A.
Tài liệu về khoa học mở/giáo
dục mở/tài nguyên giáo dục mở/truy
cập mở/dữ liệu mở
- dữ liệu mở liên kết/chính
phủ mở
-
‘Báo
cáo chính sách Mở Toàn cầu 2016’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do Mạng Chính sách Mở xuất
bản năm
2016. Nó khảo sát 38 quốc gia ở hầu như tất cả các
khu vực trên thế giới: (1) Châu Phi và Trung Đông; (2)
Châu Á; (3) Úc; (4) Mỹ Latin; (5) Châu Âu; (6) Bắc Mỹ. Nó
đưa ra các ví dụ về các chính sách mở ở các khu vực
đó với 4 lĩnh vực: (1) Giáo dục Mở; (2) Khoa học Mở;
(3) Dữ liệu Mở; (4) Di sản Mở cùng với mối quan hệ
của chúng và chấm điểm chính sách mở quốc gia dựa
vào các tiêu chí về: (1) Phạm vi chính sách;
và
(2) Mức độ triển khai chính sách trong Chính phủ và các
cơ quan Chính phủ. Nhiều thông tin lịch sử thú vị về
các chính sách Mở của thế giới. Bản
dịch tiếng Việc có 87
trang. Tải
về:
-
‘Khuyến
cáo của Hội đồng về Chính phủ Mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài
liệu của
OECD,
Khuyến cáo của Hội đồng về Chính phủ Mở,
OECD/LEGAL/0438 do OECD xuất
bản. ‘Khuyến
cáo Chính phủ Mở đã được Hội đồng OECD chấp nhận
ngày 14/12/2017 từ đề xuất của Ban Điều hành Công
(Public Governance Committee). Khuyến cáo nhằm giúp các thành
viên thiết kế và triển khai các chiến lược và sáng
kiến chính phủ mở thành công bằng việc xác định sự
hiểu biết rõ ràng, hành động được, dựa vào bằng
chứng, và được quốc tế thừa nhận về những gì
chúng kéo theo và, đặc biệt hơn, những gì các đặc
tính điều hành của chúng nên có để tối đa hóa tác
động của chúng’.
Bản
dịch tiếng Việc có 16
trang. Tải
về:
-
‘Open
Data Barometer: Ấn bản cho những người dẫn đầu - Từ
lời hứa tới thực hiện’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do Open
Data Barometer xuất
bản tháng 09/2018, nhân
kỷ niệm 10 năm ngày ra đời Hiến chương Dữ liệu Mở
(Open Data Charter). Báo cáo này đặc biệt xem xét 30 chính
phủ đã có những cam kết cụ thể để vô địch về
dữ liệu mở, hoặc bằng việc áp dụng Hiến
chương Dữ liệu Mở,
hoặc, như các thành viên của G20, bằng việc ký các
Nguyên
tắc Dữ liệu Mở Chống Tham nhũng của G20.
Bản
dịch tiếng Việc có 47
trang. Tải
về:
-
‘Tuyên
bố Paris về Tài
nguyên Giáo dục Mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do UNESCO xuất bản, nêu nội dung của Tuyên bố
Paris về OER
sau
Hội nghị OER Thế giới lần thứ nhất tại Paris trong
các ngày 20-22/06/2012
với
10 khuyến cáo cụ thể.
Bản
dịch tiếng Việc có 5
trang. Tải
về:
-
‘Các
nền tảng cơ bản để phát triển chiến lược OER,
phiên
bản 1.0 ngày 18/11/2015’
- bản
dịch sang tiếng Việt
của
các tác giả Nicole Allen et al., đưa ra các cơ hội và
thách thức của phong trào OER và các khuyến cáo QUAN
TRỌNG
để phong trào OER
tiếp
tục phát triển. Bản
dịch tiếng Việc có 19
trang. Tải
về:
-
‘Tuyên
bố Giáo dục Mở Cape Town: Kỷ niệm lần thứ 10 – 10
đường hướng đưa giáo dục mở tiến lên’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu chỉ dẫn với các khuyến cáo và nhiều tham
chiếu RẤT
QUAN TRỌNG
cho phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở.
