Nguồn: UNESCO xuất
bản năm 2015
Giới
thiệu truy cập mở, trang 19-20
Introduction
to Open Access, pages 12-13
Xem
thêm: Khoa
học Mở - Open Science
Xuất bản điện
tử và xử lý thông tin số, lưu trữ và truy xuất chúng
đã có ảnh hưởng lớn tới quy trình truyền thông hàn
lâm cả từ quan điểm xuất bản và phổ biến. Sự nổi
lên của các tạp chí điện tử trong những năm 1980 và
sự phát triển của World Wide Web trong những năm 1990 đã
cách mạng hóa bức tranh truyền thông hàn lâm.
Internet
đã ảnh hưởng
cơ bản tới xuất
bản hàn
lâm từ
quan điểm về tính sẵn sàng và khả năng truy cập. Dù
sự phân phối thông tin khoa học vẫn còn là một phần
của cấu trúc truyền thống, các
cách thức truyền
thông hàn lâm và
phổ biến nghiên cứu đã bị ảnh hưởng đáng kể với
tính sẵn sàng đối với
các ứng dụng CNTT-TT có tính đổi mới. Với
sự xuất hiện của các công nghệ xúc tác, các mô hình
xuất bản có tính đổi mới cho truyền thông khoa học
đang nổi lên tạo thuận lợi cho việc
tự xuất bản
ở những nơi trách
nhiệm và sở hữu chủ của giới hàn lâm còn nằm lại
với các nhà sáng tạo.
Như được thấy
ngày nay, phần lớn các xuất bản phẩm hàn lâm được
một số giới hạn các nhà xuất bản lớn kiểm soát. Nó
đã ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình truyền thông
hàn lâm và đang đe dọa làm thất bại mục đích theo đó
cộng đồng khoa học đã phát minh ra nó. Hai thập
kỷ qua đã thấy sự tăng trưởng về số lượng các tạp
chí hàn lâm, giá thành tăng theo đường xoắn ốc và sức
mua giảm ở các nước đang phát triển. Điều này đã
gây ra tình huống khủng hoảng ở những nơi các cơ sở
nghiên cứu hàn lâm chưa có khả năng đăng ký thuê bao
dải đầy đủ các xuất bản phẩm và đã bị ép phải
hủy các đăng ký thuê bao và tính đến các phương pháp
khác để tạo thuận lợi cho truy cập tới cộng đồng
các nhà nghiên
cứu và hàn lâm. Điều này
đã đặt nền móng cho phong trào truy cập mở
mà chúng tôi sẽ đề cập chi tiết trong bài tiếp theo.
Blogger: Lê Trung
Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.