Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Vietnam: báo cáo đặc biệt 301 năm 2010 của Liên minh Sở hữu Trí tuệ quốc tế (IIPA) về bảo vệ và tăng cường bản quyền

Vietnam: báo cáo đặc biệt 301 năm 2010 của liên minh sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) về bảo vệ và tăng cường bản quyền

Khuyến cáo đặc biệt 301: Việt Nam nên để nguyên trong Danh sách Theo dõi năm 2010.1

Vietnam: International intellectual property alliance (iipa) 2010 special 301 report on copyright protection and enforcement

Special 301 Recommendation: Vietnam should remain on the Watch List in 2010.1

Theo: http://www.iipa.com/rbc/2010/2010SPEC301VIETNAM.pdf

Lời người dịch: Trong thời gian qua, trên blog này đã đề cập tới Báo cáo đặc biệt 301 năm 2010 của IIPA về Bảo vệ và Tăng cường Bản quyền tại Việt Nam. Bài viết này chỉ trích ra phần nói về quan điểm của IIPA chống lại các chính sách có liên quan tới phần mềm nguồn mở của Việt Nam. Và như để kết luận về vấn đề này, IIPA đề xuất “Dừng chính sách ưu tiên nguồn mở được Chính phủ phê chuẩn vì nó đang hạn chế sự lựa chọn công nghệ tại Việt Nam” (“Cease government-endorsed open source preference policy which is limiting technology choice in Vietnam”). Nghe có vẻ ngông cuồng quá nhỉ??? Lại còn dám ra lệnh cho một quốc gia có chủ quyền à???

Và vì sao mà Hội Phần mềm Nguồn mở vì nước Mỹ OSFA lại chống lại quan điểm của IIPA này nhỉ??? Họ cũng có hàng đống các doanh nghiệp phần mềm mà chỉ nghe tới tên thì các doanh nghiệp phần mềm khiêm tốn dạng “Osin” của Việt Nam chúng ta chắc phải “vãi linh hồn” rồi: Red Hat, Alfresco, Google, Novell, Debian, Canonical, Oracle, SugarCRM và Ingres. À mà không, có khi là cả Microsoft cũng vãi linh hồn ấy chứ như [1], [2], [3], [4]!!!

Giá mà được biết quan điểm chính thức của Hội tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Phần mềm doanh nghiệp Việt Nam (VINASA), Diễn đàn ICT-VN về vấn đề này như thế nào thì hay quá nhỉ???

Khu vực phần mềm doanh nghiệp

BUSINESS SOFTWARE SECTOR

Những hạn chế khó khắc phục về Sự lựa chọn Công nghệ Thông qua Ưu tiên Mua sắm của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam, theo sự ủng hộ của Văn phòng Thủ tướng, đã thiết lập một khung công việc cho việc mua sắm, sử dụng và áp dụng phần mềm nguồn mở trong các tổ chức chính phủ với một trong những mục tiêu là “tăng cường bảo vệ bản quyền”. Khung pháp lý này đã được thiết lập một cách chính thức trong Kế hoạch Tổng thể năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Ứng dụng và Phát triển Phần mềm nguồn mở tại Việt Nam giai đoạn 2004-2008, đi kèm theo sự làm rõ và triển khai thông qua một số các chỉ thị và quyết định, hầu hết gấn đây vào cuối năm 2008 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ thỉ năm 2008 đã bắt buộc các cơ quan chính phủ cài đặt và sử dụng phần mềm nguồn mở (OSS), mà nó đã chỉ định sẽ là “đóng góp cho việc giảm sự vi phạm bản quyền phần mềm”.

IIPA không có vấn đề với mục tiêu của chính sách được nêu trong Chỉ thị, và hoàn toàn ủng hộ mục tiêu để hợp pháp hóa việc sử dụng phần mềm phù hợp với thỏa thuận ucar các nền kinh tế APEC mà các cơ quan chính phủ trung ương chỉ nên sử dụng các phần mềm hợp pháp và các tư liệu có bản quyền khác. Tuy nhiên, sự triển khai của mục tiêu này bằng việc tạo ra một sự ưu tiên mua sắm rõ ràng đưa ra trước thị trường, và gây thiệt hại cho các công ty mà họ dựa vào bản quyền phần mềm cho kế sinh nhai của họ, vì nó từ chối các công ty hợp pháp như vậy truy cập được tới thị trường giáo dục đó. Vì thế, nó không xây dựng sự tôn trọng cho các quyền sở hữu trí tuệ và hạn chế khả năng của chính phủ hoặc các khách hàng của khu vực nhà nước để lựa chọn những giải pháp tốt nhất để đáp ứng được các nhu cầu của các tổ chức và nhân dân Việt Nam. Nó cũng dựng lên một rào cản truy cập thị trường đáng kể cho công nghiệp phần mềm.

