Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Đức: Tỷ lệ ứng dụng các phần mềm của Mozilla trong chính phủ là đáng ngạc nhiên

DE: Rate of government adoption of their software surprises Mozilla

by a correspondent — published on Oct 30, 2009 11:16 PM

filed under: [T] General Topic, [GL] Germany

Theo: http://www.osor.eu/news/de-rate-of-government-adoption-of-their-software-surprises-mozilla

Bài được đưa lên Internet ngày: 30/10/2009

Lời người dịch: Nhưng lý do cơ bản để thành phố Munich của Đức triển khai dự án LiMux về chuyển đổi sang các phần mềm tự do nguồn mở là: (1) An ninh (2) Tránh bị khóa trói vào một nhà cung cấp (3) Vì sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ tại Đức (4) Tiết kiệm về chi phí giấy phép là một phần của quyết định này, nhưng nó không phải là động cơ chính. Còn đối với Việt Nam, thì, theo bạn, những thứ tự ưu tiên chuyển đổi là gì?

Các đại điện của dự án Mozilla nguồn mở đã ngạc nhiên đến thú vị tuần này, khi phát hiện ra rằng thành phố Munich đang làm còn xa hơn nhiều việc sử dụng các phần mềm của họ.

Đội LiMux của chính quyền thành phố Munich đã gặp với Dan Mosedale, CTO của Mozilla Thunderbird và David Ascher, CEO của Mozilla Messaging tại Munich hôm 27/10, để thảo luận về việc triển khai các phần mềm nguồn mở trong thành phố này.

Các lập trình viên đã ngạc nhiên thấy rằng, cùng với trình duyệt Firefox của họ, ứng dụng thư điện tử Mozilla từng là một thành phần cơ bản của các máy trạm nguồn mở Linux kể từ khi nó bắt đầu. Trên thực tế, Thunderbird được sử dụng trên khoảng 15.000 máy tính cá nhân của thành phố. Và người đứng đầu dự án LiMux là Peter Hofmann đã giải thích ông muốn tiếp tục phiên bản 3 của Thunderbird được tích hợp vào trong các máy tính trạm của các hội đồng thành phố.

Hofmann nói rằng sự chuyển đổi đã được lên kế hoạch và đã bỏ qua bất kỳ báo cáo nào đối nghịch lại.

“Mục tiêu của chúng tôi là không bị hạn chế để triển khai các máy tính để bàn Linux. Hiện tại chúng tôi đang bận rộn việc cài đặt OpenOffice, với nó khoảng 14,000 máy trạm đã được trang bị. Và cùng với nó, chúng tôi cũng đã làm xong khoảng 2 ngàn máy tính cá nhân Linux”.

Việc chuyển đổi sang phát tán GNU/Linux Debian hiện đang diễn ra và được mong đợi sẽ kết thúc vào năm 2010. Hofmann nói: “Chúng tôi muốn 80% các máy tính cá nhân của chúng tôi chạy trên Linux vào năm 2011. Vẫn còn nhiều công việc phải làm, nhưng đây là một mục tiêu có thực tế”.

Đội LiMux đã thể hiện có quan tâm trong việc sử dụng các ứng dụng khác từ bộ Mozilla: “Trình thông điệp - Messaging có thể sẽ là một ứng dụng thú vị, nhưng thứ đó sẽ được tích hợp vào bởi các nhà thầu độc lập”.

Representatives of the open source Mozilla project where pleasantly surprised this week, discovering that the city of Munich is making far more use of their software.

The LiMux team at the city administration of Munich met with Dan Mosedale, CTO at Mozilla Thunderbird and David Ascher, CEO of Mozilla Messaging in Munich on 27 October, to discuss the implementation of open source software in the municipality.

The developers were surprised to find that, alongside their Firefox browser, Mozilla's email application Thunderbird has been a basic component of Limux's open source clients since it began. In fact, Thunderbird is used on around 15,000 municipal PCs. And LiMux project leader Peter Hofmann explained he wants the coming third version of Thunderbird integrated into the city councils workstations.

