll Linux for U.S desktops vs Windows 7

By Sean Michael Kerner on October 20, 2009 11:30 AM

Theo: http://blog.internetnews.com/skerner/2009/10/ibm-and-ubuntu-roll-linux-for.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 20/10/2009

Lời người dịch: Với việc Canonical và IBM cùng hợp tác để cho ra đời một máy tính cá nhân hiện đại không Microsoft tại thị trường Mỹ vào đúng lúc Windows 7 được tung ra được ví như một cú marketing sáng chói cho sự lựa chọn của các doanh nghiệp Mỹ, biết rằng để chuyển đổi từ Windows XP sang Windows 7 thì chỉ riêng phần cứng các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải bỏ ra cỡ 2,000 USD để nâng cấp, trong khi giải pháp của IBM và Canonical thì không. Lại một cơ hội nữa cho việc chuyển đổi sang các phần mềm tự do nguồn mở. Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có biết tận dụng cơ hội này?

Từ các tệp 'Trước tiên tại châu Phi, bây giờ là nước Mỹ':

Ít tuần trước, IBM và Canonical (người bảo trợ hàng đầu của Ubuntu Linux) đã công bố một kế hoạch đưa ra các máy tính để bàn Linux và các phần mềm cho châu Phi. Khi đó, tôi đã hỏi vì sao lời chào mời này lại không được thực hiện ở nước Mỹ.

Điều đó thay đổi ngày hôm nay khi IBM và Canonical bây giờ đang tuyên bố tung ra Linux và các phần mềm cho máy tính để bàn dựa vào đám mây tại Mỹ.

Nỗ lực này ban đầu đã được công bố hơn một năm trước, vào tháng 8/2008 như một nỗ lực cho máy tính cá nhân không Microsoft. Ý tưởng cơ bản là có một hệ điều hành Linux, với các ứng dụng máy trạm thông minh của IBM được gọi là phần mềm giải pháp máy trạm hợp tác mở (OCCS) (Lotus Symphony và Notes) cho các ứng dụng doanh nghiệp.

Giải pháp này bây giờ đã được công bố cho nước Mỹ, thúc đẩy Máy trạm cho Công việc Thông minh của IBM mà nó bao gồm cùng một tập hợp các phần mềm hợp tác của IBM. Vì đối với việc tại sao IBM đang marketing giải pháp này cho nước Mỹ hiện nay, câu trả lời là đơn giản: Windows 7.

IBM và Canonical trong thông cáo báo chí của họ đã nói rằng giá thành chuyển đổi sang Windows 7 sẽ lớn hơn 2,000 USD cho hầu hết những người sử dụng máy tính cá nhân, với phần cứng được tính tới cho hầu hết chi phí này. Linux (và đặc biệt là ubuntu) cùng với các phần mềm của IBM, theo cả 2 đối tác này, đều rẻ hơn để triển khai.

“Nếu một công ty là một 'cửa hàng Windows', tại một số thời điểm nó sẽ cần đánh giá giá thành đáng kể của việc chuyển đổi cơ sở của nó sang máy tính để bàn tiếp sau của Microsoft và làm đậm thêm lên việc phòng ngừa chống lại virus và các cuộc tấn công khác của nó”, Bob Picciano, tổng giám đốc, IBM Lotus nói trong một tuyên bố. “Các doanh nghiệp Mỹ đã yêu cầu về một giải pháp thay thế có sức lôi cuốn và hôm nay chúng tôi đang đưa ra Máy trạm cho Công việc Thông minh của IBM tại nước Mỹ”. Việc chào này của IBM/Canonical là thú vị và đúng thời điểm chống lại Windows 7 là một cú đánh sáng chói về marketing.

Nói thế, tôi không chắc là nó sẽ cộng hưởng được mạnh như nó cần phải (hoặc có thể). Thông tin này tới hơn một năm nay sau khi những lời rì rầm ban đầu về máy tính cá nhân không Microsoft. Liệu nó có thực sự lâu dài cho một kế hoạch như vậy không?

Chỉ trích ngoài lề, tôi không nghi ngờ rằng sẽ là hàng ngàn (nếu không nói là hàng triệu) của các doanh nghiệp tại Mỹ mà họ không thể hoặc sẽ không, cập nhật phần cứng của họ để chạy Windows 7.

Việc tiếp tục chạy Windows XP tất nhiên là một cơ hội và một lựa chọn, nhưng với sự lựa chọn này để chạy một máy tính để bàn hiện đại trên cùng phần cứng cũ, thì Ubuntu và IBM (ít nhất) sẽ cung cấp cho những người sử dụng là doanh nghiệp một cơ hội có để tồn tại bền vững được so với Windows 7.

From the 'First in Africa, now in the U.S' files:

A few weeks, back IBM and Canonical (the lead sponsor of Ubuntu Linux) announced a plan to deliver Linux desktops and software to Africa. At the time, I questioned why the offer wasn't being made available in the U.S.

That changes today as IBM and Canonical are now announcing the launch of Linux and cloud-based desktop software in the U.S.

The effort was originally announced more than a year ago, in August of 2008 as the Microsoft-Free PC effort. The basic idea is to have an Linux OS, with IBM smart client applications called Open Collaboration Client Solution software (OCCS)(Lotus Symphony and Notes) for enterprise apps.

The solution that has now been announced for the U.S, leverages the IBM Client for Smart Work which includes the same set of IBM's collaboration software. As to why IBM is marketing the solution to the U.S now, the answer is simple: Windows 7.

IBM and Canonical in their press release have stated that the cost of migrating to Windows 7 will be as much as $2,000 for most PC users, with hardware accounting for much of the expense. Linux (and specifically Ubuntu) together with the IBM software is according to the two partners, cheaper to deploy.

"If a company is a 'Windows shop,' at some point it will need to evaluate the significant costs of migrating its base to Microsoft's next desktop and bolstering its defenses against virus and other attacks," said Bob Picciano, general manager, IBM Lotus in a statement. "American businesses have asked for a compelling alternative and today we are delivering IBM Client for Smart Work in the U.S."

The IBM/Canonical offer is an interesting one and the timing against Windows 7 is a brilliant stroke of marketing.
That said, I'm not sure that it will resonate as strongly as it should (or could). This news is coming more than a year after the initial buzz about the Microsoft-Free PC. Does it really take that long to such a plan together?

That criticism aside, I have no doubt that there will be thousands (if not millions) of businesses in the U.S that cannot or will not, update their hardware in order to run Windows 7.

Continuing to run Windows XP is of course a choice and an option, but with the option to run a modern desktop on the same old hardware, Ubuntu and IBM are (at the very least) providing business users with a viable choice to Windows 7.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.