Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Trao đổi thư giữa nghị sỹ quốc hội Peru và tổng giám đốc của Microsoft Peru (Phần 1)

Lời người dịch: Bạn hãy xem thư trả lời của Tổng giám đốc Microsoft Peru cho nghị sỹ quốc hội Peru Edgar Villanueva Núñez về chính sách phần mềm tự do nguồn mở của Peru năm 2001, và bạn sẽ thấy sao mà những lý lẽ này nó giống lý lẽ của IIPA về chính sách phần mềm nguồn mở ở Việt Nam quá. Hóa ra là, IIPA cũng được học để nói y hệt như Microsoft Peru gần 10 năm về trước về phần mềm tự do nguồn mở, mà quên mất rằng thời thế nay đã đổi thay nhiều mất rồi.

Với việc giới thiệu cả 2 bức thư, đặc biệt là bức thư trả lời của nghị sỹ quốc hội Peru Villanueva đáp trả từng luận điểm của tổng giám đốc Microsoft Peru sẽ cho chúng ta những cách lập luận với những luận điểm thường thấy của hãng độc quyền này cũng như những bậc “đàn em” của hãng và cách trả lời của nghị sỹ quốc hội Peru khi luôn luôn hướng về những nguyên tắc cơ bản mà Nhà nước có bổn phận phải đảm bảo đối với các dữ liệu của công dân nước mình.

Vào ngày 21/03/2002, Juan Alberto González, tổng giám đốc của Microsoft Peru, đã gửi một bức thư cho nghị sỹ Edgar Villanueva Núñez về việc dự luật của ông về phần mềm tự do (PMTD). Vào ngày 08/04, nghị sỹ này đã trả lời. Chúng tôi đưa ra đây bản dịch của hầu như toàn bộ văn bản của cả 2 bức thư (các đoạn không có liên quan tới dự luật đã bị soạn bỏ).

Để tiện theo dõi, bức thư của Microsoft Peru và bức thư trả lời nó đều có đánh số từng đoạn một cách tương ứng.

A. Bức thư từ Microsoft Peru

Như chúng tôi đã sắp xếp trong cuộc gặp, chúng tôi đã tham dự diễn đàn được tổ chức trong Nghị viện của nước Cộng hòa hôm 06/03 về luật mà ngài đã đề xuất. Ở đó chúng tôi có cơ hội để nghe một số trình bày về chủ đề này. Chúng tôi bây giờ mong muốn trình bày quan điểm của chúng tôi sao cho ngài có được cái nhìn tốt hơn về tình trạng thực tế.

1) Đề xuất của ngài yêu cầu rằng mọi tổ chức nhà nước tuyệt đối chỉ sử dụng PMTD, được biết như là phần mềm nguồn mở (PMNM). Điều này là thứ gì đó mà nó vượt quá các nguyên tắc của tính bình đẳng trước pháp luật, về sự không phân biệt đối xử, của sáng kiến tự do cá nhân, và sự tự do của nền công nghiệp và việc hợp đồng, mà nó được bảo vệ bởi Hiến pháp.

2) Đề xuất của Ngài, bằng việc bắt buộc sử dụng PMNM, thiết lập sự phân biệt đối xử và đối xử không cạnh tranh trong việc hợp đồng và mua sắm của các tổ chức nhà nước, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của Luật về Hợp đồng và Mua sắm Nhà nước (Số 26850).

3) Bằng việc ép Nhà nước có lợi cho một mô hình kinh doanh hỗ trợ chỉ PMNM, đề xuất của ngài sẽ không khuyến khích các nhà sản xuất phần mềm bản địa và quốc tế mà họ tiến hành những đầu tư thực sự và quan trọng tại quốc gia này, tạo ra một số lượng đáng kể các công việc trực tiếp và gián tiếp, và vì thế đóng góp cho thu nhập quốc gia. Ngược lại, sự phát triển của PMNM luôn có một lợi ích nhỏ bé hơn đối với nền kinh tế, vì nó chủ yếu tạo ra công ăn việc làm trong khu vực dịch vụ.

4) Đề xuất của ngài đặt việc sử dụng PMNM mà không xem xét tới những rủi ro mà điều này mang tới cho an ninh, sự đảm bảo, và có thể sự vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ của các bên thứ 3.