Bản
dịch tiếng Việc có 27
trang. Tải
về:
-
‘OEC
công bố những người giành các giải thưởng giáo
dục mở 2018
về tài nguyên, công cụ & thực hành mở’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do Nhóm giáo
dục mở của
Mạng Toàn cầu về Giáo dục Mở và PRLog xuất bản
21/03/2018. Nó liệt kê các phần thưởng và nhiều hạng
mục thưởng liên quan tới giáo dục mở. Bản
dịch tiếng Việc có 3
trang. Tải
về:
-
‘Tài
nguyên Giáo dục Mở (OER)
- Kiểm tra thực tế’ - bản
dịch sang tiếng Việt, do www.contactnorth.ca
xuất bản nhân kỷ niệm 10 năm Tuyên bố Cape Town, đưa
ra các đánh giá ngắn gọn những tin tốt lành và chưa
tốt lành và các khuyến cáo để phong trào OER
toàn
cầu tiến lên. Bản
dịch tiếng Việc có 7
trang. Tải
về:
-
‘Các
câu hỏi đáp thường gặp về OER
so
với MOOC’ - bản
dịch sang tiếng Việt, do EducationUSA xuất
bản. Bản
dịch tiếng Việc có 4
trang. Tải
về:
-
‘Khung
năng lực CNTT-TT cho giảng viên của UNESCO’ - bản dịch
sang tiếng Việt, là tài liệu Phiên bản 3 do UNESCO xuất
bản năm 2018 nhằm trợ giúp các quốc gia và các cơ sở
giáo dục xây dựng ‘Khung năng lực CNTT-TT cho giảng
viên của UNESCO’ - ICT CFT (ICT Competency Framework for
Teachers). Nó đề cập tới các tác động của những
tiến bộ công nghệ gần đây trong giáo dục và huấn
luyện, như Trí tuệ Nhân tạo (AI), các Công nghệ Di
động, Internet của Vạn vật - (IoT) và Tài nguyên Giáo
dục Mở - (OER), để hỗ trợ tạo ra các Xã hội Tri
thức bao hàm toàn diện để giúp đạt được một số
Mục tiêu Phát triển Bền vững - (SDG)có liên quan tới
CNTT-TT như: Giáo dục chất lượng (SDG 4), Bình đẳng
giới (SDG 5), Hạ tầng (SDG 9), Giảm bất bình đẳng
trong và xuyên các quốc gia (SDG 10), Hòa bình, công lý và
thể chế vững mạnh (SDG 16) và các Quan hệ đối tác vì
các mục tiêu đó (SDG 17). ICT CFT dựa vào 3 mức: (1)
Giành được Tri thức; (2) Đào sâu Tri thức; và (3) Tạo
lập Tri thức; cùng với và 6 khía cạnh giáo dục tương
tác và hỗ trợ lẫn nhau. Bản
dịch tiếng Việc có 103
trang. Tải
về:
-
‘Các
kỹ
năng vì
một thế giới kết nối’ - bản dịch sang tiếng Việt,
là
tài liệu cộng
tác được nhóm các chuyên gia và chuyên viên của UNESCO
hoàn thành sau
sự kiện ‘Tuần
Học tập Di động 2018’
diễn ra trong các ngày 26-30/03/2018 tại Paris, Pháp. Tài
liệu tóm tắt lại các hoạt động của Tuần Học tập
Di động 2018 với chủ đề ‘Các
kỹ năng vì một thế giới kết nối’ với
4 kênh nội
dung liên quan tới giáo dục và huấn
luyện các
kỹ
năng số cho thế kỷ 21.
