Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

“Ghi công” khi sử dụng tư liệu có các giấy phép Creative Commons


-->
Tất cả các giấy phép Creative Commons (CC) gắn với các tư liệu như văn bản, hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện, đều là các giấy phép thuộc dạng “Giữ lại một số quyền” (Some Rights Reserved). Chúng không thuộc loại “Giữ lại mọi quyền” (All Rights Reserved) như chúng ta thường thấy với các tư liệu sở hữu độc quyền; và chúng cũng không thuộc về miền công cộng, nơi mà (các) tác giả của tác phẩm từ bỏ hoàn toàn các quyền trí tuệ của mình đối với tác phẩm, hoặc khi tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ theo các điều khoản của Luật Sở hữu Trí tuệ.
Trong “một số quyền” được giữ lại đối với các tư liệu mang bất kỳ giấy phép CC nào, thì quyền tác giả là luôn được giữ lại. Nói một cách khác, tất cả các giấy phép CC đều yêu cầu người sử dụng các tư liệu phải ghi nhận công của các tác giả và/hoặc những người sáng tạo ra các tư liệu gắn với các giấy phép CC đó.
Đối với nhiều người sử dụng tư liệu CC, sự ghi nhận công là một trong những phần khó khăn nhất của qui trình. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn ghi nhận công của tác giả và/hoặc người sáng tạo một tác phẩm có giấy phép CC theo cách tốt nhất có thể.

A. GHI NHẬN CÔNG CHO TÁC PHẨM GỒM NHỮNG GÌ
Những nguyên tắc cơ bản y hệt áp dụng cho việc ghi nhận công đối với tất cả các giấy phép CC. Khi ghi nhận công cho một tác phẩm có giấy phép CC, bạn nên:
  • Công nhận người sáng tạo;
  • Đưa ra tên tác phẩm;
  • Đưa ra URL nơi tác phẩm được đặt chỗ;
  • Chỉ ra dạng giấy phép có sẵn và đưa ra một liên kết tới giấy phép (sao cho những người khác có thể tìm ra được các điều khoản của giấy phép đó); và
  • Giữ nguyên vẹn bất kỳ lưu ý bản quyền nào có liên quan tới tác phẩm.
Điều này nghe có vẻ là nhiều thông tin, nhưng có sự mềm dẻo trong cách thức bạn trình bày nó. Với một chút định dạng và liên kết thông minh, thật dễ dàng để đưa vào mọi điều, đặc biệt trong môi trường số.
Ví dụ: FlickrStorm (http://www.zoo-m.com/flickr-storm) là một công cụ tìm kiếm trực tuyến giúp bạn tìm tư liệu Flickr chất lượng cao, được cấp phép CC và tự động sinh ra một sự ghi nhận phù hợp. Việc tìm kiếm 'lemon' (quả chanh) bằng việc sử dụng FlickrStorm cho ta hình ảnh bên dưới.
Ghi nhận công đầy đủ cho bức ảnh có giấy phép CC này gồm những nội dung như sau:
Eid Mubarak by Hamed Saber available at
http://www.flickr.com/photos/44124425616@N01/1552383685
under a Creative Commons Attribution 2.0
http://creativecommons.org/licenses/by/2.0
Tuy nhiên, FlickrStorm đưa ra sự ghi nhận ngắn gọn hơn nhiều ở góc bên tay phải dưới đáy của ảnh (ảnh ở khung bên phải của hình ở trên). Mặc dù sự ghi nhận công của FlickrStorm là rất ngắn thì nó vẫn đưa ra được sự truy cập tới tất cả các thông tin mà giấy phép CC yêu cầu (và hơn thế) bằng việc sử dụng liên kết thông minh:
  • Khi bạn lăn chuột qua biểu tượng có chữ CC (nằm ở góc bên tay phải dưới đáy của ảnh), cụm từ Attribution (Ghi nhận công) sẽ xuất hiện. Hãy lăn chuột lên cụm từ đó và bạn sẽ nhìn thấy ở góc trái dưới đáy của màn hình liên kết tới giấy phép CC đó (http://creativecommons.org/licenses/by/2.0);
  • Tương tự, khi bạn lăn chuột qua liên kết với cụm từ “Open on flickr” (nằm ở góc bên tay trái dưới đáy của ảnh), bạn sẽ nhìn thấy ở góc trái dưới đáy của màn hình liên kết tới dòng các ảnh chụp của tác giả trong Flickr (www.flickr.com/photos/44124425616@N01). Từ đó bạn có thể truy cập tới sơ lược tiểu sử của tác giả (www.flickr.com/people/hamed);
  • Bản thân ảnh chụp đó được liên kết tới khoản ảnh chụp của Flickr (www.flickr.com/photos/44124425616@N01/1552383685), bao gồm tên đầy đủ (Eid Mubarack) và các chi tiết khác; và
  • Tương tự, khi bạn lăn chuột qua liên kết với cụm từ liên hệ “contact” (nằm ở góc bên tay phải dưới đáy của ảnh) bạn truy cập được trực tiếp tới hệ thống thông điệp nội bộ của Flickr (www.flickr.com/messages_write.gne?to=44124425616@N01).

