Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Chuẩn là mở, hầu hết nền tảng phần mềm chính phủ điện tử có lẽ không là nguồn mở

The standard is open, almost e-governance software platform may not be open-source

Ravleen Kaur

Theo: http://www.downtoearth.org.in/full6.asp?foldername=20100228&filename=news&sec_id=4&sid=2

Bài được đưa lên Internet ngày: 18/02/2010

Lời người dịch: Người Ấn Độ cũng đang đấu tranh để sử dụng các chuẩn mở trong các ứng dụng và dịch vụ chính phủ điện tử của họ. Nhiều ý kiến không chấp nhận sử dụng các ứng dụng sở hữu độc quyền của Microsoft trong chính phủ điện tử vì “Nếu Microsoft thay đổi phiên bản sau đó, thì chính phủ sẽ phải trả tiền nhiều hơn để truy cập các dữ liệu của bản thân chính phủ. Vì sao lại cho phép một công ty nước ngoài kiểm soát các dữ liệu của chúng ta nếu có thể sử dụng một chuẩn mở và ngay cả tùy biến nó?”. Không được sử dụng các chuẩn sở hữu độc quyền trong các ứng dụng và dịch vụ chính phủ điện tử!!!


Bản phác thảo chính sách của Ấn Độ về nền tảng phần mềm cho chính phủ điện tử (CPĐT) đã thực hiện một sự nhượng bộ cho các doanh nghiệp sở hữu độc quyền như Microsoft. Những đề xuất về phần mềm nguồn mở đã gọi điều này là một sự khởi đầu chính từ quan điểm trước đó của chính phủ Liên minh, nói là cho phép các phần mềm sở hữu độc quyền trong các chuẩn sẽ hạn chế mọi người mà có thể truy cập điện tử tới chính phủ. Trong tâm của sự gây tranh cãi này là một sự thay đổi trong 'Chính sách khuyến cáo về các Chuẩn Mở cho CPĐT'.

Các phác thảo trước về chính sách CPĐT, mà Bộ Công nghệ Thông tin đã và đang lọ mọ kể từ năm 2007, đã định để đưa ra các dịch vụ như truy cập các dữ liệu, các thanh toán hóa đơn và chính phủ tương tác tự do cho công chúng thông qua Internet.

Chính sách này có nghĩa để cung cấp một chuẩn duy nhất tự do không phải trả phí bản quyền cho tất cả các hoạt động của phần mềm CPĐT và giải phóng người sử dụng khỏi sự hạn chế của một công nghệ. Những chuẩn như vậy cho phép các hệ thống phần mềm khác nhau làm việc được cùng nhau một cách trơn tru. Ví dụ, nó có thể kết nối các làng, các trường học, các cao đẳng và các bệnh viện thông qua Internet để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và tự do cho mọi người.

india’s draft policy on the software platform for e-governance has made a concession for proprietary software businesses like Microsoft. Proponents of open-source software called it a major departure from the Union government’s earlier stand, saying allowing proprietary software in the standards will limit people who can e-access the government. At the heart of this controversy is a change in the ‘Recommended Policy on Open Standards for e-governance’.

Earlier drafts of the e-governance policy, which the Department of Information and Technology has been fiddling with since 2007, intended to provide services such as data access, bill payments and interactive governance for free to the public via the Internet.

The policy was meant to provide a single royalty-free standard for all e-governance software operations and free users from the restriction of one technology. Such standards allow different software systems to work together seamlessly. For example, it could connect villages, schools, colleges and hospitals via the Internet to provide quick and free information to everyone.

Trả tiền và sử dụng

Bản phác thảo mới đã đưa ra vào tháng 11/2009 - bản thứ 4 kể từ năm 2007 - nói nếu các chuẩn mở được thấy là không khả thi cho công chúng rộng rãi thì các chuẩn tốt, sở hữu độc quyền cũng có thể được sử dụng. Đây là sự tự thất bại về một chính sách về chuẩn mở, Prabir Purkayastha, chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận Knowledge Commons, mà nó ủng hộ cho các chuẩn mở, nói. Một lập trình viện phần mềm nguồn mở hàng đầu, người đã không muốn được nêu tên, đã nói điều này có thể tạo ra một gánh nặng gấp đôi lên những người đóng thuế: Đầu tiến, người dân trả tiền khi các dữ liệu được tạo ra (vì nó là tiền của người dân), và sau đó tiền của người dân bị bỏ ra một lần nữa khi các dữ liệu được truy cập, ông nói.

Những người ủng hộ cho chuẩn mở cũng nghi ngờ rằng Microsoft, với các sản phẩm được cấp bằng sáng chế như MS Office và Windows, có thể đã thúc đẩy chính phủ vào việc thay đổi chính sách này.