5) Giả thiết sai lầm rằng PMNM là PMTD, rằng nó là, không có giá thành, và vì thế đi tới những kết luận không đúng về tiền tiết kiệm được cho Nhà nước. Không có phân tích giá thành - lợi ích để bảo lưu cho giả thiết này.

6) Không đúng để nghĩ rằng PMNM là tự do. Nghiên cứu của Gartner Group (một nhà nghiên cứu thị trường quan trọng trong thế giới công nghệ, nổi tiếng thế giới) đã chỉ ra rằng giá thành của mua sắm phần mềm (hệ điều hành và các ứng dụng) chỉ là 8% tổng chi phí sở hữu mà các doanh nghiệp và tổ chức phải đối mặt như một hệ quả của việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý và có năng suất 92% khác là giá thành của việc cài đặt, huấn luyện, hỗ trợ, duy trì, quản lý và thời gian không làm việc.

7) Một trong những lý lẽ ủng hộ đề xuất của ngài là sự rẻ tiền được cho là đúng của PMNM khi so sánh với phần mềm thương mại, mà không xem xét tới khả năng của các mô hình cấp phép theo số lượng lớn. Nhà nước có thể thực sự có lợi từ những mô hình này, như các quốc gia khác có.

8) Hơn nữa, tiếp cận được chọn bởi dự án của ngài (i) rõ ràng đắt hơn vì giá thành của sự chuyển đổi là cao; (ii) những rủi ro về tính tương hợp giữa các hệ thống thông tin, cả bên trong Nhà nước và giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, vì nhiều phát tán khác nhau của PMNM trên thị trường.

9) Trong hầu hết các trường hợp, PMNM không đưa ra các mức dịch vụ thích hợp để đạt được hiệu suất tốt hơn bởi những người sử dụng nó, cũng không đưa ra những đảm bảo từ các nhà sản xuất nổi tiếng. Những thứ này đã gây ra cho nhiều thực thể nhà nước quay lại với những quyết định của họ về sử dụng PMNM; họ bây giờ sử dụng các phần mềm thương mại thay vào chỗ của nó.

10) Dự án này không khuyến khích tính sáng tạo trong nền công nghiệp phần mềm của Peru, mà nó bán 40 triệu USD giá trị hàng hóa mỗi năm, 4 triệu USD trong số đó được xuất khẩu (1/10 về xếp hạng của xuất khẩu phi truyền thống của Peru, hơn các hàng hóa thủ công mỹ nghệ) và là nguồn công ăn việc làm có kỹ năng cao. Với một luật khuyến khích sử dụng PMNM, các lập trình viên sẽ đánh mất các quyền sở hữu trí tuệ của họ và nguồn quan trọng nhất của họ về tiền thù lao.

11) Vì PMNM có thể được phân phối một cách tự do, nó không thể kiếm bất kỳ tiền nào cho các lập trình viên của nó bằng sự xuất khẩu. Theo cách này, nó làm yếu đi nhiều lần nỗ lực của việc bán phần mềm cho các quốc gia khác và làm cằn cỗi sự tăng trưởng của nền công nghiệp bản địa này, mà Nhà nước nên khuyến khích.

12) Trên diễn đàn, tầm quan trọng của việc sử dụng PMNM trong giáo dục đã được thảo luận, mà không có bình luận về sự thất bại hoàn toàn của sáng kiến này tại các quốc gia như Mexico. Ở đó, cũng các quan chức Nhà nước mà ủng hộ dự án này bây giờ nói PMNM đã không cung cấp một kinh nghiệm học tập cho trẻ em trong các trường học, những mức độ tương xứng về huấn luyện đã không sẵn sàng khắp toàn quốc, hỗ trợ không tương xứng cho nền tảng được đề xuất, và phần mềm đã không được tích hợp đủ tốt với các hệ thống máy tính đang tồn tại của các trường học.

13) Nếu PMNM đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các thực thể Nhà nước, thì vì sao một luật lại phải cần tới để áp dụng cho việc sử dụng nó? Liệu thị trường có không tự do chọn những sản phẩm nào cung cấp nhiều hơn những lợi ích và giá trị chứ?

- Còn phần 23 nữa -

Nguồn: “Giới thiệu phần mềm tự do” do Viện Hàn lâm Công nghệ Tự do phát hành vào tháng 09/2009.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.