Tuy nhiên, trong môi trường phi trực tuyến, nơi bạn không thể có các liên kết, thì sự ghi nhận sẽ dài hơn.
Hình bên chỉ ra sự ghi nhận công phi trực tuyến tốt cho ảnh chụp đó, ngắn hơn so với sự ghi nhận công ở bên trên. Nó chỉ ra tên, đầu đề, nguồn và giấy phép (sử dụng núm giấy phép). Bằng việc đưa vào một đường liên kết tới trang các ảnh chụp của Flickr, nó cũng đưa ra khả năng truy cập tới tất cả các thông tin và liên kết khác.
Eid Mubarak by Hamed Saber
http://www.flickr.com/photos/44124425616@N01/1552383685

B. XÁC ĐỊNH NGƯỜI SÁNG TẠO
Đôi khi có thể khó xác định được người đã tạo ra tư liệu bạn đang sử dụng. Hãy sử dụng ý nghĩa chung khi xác định ai để ghi nhận công.
Nếu bạn ở trên một blog hoặc website thông tin với một số tác giả, hãy ghi nhận công cho người có liên quan tới nội dung bạn đang sử dụng. Hãy cố gắng tìm một dòng có chữ “by” (như by Joan Citizen) hoặc tên của người đã gửi lên nội dung đó. Nếu có hơn một tác giả của nội dung đó, thì bạn nên ghi nhận công cho tất cả họ. Là một thực tiễn tốt trong các trường hợp ghi nhận cả công xuất bản nữa.
Đôi khi có thể khó để tìm tên của tác giả và/hoặc người sáng tạo. Điều này thường là trường hợp đối với các website như Flickr hoặc Youtube, nơi mà tác giả chỉ có thể được xác định theo tên sử dụng (username) của họ. Luôn là ý tưởng tốt để xem liệu bạn có thể tìm thấy tên hợp pháp của họ, ví dụ trong phần 'về' (about) hoặc 'tiểu sử' (biography) của một website, trong một trang sơ lược tiểu sử (profile), hoặc trong lưu ý bản quyền (như © Joan Citizen 2009). Trong khi xem xét tìm tên hợp pháp của người sáng tạo, bạn cũng nên kiểm tra liệu người sáng tạo có yêu cầu để được ghi nhận công theo một cách thức cụ thể nào hay không. Nếu bạn không thể tìm ra được tên hợp pháp, hãy sử dụng bí danh hoặc tên sử dụng (username) nếu có.
Ví dụ: Giả sử bạn muốn sử dụng ảnh chụp em bé với con cá mà bạn tìm thấy trên trang của bộ sưu tập ảnh của Qole Pejorian (Qole Pejorian's photostream) trong Flickr. Ảnh chụp đó theo giấy có Creative Commons Attribution 2.0 và được người sử dụng 'Qole Pejorian' đưa lên.

Bạn không chắc liệu Qole Pejorian là tên hợp pháp của người sử dụng đó hay không, nên bạn nháy vào hồ sơ (Profile) ở đỉnh của trang của bộ sưu tập ảnh chụp đó.
Trên trang hồ sơ của Qole Perjorian có một công bố nói cho bạn rằng tên thực của nhiếp ảnh gia là Alan Bruce. Nó cũng có thông tin về cách mà ông ta mong muốn được ghi nhận là như sau:
Tôi đã làm cho tất cả ảnh chụp của tôi thành 'Chỉ ghi nhận công' (Attribution Only). Giấy phép này nói rằng bạn cần ghi nhận các ảnh chụp của tôi 'theo cách được tác giả chỉ định'. Vì thế đây là cách mà tôi mong muốn bạn chi nhận công cho ảnh chụp của tôi: Hãy sử dụng tên thật (Alan Bruce), hãy liên kết ngược về trang ảnh chụp của tôi, và xin để lại một lời bình luận trên trang ảnh chúp về bất kỳ ảnh chụp nào bạn sử dụng cho các mục đích riêng của bạn”.