Onerous Restrictions on Technology Choice Through Government Procurement Preference: The Vietnamese government, under the auspices of the Prime Minister’s Office, has established a framework for the procurement, use and adoption of open source software within government organizations with one of the key objectives being “enhancing copyrights protection.” This regulatory framework was officially established in the Prime Minister’s 2004 Master Plan for Applying and Developing Open Source Software in Vietnam for the 2004 – 2008 Period, followed by subsequent clarification and implementation through a number of ministerial directives and decisions, most recently in late 2008 by the Ministry of Information and Communications. The 2008 Directive mandated government agencies to install and use Open Source Software (OSS), which it indicated would be “contributing to reduce software copyright violation.”

IIPA has no issue with the policy goal stated in the Directive, and fully supports the goal to legalize software usage consistent with APEC economies’ agreement that central government agencies should use only legal software and other copyrighted materials. However, the implementation of this goal by creating a clear procurement preference flies in the face of the market, and harms companies that rely on software copyright for their livelihoods, since it denies such legitimate companies access to that education market. As such, it fails to build respect for intellectual property rights and limits the ability of government or public-sector customers to choose the best solutions to meet the needs of their organizations and the Vietnamese people. It also amounts to a significant market access barrier for the software industry.

Nên được lưu ý rằng “Những nguyên tắc về Chỉ điểm của Sự lựa chọn Công nghệ” được áp dụng bởi APEC trong năm 2006 (xa hơn nữa năm 2002 “Tuyên bố đối với sự Triển khai các Chính sách của APEC về Công nghệ về Thương mại và Kinh tế Số”, nhận thức rằng những ưu tiên mua sắm có thể đóng các thị trường và bóp nghẹt sự đổi mới sáng tạo và sự phát triển kinh tế. Bằng việc triển khai chính sách ưu tiên mua sắm này của chính phủ, chính phủ Việt Nam đang không áp dụng một tiếp cận có hiệu quả để làm giảm tỷ lệ ăn cướp, mà, đang tạo ra một rào cản thương mại bổ sung và phủ nhận sự truy cập thị trường công bằng và vô tư đối với các công ty phần mềm trên toàn thế giới, mà nó là mâu thuẫn với các Nguyên tắc của APEC. Nên bắt đầu rời bỏ con đường đi chệch khỏi sự đổi mới sáng tạo, và tiếp tục khuyến khích sự tôn trọng bản quyền, chính phủ nên từ bỏ tiếp cận hiện hành và đi theo một khung chính sách hiện thực mà nó đưa vào sự giáo dục đầy đủ và tăng cường có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ và nuôi dưỡng sự không phân biệt đối xử trong sự lựa chọn kinh doanh, phát triển phần mềm, và các mô hình cấp phép. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục đại diện thương mại Mỹ (USTR) xem xét những ảnh hưởng mà chính sách ưu tiên cho nguồn mở của Việt Nam lên sự bảo vệ sở hữu trí tuệ và truy cập tới thị trường Việt Nam cho các hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

It should be noted that the “Principles for Technology Choice Pathfinder,” adopted by APEC in 2006 (furthering the 2002 “Statement to Implement APEC Policies on Trade and the Digital Economy”), recognize that procurement preferences can close markets and stifle innovation and economic development. By implementing this government procurement preference policy, the Vietnamese government is not adopting an effective approach to drive down piracy rates, but rather, is creating an additional trade barrier and denying fair and equitable market access to software companies worldwide, which is inconsistent with the APEC Principles. Rather than start down this path away from innovation, and to further promote respect for copyright, the government should abandon the current approach and follow a realistic policy framework that includes adequate education and effective enforcement of IP rights and fosters non-discrimination in business choice, software development, and licensing models. We strongly urge USTR to consider the implications that Vietnam’s open source preference policy has on IP protection and access to Vietnam’s market for U.S. goods and services.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.