Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Mỹ chi tiền cho nguồn mở ở nước ngoài như thế nào

How the U.S. funds open source abroad

October 13, 2009 6:59 AM PDT

by Matt Asay

Theo: http://news.cnet.com/8301-13505_3-10372812-16.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 13/10/2009

Lời người dịch: Dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ nắm quyền, thì thông qua Cơ quan của Mỹ về Phát triển Quốc tế USAID, nước Mỹ mong muốn được hỗ trợ các quốc gia, trong đó có hỗ trợ về phần mềm. Theo tác giả bài viết thì USAID thích hỗ trợ các quốc gia trong phát triển các phần mềm nguồn mở hơn là sở hữu độc quyền, vì họ hiểu rằng “các chính phủ muốn làm tốt hơn để mở rộng các nền kinh tế bản địa bằng việc xây dựng các phần mềm dựa trên nguồn mở hơn là việc xuất các đồng tiền rúp/peso/vân vân [chắc là cả VNĐ] ra nước ngoài để nhập khẩu các phần mềm từ các nhà cung cấp như SAP, Oracle và Microsoft” và vì “Trong trường hợp của nguồn mở, các phần mềm có thể tới từ bất cứ đâu nhưng nó nhanh chóng trở thành một hàng hóa nội địa khi các hãng bản địa tùy biến và cải tiến nó. Với phần mềm sở hữu độc quyền, các hãng bản địa có thể cung cấp các dịch vụ triển khai nhưng chúng, cũng như các khách hàng đầu cuối, luôn phụ thuộc vào một nhà cung cấp nước ngoài về giá trị gốc”. Có lẽ bản thân nước Mỹ cũng muốn các nước có thể tự phát triển dựa vào phần mềm nguồn mở cho những nhu cầu phần mềm của chính quốc gia mình, chứ không chỉ muốn dựa vào Mỹ, phần mềm Mỹ.

Tổng thống Obama có nhiều sự tin tưởng cho các chính sách có lợi cho nguồn mở, nhưng nước Mỹ đã và đang chi tiền cho nguồn mở tốt trước khi ông nắm quyền.

Cơ quan của Mỹ về Phát triển Quốc tế (USAID), mà nó mô tả bản thân như một cơ quan liên bang chủ yếu cho việc mở rộng “sự hỗ trợ tới các quốc gia đang phục hồi từ thảm họa, cố gắng vượt qua đói nghèo, và cam kết trong những cải cách dân chủ”, đã từng có thói quen chi tiền cho nguồn mở ở nước ngoài ít nhất là từ năm 2007.

Như một ví dụ, USAID đã khởi xướng thách thức Phát triển Nguồn mở 2.0 của nó vào mùa thu năm ngoái.

Cuộc thi này và các hoạt động khác của USAID đã dẫn tới một sự triển khai rộng rãi Joomla, một hệ quản trị nội dung nguồn mở, trong khắp chính phủ Mông Cổ, bao gồm 200 website của chính phủ này, như Elin Waring,, chủ tịch của Open Source Matters, một công ty mà nó bảo vệ sự áp dụng Joomla, đã nói cho tôi biết.

Nhưng Joomla chỉ là một phần của sự đầu tư toàn cầu của USAID vào nguồn mở. Cơ quan này cũng đã tạo ra Global Development Commons, mà nó quảng bá những lợi ích Mỹ bằng việc khuyến khích phát triển mở ở nước ngoài. Hình như, ý tưởng này là việc những lợi ích Mỹ sẽ được phục vụ khi các nền kinh tế bản địa bền vững và tăng trưởng dựa vào bản thân chúng, hơn là việc yêu cầu sự đầu tư hiện này của nước ngoài.

Microsoft gần đây đã đổ tiền vào một nghiên cứu của IDC, mà nó thấy rằng “phần mềm là một người đóng góp đáng kể mà nó dẫn tới năng suất lao động và sự đổi mới sáng tạo trong hầu hết mọi khu vực của nền kinh tế”. Điều này có lẽ đúng, nhưng như tôi đã tranh luận trước đó, các chính phủ muốn làm tốt hơn để mở rộng các nền kinh tế bản địa bằng việc xây dựng các phần mềm dựa trên nguồn mở hơn là việc xuất các đồng tiền rúp/peso/vân vân [chắc là các VNĐ] ra nước ngoài để nhập khẩu các phần mềm từ các nhà cung cấp như SAP, Oracle và Microsoft.

Trong trường hợp của nguồn mở, các phần mềm có thể tới từ bất cứ đâu nhưng nó nhanh chóng trở thành một hàng hóa nội địa khi các hãng bản địa tùy biến và cải tiến nó. Với phần mềm sở hữu độc quyền, các hãng bản địa có thể cung cấp các dịch vụ triển khai nhưng chúng, cũng như các khách hàng đầu cuối, luôn phụ thuộc vào một nhà cung cấp nước ngoài về giá trị gốc.

Nước Mỹ tiếp tục mua nhiều phần mềm sở hữu độc quyền, nhưng nó đang khuyến khích khi sự việc liên quan tới sự phát triển quốc tế, thì chính phủ liên bang nhận thức được rằng nguồn mở cho những minh chứng dài hạn tốt hơn so với việc bao cấp cho xuất khẩu các phần mềm sở hữu độc quyền. Ngay cả việc khuyến khích hơn nữa, thì thực tế này dường như sẽ không có nguồn gốc từ cả đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa.

Có lẽ có hy vọng cho việc giải quyết sự phân cách đảng của nước Mỹ, sau tất cả.

President Obama gets a lot of credit for his pro-open source policies, but the United States has been funding open source well before he took office.

The U.S. Agency for International Development (USAID), which describes itself as the principal federal agency for extending "assistance to countries recovering from disaster, trying to escape poverty, and engaging in democratic reforms," has been in the habit of funding open source abroad since at least 2007.

As but one example, USAID kicked off its Open Source Development 2.0 challenge last fall.

The contest and other USAID activities led to a wide roll-out of Joomla, an open-source content management system, throughout the Mongolian government, including 200 of its Web sites, as Elin Waring, president of Open Source Matters, a company that advocates Joomla adoption, told me.

But Joomla is just one part of USAID's global investment in open source. The agency has also created the Global Development Commons, which promotes U.S. interests by encouraging open development abroad. Apparently, the idea is that U.S. interests are served as local economies sustain and grow on their own, rather than requiring ongoing foreign investment.

Microsoft recently funded an IDC study, which finds that "software is a significant contributor that drives productivity and innovation in almost every sector of the economy." This may be true, but as I've argued before, governments would do better to expand local economies by building upon open-source software rather than shipping rubles/pesos/etc. abroad to import software from vendors like SAP, Oracle, and Microsoft.

In the case of open source, the software may come from elsewhere but it quickly becomes a domestic good as local firms tailor and improve it. With proprietary software, local firms can provide implementation services but they, as well as the end-customers, are always dependent on a foreign vendor for the core value.

The U.S. continues to buy plenty of proprietary software, but it's encouraging that when it comes to international development, the federal government recognizes that open source pays better long-term dividends than subsidies for the export of proprietary software. Even more encouraging, this practice appears to be neither Democratic nor Republican in origin.

Perhaps there's hope for bridging America's partisan divide, after all.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.