Tiếp sau những chỉ dẫn đó, bạn sử dụng thuộc tính sau trên trang ảnh chụp để nói cho anh ta về việc sử dụng của bạn:
Vivian và Giant Fish (Con cá khổng lồ) của Alan Bruce, sẵn có theo Giấy phép Creative Commons Attribution 2.0 tại www.flickr.com/photos/qole/2284384975

C. GHI NHẬN CÔNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Người sáng tạo tác phẩm cũng có thể yêu cầu các bên khác sẽ được đưa vào trong ghi nhận công, như những người đồng sáng tạo, những người đỡ đầu hoặc các nhà xuất bản. Ở những nơi các bên khác được xác định thì bạn cũng nên đưa họ vào trong ghi nhận công. Nếu bạn không có khả năng đưa ra những chi tiết của tất cả các bên, hãy chắc chắn đưa ra các chi tiết về những nơi bạn đã tìm thấy tác phẩm đó (như, website, tạp chí, báo).

D. LUÔN ĐƯA VÀO GIẤY PHÉP CC
Thậm chí dù đôi khi có thể là khó để đưa ra tất cả các thông tin, bạn vẫn phải luôn đưa vào các chi tiết của giấy phép CC đi với tác phẩm sẵn có đó. Làm như vậy để những người khác biết rằng bạn có quyền sử dụng tác phẩm đó, rằng họ cũng có thể sử dụng nó và theo những điều kiện nào.
Như bạn thấy từ ví dụ ở trên, các giấy phép CC có thể được xác định theo vài cách. Bạn có thể liệt kê tên đầy đủ của giấy phép, sử dụng dạng vắn tắt của giấy phép hoặc sử dụng các núm giấy phép.
-->
Giấy phép
Ngắn gọn
Các núm giấy phép
Ghi công
BY
Ghi công - Chia sẻ Như nhau
BY - SA
Ghi công - Không có Tác phẩm Phái sinh
BY - ND
Ghi công - Phi Thương mại
BY - NC
Ghi công - Phi Thương mại - Chia sẻ Như nhau
BY – NC - SA
Ghi công - Phi Thương mại - Không có Tác phẩm Phái sinh
BY – NC - ND

-->


E. LIÊN KẾT TỚI SITE
Như bạn có thể thấy từ những ví dụ ở trên, cũng là quan trọng, ở những nơi có khả năng, bạn nên đưa ra một liên kết tới site nơi mà bạn đã có được tác phẩm gốc ban đầu. Điều này trao cho những người khác khả năng tự họ dễ dàng truy cập tới tác phẩm gốc đó. Phụ thuộc vào phương tiện trong đó bạn đang tái sử dụng tác phẩm, điều này có thể được thực hiện hoặc bằng một siêu liên kết hoặc URL của các tác phẩm gốc. Nếu tác phẩm gốc ban đầu không có một URL, thì bạn không phải liên kết ngược về tác phẩm gốc ban đầu đó.

F. PHA TRỘN TÁC PHẨM GỐC BAN ĐẦU
Nếu bạn thay đổi tác phẩm gốc ban đầu theo bất kỳ cách gì, như việc cắt xén tác phẩm, thay đổi màu hoặc thay thế các từ ngữ, thì bạn sẽ đang tạo ra một tác phẩm phái sinh (dẫn xuất) của tác phẩm gốc ban đầu. Bạn nên luôn ghi nhận tác phẩm gốc ban đầu trong mọi tác phẩm phái sinh và xác định những thay đổi đã được tiến hành đối với nó.
Thường thì cách đơn giản nhất để làm điều này là sử dụng cụm từ “Tác phẩm này là một phái sinh của ...” và ghi nhận tác phẩm gốc ban đầu như bạn có thể thường làm. Nếu tác phẩm của bạn kết hợp một số tác phẩm phái sinh, thì bạn có thể nói, “Tác phẩm này bao gồm tư liệu từ các nguồn sau...” và liệt kê từng tác phẩm gốc ban đầu. Đây là một ý tưởng tốt để công bố trật tự bạn đang liệt kê chúng trong “Tác phẩm này bao gồm tư liệu từ các nguồn sau (được tuần tự liệt kê)...”.

-->
!
Điều quan trọng để nhớ là nếu bạn đang sử dụng tư liệu theo bất kỳ giấy phép nào có yếu tố 'Không có Tác phẩm Phái sinh' (như các tác phẩm Ghi công - Không có Tác phẩm Phái sinh, Ghi công - Phi Thương mại – Không có Tác phẩm Phái sinh) thì tác phẩm đó không thể bị sửa đổi theo bất kỳ cách gì.