Hofmann said that the migration was going to plan and dismissed any reports of the contrary.

"Our goal is not limited to rolling out Linux desktops. At the moment we are busy installing OpenOffice, with which some 14,000 workstations have now been equipped. And along side, we also have finished some two thousand Linux PCs."

The migration to the GNU/Linux distribution Debian is currently in progress and is expected to be completed by 2010. Hofmann: "We want 80 percent of our PCs running on Linux by 2011. It will still take a lot of work, but it is a realistic goal."

The LiMux team expressed being interested in using other applications from the Mozilla suite: "Messaging would be an interesting application, but that will be integrated by independent contractors."

Các ủy viên hội đồng của Minich cũng đã muốn học nhiều hơn về lịch làm việc, Lightning của Mozilla. Mosedale và Ascher nói họ đã và đang làm việc hợp tác chặt chẽ với Cảnh sát Pháp, nơi khoảng 140,000 máy tính cá nhân đang được chuyển đổi sang các phần mềm nguồn mở.

Các thông tin lượm lặt được từ kinh nghiệm làm việc với các ứng dụng của thành phố sẽ chảy ngược vào dự án Mozilla, Hofmann mong đợi. Ông đã chỉ ra trình máy trạm Wollmux nguồn mở, được sinh ra trực tiếp từ dự án Munich, như một ví dụ về phần mềm nguồn mở có kết nối dự án LiMux với các ứng dụng của Mozilla.

Các lập trình viên của Mozilla đã muốn tìm ra liệu các tổ chức chính phủ có những nhu cầu khác hơn so với những người sử dụng. Hofmann đã trả lời rằng các cơ quan chính phủ thường có nhiều tập hợp các qui định về an ninh hơn, nhưng đồng ý với Mozilla rằng các nhu cầu của chính phủ không khác nhiều với những người sử dụng là các doanh nghiệp.

Đội Mozilla đã đặc biệt quan tâm trong những lý do cho việc chuyển đổi của thành phố Munich sang các phần mềm tự do. Người đứng đầu dự án LiMux đã trả lời rằng lý lẽ chính là sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Ông đã bổ sung rằng các cơ quan chính quyền nhà nước đặc biệt phải sử dụng nguồn mở. “Các chính phủ quan tâm nhiều tới sự độc lập, cho chính họ và cho các công dân của họ. Những thứ này phải không bị ép phải sử dụng định dạng đặc biệt của nhà cung cấp khi giao tiếp với các chính quyền hoặc chính phủ”.

Lý do thứ 3 là, ông nói, rằng thông qua sự lựa chọn cho nguồn mở thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực có thể được hỗ trợ, vì họ trở thành các nhà thầu của chính phủ. Thành phố Munich đã thuê hơn 1200 người cho dự án này.

Việc tiết kiệm về chi phí giấy phép là một phần của quyết định này, nhưng nó không phải là động cơ chính.

Munich's councillors also wanted to learn more about the Mozilla calendar, Lightning. Mosedale and Ascher said they had been working in close cooperation with the French Gendarmerie, where around 140,000 PCs are being migrated to open source software.

Information gleaned from the municipal application work experience will flow back into the Mozilla project, Hofmann expects. He pointed to the open source client Wollmux, spawned directly from the Munich project, as an example of open source software connecting the Limux project with the Mozilla applications.

The Mozilla developers wanted to find out if government organisations have different needs than other users. Hofmann replied that government bodies often have more sets of security rules in place, but agreed with Mozilla that government's needs do not differ much from enterprise users.

The Mozilla team were especially interested in the reasons for the City of Munich's migration to free software. The LiMux project leader answered that the main argument is vendor-independence.

He added that public administrations in particular should be using open source. "Governments care a lot about independence, for themselves and for their citizens. These should not be forced to use a vendor-specific format when communicating with their administrations or governments."

Another third reason is, he said, that through the choice for open source small and medium enterprises from the region can be supported, because they become the government contracts. The city of Munich has hired an additional 1200 people for the project.

Saving on license costs are a part of the decision, but not the main driver.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.