Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

CSIS cập nhật khảo sát về chính sách nguồn mở

CSIS Updates Open Source Policy Survey

Wed, 2010-09-22 17:52 — Michael Tiemann

Theo: http://opensource.org/node/549

Bài được đưa lên Internet ngày: 22/09/2010

Lời người dịch: Số lượng các sáng kiến về chính sách nguồn mở của các chính phủ trên thế giới vào năm 2008 theo báo cáo của Chính sách Nguồn mở của các chính phủ là 250, còn năm 2010 này con số đó là 364 và dự kiến tới năm 2012 sẽ là 500. Vâng, thế giới chính xác đang đi về phía nguồn mở, không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, Trung tâm Phần mềm Nguồn Mở châu Á, mà đã được tạo ra bằng các chính sách nghiên cứu R&D của Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Macau, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand, đã không có cái tên Việt Nam.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã cập nhật khảo sát mới nhất của họ về các Chính sách Nguồn mở của các chính phủ cho năm 2010, và một lần nữa đây là một báo cáo nổi tiếng. Từ ghi chép giới thiêu:

Đây là bản cập nhật lần thứ 7 cho khảo sát về Chính sách Nguồn Mở của CSIS. Khảo sát này dõi theo các chính sách của các chính phủ về sử dụng phần mềm nguồn mở như được báo cáo trong giới báo chí và truyền thông. Như với những nỗ lực trước đây, chúng tôi đã đưa vào không chỉ những tuyên bố rõ ràng về chính sách và đã không tính tới những quyết định của các chính phủ sử dụng hoặc mua các phần mềm nguồn mở, khi mà điều này có thể chỉ phản ánh một quyết định dựa trên giá thành hoặc sản phẩm, không trên cơ sở của sự hỗ trợ cho triết lý của nguồn mở.

Dữ liệu trong báo cáo này đưa ra một bức tranh về hiện trạng của chính sách về nguồn mở của các chính phủ. Chúng tôi đã chia các chính sách nguồn mở thành 4 loại: nghiên cứu, bắt buộc (nơi mà sử dụng phần mềm nguồn mở được yêu cầu), các ưu tiên (nơi mà sử dụng phần mềm nguồn mở là được phép). Chúng tôi cũng đã xem xét liệu một sáng kiến đã được tiến hành ở mức độ quốc gia, vùng, hoặc địa phương, và liệu nó đã được chấp nhận, đang được xem xét hay đã bị từ chối.

Nghiên cứu đã thấy một tổng số 364 sáng kiến về chính sách nguồn mở.

Tôi đã gặp lần đầu các tài liệu của CSIS khi Red Hat đã bắt đầu nghiên cứu của hãng trong các chính sách và sáng kiến nguồn mở, được xuất bản như là Chỉ số Nguồn Mở năm 2008. Khi đó báo cáo của CSIS đã xác định khoảng 250 chính sách nguồn mở, nên điều này là ấn tượng để thấy một sự tăng trưởng của hơn 100 chính sách trong vòng 2 năm qua. Trong khi một số chính sách này là ở phạm vi nhỏ hơn, thì một số lại khá chủ chốt, thiết lập trước các chính sách mức quốc gia ảnh hưởng tới sự chuyển dịch IT quốc gia, như việc thiết lập của Trung tâm Phần mềm Nguồn Mở châu Á, mà đã được tạo ra bằng các chính sách nghiên cứu R&D của Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Macau, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand. Hoặc Luật Phục hồi và Tái đầu tư của Mỹ năm 2009 (ARRA), mà đã kêu gọi nghiên cứu và báo cáo về tính sẵn sàng của các hệ thống IT y tế nguồn mở (Phần 4104(b)).

Rõ ràng có nhiều chính sách nguồn mở đang được thảo luận, tranh luận, và ban hành ngày nay. Và đây là nơi tiếng nói của bạn có thể là vấn đề: nếu bạn có một ý kiến hoặc một sự thấu hiểu rằng sẽ giúp tạo ra chính sách tốt hơn trong tương lai, thì tôi nói với bạn rằng mọi người trên khắp thế giới đang lắng nghe hiện nay. Hãy mang các ý tưởng tốt của bạn tới. Hãy chỉ ra mã tốt của bạn. Tới năm 2012 có thể sẽ có hơn 500 chính sách nguồn mở được xác định bởi CSIS. Hãy làm việc cùng nhau như một cộng đồng toàn cầu để làm cho chúng là tốt nhất chúng có thể - cho nguồn mở, cho những chính phủ đáng kính, và hầu như quan trọng, cho những người dân mà các chính phủ này phục vụ!

The Center for Strategic & International Studies updated their latest survey of Government Open Source Policies for 2010, and it is again an outstanding report. From the introductory note:

This is the seventh update to the CSIS Open Source Policy survey. The survey tracks governmental policies on the use of open source software as reported in the press or other media. As with the previous efforts, we included only explicit statements of policy and did not count decisions by governments to use or purchase open source software, as this may only reflect a decision based on price or product, not on the basis of support for open source philosophies.

The data in this report provides a snapshot of the current state of government open source policy. We divided open source policies into four categories: research, mandates (where the use of open source software is required), preferences (where the use of open source software is given preference, but not mandated), and advisory (where the use of open source software is permitted). We also looked at whether an initiative was made at the national, regional, or local level, and whether it was accepted, under consideration, or rejected.

The study has found a total of three hundred and sixty-four open source policy initiatives.

I first encountered the CSIS documents when Red Hat began its own research into open source policies and initiatives, published as the Open Source Index in 2008. At that time the CSIS report had identified about 250 open source policies, so it's impressive to see a growth of more than 100 policies in the past two years. While some of these policies are smaller in scope, some are fairly major, setting forth national-level policies effecting trans-national IT transformation, such as the establishment of the Asia Open Source Software Center, which was created by joint R&D policies of China, Hong Kong, India, Indonesia, Japan, Macau, Malaysia, Philippines, Singapore, and Thailand. Or the The American Recovery and Reinvestment Act of 2009 (ARRA), which called for a study and report on the availability of open source health IT systems (Section 4104(b)).

Clearly there is a lot of open source policy being discussed, debated, and enacted today. And this is where your voice can matter: if you have an opinion or an insight that will help make better policy in the future, I can tell you that people all over the world are listening now. Bring your good ideas. Show your good code. By 2012 there may well be more than 500 open source policies identified by the CSIS. Let's work together as a global community to make them the best they can be--for open source, for the respective governments, and most importantly, for the people whom these governments serve!

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.