G. GHI NHẬN TRONG CÁC VẬT TRUNG GIAN KHÁC NHAU
Ở bất kỳ đâu có thể, thông tin y hệt nên được đưa vào, bất kể cách mà bạn đang tái sử dụng tác phẩm đó. Tuy nhiên, đôi khi điều này là không thực tế hoặc không thể được. Các giấy phép CC cho phép bạn thay đổi chính xác vị trí, ngôn ngữ hay mức độ chi tiết từ vật trung gian này tới vật trung gian khác, miễn là sự ghi nhận của bạn vẫn còn 'hợp lý đối với vật trung gian'.
Ví dụ, khi bạn đang sử dụng tư liệu CC trong một cuốn sách, thật dễ dàng để đưa ra một sự ghi nhận dài, bằng văn bản với tất cả các thông tin gần với tác phẩm đó, bao gồm cả tên và URL của giấy phép được nêu ra đầy đủ (điều này luôn là ý tưởng tốt khi bạn đang sử dụng tư liệu CC phi trực tuyến, hoặc trong một tài liệu bạn nghĩ mọi người có khả năng in ra được). Tuy nhiên, khi bạn sử dụng một bài hát CC trong một podcast, thì phức tạp hơn để đưa ra mức thông tin này. Bên dưới là những gợi ý về cách bạn có thể ghi nhận công cho một tác phẩm CC trong các vật trung gian khác nhau. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ, phải luôn kiểm tra liệu người sáng tạo đã có chỉ định một sự ghi nhận đặc biệt nào hay không.
-->
Sách, báo, tạp chí
  • Ghi nhớ nói ra dạng và URL của giấy phép đầy đủ, bao gồm cả thông tin ghi nhận phù hợp xung quanh tác phẩm CC hoặc khi một chân trang ở đáy trang xuất hiện.
  • Như một sự lựa chọn, bạn có thể liệt kê các tác phẩm CC ở sau của xuất bản phẩm. Nếu bạn chọn lựa chọn này, thì tốt nhất hãy chỉ ra số trang của tác phẩm hoặc trật tự trong đó chúng xuất hiện trong xuất bản phẩm.
Ảnh chụp và hình ảnh
  • Đưa ra sự ghi nhận phù hợp xung quanh ảnh chụp, hoặc bên dưới (như ở bên cạnh hoặc đáy của trang) nếu điều đó là quá phiền toái.
Các slide trình chiếu
  • Đưa vào thông tin ghi nhận phù hợp cạnh tác phẩm CC hoặc như là chân trang dọc theo đáy của tác phẩm ở từng phía ở đó tác phẩm xuất hiện.
  • Như một sự lựa chọn, bạn có thể đưa vào một slide 'ghi danh' ở cuối của tệp trình chiếu, liệt kê tất cả các tư liệu được sử dụng và các chi tiết ghi nhận của chúng. Một lần nữa, bạn nên chỉ ra slide hoặc trật tự sao cho mọi người có thể thấy được sự ghi nhận cho một tác phẩm đặc biệt.
Phim
  • Đưa vào những thông tin ghi nhận phù hợp với tác phẩm khi nó xuất hiện trên màn hình trong khi chiếu phim.
  • Nếu điều này là không thể, hãy ghi nhận tác phẩm trong phần 'ghi danh', hệt như bạn có thể thấy trong một bộ phim bình thường.
Podcasts
  • Nhắc tên của nghệ sĩ và tên đi theo một giấy phép CC trong quá trình podcast, giống như một công bố trên radio, và đưa ra sự ghi nhận đầy đủ trên website của bạn, cạnh nơi mà podcast có sẵn.

H. THEO DÕI MỌI ĐIỀU BẠN SỬ DỤNG
Cuối cùng, để ghi nhận đúng, điều quan trọng bạn cần theo dõi tất cả những tư liệu bạn đang sử dụng. Việc phát hiện các tư liệu sau đó có thể là rất khó và mất thời gian. Hãy sử dụng bảng bên dưới để theo dõi tất cả các tư liệu CC mà bạn đang sử dụng.
-->

-->
(Các) tác giả
Tên tác phẩm
Nguồn (như website)
Giấy phép
-
-
-
-
-
-
-
-

I. LỜI KẾT
Trong bài trước, chúng ta đã đề cập tới 'Các giấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở'. Bài sau chúng ta sẽ đề cập tới các cách thức để tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu mở khổng lồ đang tồn tại trên thế giới.


-->
Bài viết này là một phái sinh của tài liệu “Cách ghi nhận công cho các tư liệu có giấy phép Creative Commons dành cho giáo viên và học sinh” (How to attribute Creative Commons licensed materials for Teachers and Students) của Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới, Đơn vị Bản quyền Quốc gia và Creative Commons Úc. Tài liệu gốc ở địa chỉ:
Bản sao giấy phép tài liệu này có tại: http://creativecommons.org/licenses/by/2.5/au

Trần Lê
Bài đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 08/2012, trang 66-69.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.