Bản
dịch tiếng Việc có 78
trang. Tải
về:
-
‘Quản
lý các kỹ năng vào thời điểm phân cách’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu các lưu ý chính của UNESCO-UNEVOC từ Diễn đàn
học tập TVET diễn ra trong các ngày 24-25/05/2018
ở Bonn, nước Đức, bàn
về các yếu tố định hình bức tranh TVET trong tương
lai, bao gồm các dịch chuyển trong hệ biến hóa phát
triển hướng tới phát triển bền vững, và các thay đổi
về nhân khẩu học, các xu thế kinh tế, thị trường
lao động và các mẫu di trú. Bản
dịch tiếng Việc có 13
trang. Tải
về:
-
‘Chấp
nhận Giấy phép để Xuất bản của JISC/SURF & các
Nguyên tắc đi kèm từ các nhà xuất bản tạp chí truyền
thống’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của tác
giả Annemarie
Beunen, do Quỹ SURF xuất bản tháng 12/2007. Tài liệu đề
cập tới các Nguyên tắc & Giấy phép để Xuất bản
– LtP (License to Publish) do JISC/SURF đề xuất nhằm
mục đích
chuyển các nhà xuất bản truyền
thống sang xuất bản Truy cập Mở. Các Nguyên tắc được
chi tiết hóa và có mẫu LtP. Bản
dịch sang tiếng Việc có 57 trang. Tải
về:
-
‘
Chỉ
dẫn tùy biến thích nghi’
[sách
giáo khoa mở]
- bản
dịch sang tiếng Việt,
lLà
tài liệu chỉ dẫn được tạo ra từ sự pha trộn của
tư liệu, văn bản gốc từ Chỉ
dẫn Soạn thảo
(Authoring
Guide)
Giáo dục Mở của Amanda Coolidge và Lauri Aesoph, và văn
bản
từ 6
bước Tùy biến thích nghi và Sách giáo khoa Mở
của
Clint Lalonde, do BC: BCcampus, Canada xuất bản 2016. Giấy
phép CC BY
4.0 Quốc tế.
Bản dịch sang tiếng Việt có 53 trang. Tải
về:
-
‘Tám
mẫu áp dụng sách giáo khoa mở ở British Columbia’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là tài liệu báo cáo kết quả
nghiên cứu khảo sát của 4 nhà nghiên cứu về 8 mẫu áp
dụng sách giáo khoa mở trong các trường: (1) đại học
nghiên cứu; (2) đại học giảng dạy; (3) cao đẳng; (4)
viện nghiên cứu ở British Columbia. Qua đó đưa ra các
khuyến cáo cho việc mở rộng áp dụng các sách giáo
khoa mở vào các cơ sở giáo dục ở British Columbia,
Canada. Bản
dịch sang tiếng Việt có 20
trang. Tải
về:
-
‘Biểu
đồ tóm tắt các tiếp cận và chiến lược truy cập
mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là tại liệu của các Thư viện
Đại học California phê chuẩn và ban hành vào ngày
27/02/2018, nó tóm tắt lại các tiếp cận và các chiến
lược nhằm lật các tạp chí từ dạng thuê bao truyền
thống sang truy cập mở theo tất cả các tiếp cận như:
(1) Truy cập Mở Xanh (Green Open Access); (2) Truy cập Mở
Vàng có các khoản chi phí xử lý bài báo (Gold OA
APC-based); và (3) Truy cập Mở Vàng không có các khoản
chi phí xử lý bài báo (Gold OA Non APC-based). Bản
dịch sang tiếng Việt có 12
trang. Tải
về:
-
‘Các
con đường dẫn tới truy cập mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Thư viện Đại
học California của nước Mỹ thông qua ngày 27/02/2018,
phân tích bộ các chiến lược sẵn sàng để thực hiện
hiệu quả các tiếp cận/con đường khác nhau dẫn tới
Truy cập Mở và đưa ra các khuyến cáo cho từng tiếp
cận cũng như các khuyến cáo chung có thể áp dụng được
cho cả 3 tiếp cận/con đường đó. Bản
dịch sang tiếng Việt có 67
trang. Tải
về:
-
‘Tóm
tắt các con đường dẫn tới Truy cập Mở’ -
bản
dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Thư viện Đại
học California, một trong các tài liệu cần thiết nêu
lên quan điểm của Đại học California của nước Mỹ
về các con đường dẫn tới Truy cập Mở, cụ thể như:
(1) Truy cập Mở Xanh - Green OA (Green Open Access); (2) Truy
cập Mở Vàng dựa vào các khoản phí xử lý bài báo -
Gold OA-APC-based (Gold Open Access Article Processing Charges
Based); (3) Truy cập Mở Vàng không dựa vào các khoản phí
xử lý bài báo - Gold OA-Non-APC-based (Gold Open Access Non
Article Processing Charges Based); Bản
dịch sang tiếng Việt có 4
trang. Tải
về:
-
‘Tuyên
bố về các Quyền và Nguyên tắc Biến
đổi Truyền
thông
Hàn lâm’ của
Đại
học California,
Mỹ - bản dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của Ban Thư viện và truyền thông hàn lâm của
Đại học California – UC (University of California), nước
Mỹ, xuất bản ngày 25/04/2018 để trả lời cho ‘Tuyên
bố về các Quyền và Nguyên tắc Biến
đổi Truyền
thông
Hàn lâm’
với 18 điểm của Hội đồng Quản
trị của UC đã đưa ra ngày 13/04/2018 về việc UC ‘Điều
chỉnh phù hợp với các chính sách và các thực hành ở
các cơ sở của chúng ta hướng tới mục tiêu thay thế
việc xuất bản dựa vào thuê bao bằng truy cập mở -
OA (Open
Access)’.
