BE: Three e-ID projects published as open source
by Gijs Hillenius — published on Mar 16, 2010
filed under: GNU Lesser General Public License (LGPL), [T] General Topic, [T] Technical Aspects, eid-community, [GL] Belgium, eID Community
Theo: http://www.osor.eu/news/be-three-e-id-projects-published-as-open-source
Bài được đưa lên Internet ngày: 16/03/2010
Lời người dịch: 3 dự án có liên quan tới xác thực của Bỉ: (1) e-ID Applet, (2) e-ID Middleware, (3) jTrust đều nhằm để các thẻ e-ID có thể ký và chạy được trên cả GNU/Linux, Windows, Apple, với các trình duyệt như Firefox, IE, Safari và các ứng dụng phần mềm văn phòng của cả nguồn mở và nguồn đóng. Hy vọng các công nghệ về chữ ký điện tử của Việt Nam cũng làm được như vậy, chứ không chỉ có thể chạy được duy nhất trong môi trường sở hữu độc quyền.
Cơ quan tư vấn ICT của liên bang Bỉ Fedict đã xuất bản trên OSOR 3 dự án phần mềm nguồn mở có liên quan tới thẻ chứng minh thư điện tử của quốc gia. Các công cụ được mong đợi sẽ gia tăng sử dụng thẻ e-ID này, nhưng cũng cho phép các nhà phát triển khác viết các ứng dụng cho nó.
Fedict đã đưa các tuyên bố của nó lên các dự án trên OSOR, nơi Giám sát và Kho Nguồn Mở của Liên minh châu Âu, vào tuần trước. Mã nguồn của phần mềm là sẵn sàng trên Google Code, website phát triển phần mềm nguồn mở được đưa ra bởi hãng tìm kiếm Internet.
Dự án đầu tiên đã công bố, e-ID Applet, cho phép thẻ e-ID sẽ được sử dụng từ một trình duyệt web, mà Fedict hy vọng sẽ là thân thiện nhất với người sử dụng, khi nó không đòi hỏi sự cài đặt bằng tay.
Nó chạy trên hệ điều hành nguồn mở Linux, cũng như trên các hệ điều hành sở hữu độc quyền của Apple và Microsoft. Nó hỗ trợ một dải các trình duyệt web bao gồm trình duyệt nguồn mở Firefox và IE của Microsoft và Safari của Apple.
Dự án thứ 2 được công bố, phần mềm trung gian e-ID, cho phép người sử dụng thẻ e-ID ký các tài liệu và thư điện tử. Tương tự như e-ID Applet, nó có thể được sử dụng với cả các công cụ và các ứng dụng văn phòng và thư điện tử của cả nguồn mở và nguồn đóng.
Dự án thứ 3, jTrust, là một thư viện Java hữu dụng cho việc kiểm tra tính đúng đắn cho các giải pháp thẻ e-ID. Trong giới thiệu của nó, Fedict viết nó có nghĩa như một giải pháp thay thế cho giao diện lập trình ứng dụng của Java Certification Path. “Thay vì việc triển khai toàn bộ đặc tả, một tiếp cận thực dụng hơn đã được nắm lấy”.
Tất cả 3 dự án này sẽ được xuất bản có sử dụng Giấy phép Công cộng Chung Ít hơn GNU (LGPL).
The Belgian Federal ICT advisory body Fedict published on OSOR three open source software projects related to the country's electronic identity card. The tools are intended to increase usage of this e-ID card, but also to allow other developers to write applications for it.
Fedict posted its announcements on the projects on OSOR, the European Union's Open Source Observatory and Repository, last week. The software code is available on Google Code, the open source software development website offered by the Internet search firm.
The first project announced, e-ID Applet, allows the e-ID card to be used from a web-browser, which Fedict hopes to be the most user-friendly, as it requires no manual installation.
It runs on the open source operating system Linux, as well as on Apple's and Microsoft's proprietary operating systems. It supports a range of web browsers including the open source browser Firefox and Microsoft's Internet Explorer and Apple's Safari.
The second project that was announced, e-ID Middleware, allows e-ID card users to sign documents and emails. Similar to e-ID Applet, it can be used with both open source and proprietary office productivity tools and email applications.
The third project, jTrust, is a Java library useful for validating e-ID card solutions. In its introduction, Fedict writes it is meant as an alternative for the Java Certification Path application programming interface. "Instead of implementing the entire specification, a more pragmatic approach was taken."
All three projects are published using the GNU Lesser General Public License (L-GPL).
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.