“Microsoft Office tạo ra được 40% doanh số cho công ty này”, Purkayastha nói, bổ sung thêm rằng kinh doanh của Microsoft sẽ bị đánh nếu Ấn Độ áp dụng các chuẩn mở. Ông nói chính phủ đã phớt lờ ủy ban chuyên gia của riêng họ, mà đã gợi ý các chuẩn mở.

Các quan chức chính phủ nói báo cáo của ủy ban chuyên gia không thực tế. “Mục tiêu chính là tính tương hợp. Nhìn vào những sức ép của người sử dụng hoặc thị trường, nó dường như là không khả thi”, Shankar Agarrwal, đồng bộ trưởng của Bộ Công nghệ Thông tin và CPĐT nói: “Chúng ta không thể đưa ra một thời hạn chót mà ở đó tất cả các hoạt động của CPĐT phải có một chuẩn mở”, ông bổ sung.

Pay and use

The new draft released in November 2009—the fourth since 2007—says if open standards are not found feasible for larger public good, proprietary standards can also be used. This is self-defeating for a policy on open standards, said Prabir Purkayastha, chairperson of the non-profit Knowledge Commons, which campaigns for open standards. A leading open-source software developer, who did not want to be named, said this would create a double burden on the taxpayer. First, the public pays when the data is created (because it is public money), and then public money is spent again when the data is accessed, he said.

Supporters for open standards also suspect that Microsoft, with patented products like MS Office and Windows, might have pushed the government into changing the policy.

“Microsoft Office generates 40 per cent of the company’s revenue,” said Purkayastha, adding that Microsoft’s business in India will be hit if India adopts the open standard. He said the government ignored its own expert committee, which had suggested open standards.


Government officials said the expert committee’s report was not practical. “The main objective is inter-operability. Looking at the current constraints of users or market, it does not seem feasible,” said Shankar Agarwal, joint secretary of e-governance at the Department of Information and Technology. “We cannot give a deadline by which time all e-governance operations would have an open standard,” he added.

Trả tiền nhiều hơn để truy cập các dữ liệu của bản thân chúng ta

Nếu chuẩn là sở hữu độc quyền, thì chính phủ sẽ nhân nhượng được đối với các nhà cung cấp phần mềm. “Hãy để chúng ta đề xuất các dữ liệu được lưu trữ trong MS Excel trong dự án Unique National ID (số chứng minh Quốc gia duy nhất) dẫn đầu bởi Nandan Nilekani, cựu chủ tịch của Infosys Technologies”, nói cho P Vigneswara Ilavarasan, phó giáo sư tại IIT, Delhi. “Nếu Microsoft thay đổi phiên bản sau đó, thì chính phủ sẽ phải trả tiền nhiều hơn để truy cập các dữ liệu của bản thân chính phủ. Vì sao lại cho phép một công ty nước ngoài kiểm soát các dữ liệu của chúng ta nếu có thể sử dụng một chuẩn mở và ngay cả tùy biến nó?”, Ilavarasan đã hỏi.

Nhiều nội dung web, như trang web về lịch sử các vụ kiện của Tòa án Tối cao của Ấn Độ, không mở được trên một trình duyệt khác với MS Internet Explorer. “Hầu hết của họ đã sử dụng phần mềm Microsoft Frontpage để tạo website và nó chỉ mở được trong Internet Explorer”, Ilavarasan nói.

Để có Explorer, một người cần phải có hệ điều hành Windows XP và đối với điều đó, một người cần một bộ vi xử lý pentium 4 đắt giá. Một người sử dụng hoặc phải mua phiên bản mới nhất của Windows hoặc sử dụng một bản ăn cướp, dẫn tới sự chi phí khác về phần mềm chống virus.

“Tất cả điều này có thể loại bỏ nếu một chuẩn mở là sẵn sàng”, ông nói.

Pay more to access one’s own data

If the standard is proprietary, the government will be pliable to software vendors. “Let us suppose data is stored in MS Excel in the Unique National ID project led by Nandan Nilekani, former co-chairperson of Infosys Techno-logies,” said P Vigneswara Ilavarasan, assistant professor at iit, Delhi. “If Microsoft changes the version later, the government will have to pay more to access its own data. Why let a foreign company control our data if it is possible to use an open standard and even customize it?” Ilavarasan asked.

A lot of web content, like the Supreme Court of India’s case history webpage, does not open on a web browser other than MS Internet Explorer. “Most of them used Microsoft Frontpage software to create the website and it opens only on the Internet Explorer,” said Ilavarasan.

To have Explorer, one needs to have the Windows XP operating system and for that, one needs an expensive Pentium-4 processor. A user has to either buy Windows’ latest version or use a pirated one, leading to another expenditure on anti-virus software.

“All this can be done away with if an open standard is available,” he said.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.