Bản
dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải
về:
-
‘Sứ
mệnh Quốc gia về Giáo dục thông qua CNTT-TT’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài
liệu của chính phủ Ấn Độ, lần
đầu tiên được xuất bản trên Internet ngày 19/04/2016,
thừa nhận vai trò của Tài nguyên Giáo dục Mở -
OER (Open
Educational Resources) trong kinh tế tri thức và để nâng
cấp chấp lượng giáo dục. Vì vậy, chính phủ Ấn Độ
đã đưa tài nguyên giáo dục mở -
OER (Open
Educational Resources), thông qua CNTT-TT, vào trong toàn bộ
các mức chương trình giáo dục của mình, bao gồm cả
TVET. Bản
dịch tiếng Việt có 5
trang. Tải
về:
-
‘Tài
nguyên Giáo dục Mở (OER) vì sự phát triển bền vững
bằng việc sử dụng Hệ thống Điện toán Đám mây Tự
trị’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
Là
tài liệu của các tác giả Nureni
Asafe Yekini, Uduak Inyang-Udoh, Funmilayo Doherty, được đăng
trên
Tạp chí Quốc tế về Kỹ thuật và Chế tạo (IJEM), Tập
6, Số 6, các trang 60-68, 2016. DOI: 10.5815/ijem.2016.06.06. Bản
dịch tiếng Việt có 18 trang. Tải
về:
-
‘Khuyến
cáo liên quan tới
Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp
(TVET)’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài
liệu về bức thư của Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova
gửi cho đại diện các quốc gia thành viên của mình,
truyền đạt lại các khuyến cáo của Hội nghị Toàn
thể của Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa (UNESCO), diễn ra ở Paris từ
03-18/11/2015, trong phiên 38 dành riêng cho TVET để các quốc
gia thành viên có khả năng hoàn thành mục tiêu phát
triển bền vững 4 - SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) về
‘Giáo dục Toàn diện và Bình đẳng’ của Liên hiệp
quốc tới 2030. Mục
33 của khuyến cáo nhấn mạnh tới OER trong TVET; Mục 48
nói về Dữ liệu Mở sử dụng trong TVET.
Bản dịch sang tiếng Việt có 18
trang. Tải
về:
-
‘Tài
nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục và Huấn luyện Kỹ
thuật và Nghề nghiệp (OER trong TVET) - Tài
nguyên Giáo dục Mở cho phát triển các kỹ năng’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài
liệu của UNESCO-UNEVOC xuất bản năm 2018 với mục đích
nhấn mạnh khả năng sử dụng CNTT-TT và OER để phát
triển các kỹ năng, phục vụ cho mục tiêu phát triển
bền vững 4 - SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) về ‘Giáo
dục Toàn diện và Bình đẳng’ của Liên hiệp quốc
tới 2030. Bản dịch sang tiếng Việt có 21 trang. Tải
về:
-
‘OER
trong TVET - Tổng quan hiện trạng và khai thác tiềm năng
của OER trong TVET’ - bản dịch sang tiếng Việt, là báo
cáo nghiên cứu của 2 nhà khoa học Robert Schuwer & Ben
Janssen, xuất bản ngày 28/09/2017. Báo cáo đưa ra các
khuyến cáo cho OER trong TVET, kể cả khuyến
cáo cho
UNESCO.
Bản
dịch tiếng Việt có 5 trang. Tải
về:
-
‘Truy
cập tới và bảo tồn thông
tin khoa học ở châu
Âu - Báo cáo về triển khai Khuyến cáo của Ủy
ban C(2012)
4890 bản cuối cùng‘ - bản dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản tháng 05/2018,
ISBN 978-92-79-73400-7; doi: 10.2777/642887; KI-04-17-824-EN-N. Tài
liệu nêu lên 5 khuyến cáo đường hướng chính cho
nghiên
cứu và
cách tân ở châu Âu, gồm: (1)
Truy
cập Mở tới các xuất bản phẩm khoa học; (2) Truy cập
Mở tới dữ liệu nghiên cứu; (3) Xây dựng hạ tầng
điện tử,
phổ
biến và sử dụng lại các kết quả đầu ra nghiên cứu;
(4) Các hệ thống thưởng cho văn hóa chia sẻ và huấn
luyện các kỹ năng Khoa học Mở; (5) Cộng
tác và minh bạch trong nghiên cứu khoa học. Bản
dịch tiếng Việt có 2
trang. Tải
về:
-
Thông
báo về ‘Kế hoạch S’ của Science Europe - bản dịch
sang tiếng Việt, là tài liệu kế hoạch kết quả của
cuộc họp ngày 10/07/2018 giữa
Carlos Moedas, Cao ủy của châu Âu về Nghiên cứu, Khoa học
và Cách tân, và Marc Schiltz, Chủ tịch của Science Europe.
Kế
hoạch thấy trước rằng từ ngày 01/01/2020, tất cả các
xuất bản phẩm hàn lâm là kết quả từ việc cấp vốn
nghiên cứu của nhà nước phải được xuất bản trên
các tạp chí Truy cập Mở hoặc trên các nền tảng Truy
cập Mở. Bản
dịch sang tiếng Việt có 2
trang. Tải
về:
-
‘Phản
ứng của Science Europe đối với đề xuất của Ủy
ban
châu Âu về Horizon Europe’, là
tài liệu nêu phản ứng của Science Europe không
hài lòng đối
với đề xuất của Ủy ban châu Âu về Horizon Europe đề
ngày 08/06/2018 - nghĩa là đúng 1 ngày sau khi Ủy ban châu
Âu đưa ra thông cáo báo chí về việc đề xuất ngân
sách 100 tỷ €
cho
nghiên
cứu và
cách tân giai đoạn 2021-2027 thông qua chương trình Horizon
Europe, vì
cho ngân sách đó là không đủ.
Dù vậy,
Science
Europe hài lòng về việc Ủy ban châu Âu: (1) đề xuất
tăng cường cho các yêu cầu của Khoa học Mở và Truy
cập Mở đối với xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên
cứu; và (2) đơn giản hóa và hợp lý hóa bức tranh cấp
vốn thông qua việc tạo ra các chủng loại mới các quan
hệ đối tác của châu Âu. Bản
dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải
về:
-
Thông
cáo báo chí của Ủy ban châu Âu: ‘Ngân
sách của Liên minh châu Âu (EU): Ủy ban đề xuất chương
trình Nghiên cứu và Cách tân tham vọng nhất từ
trước tới nay’
được đưa ra tại Brussels ngày 07/06/2018 với
ngân sách dài hạn tiếp theo của
EU giai
đoạn 2021-2027
và
Ủy ban đang đề xuất 100 tỷ € (khoảng
120
tỷ USD)
cho nghiên cứu và cách tân theo
Khoa
học Mở thông
qua chương trình Horizon Europe. Bản
dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải
về:
B.
Các tài liệu dịch nửa đầu năm 2018
-
‘Khuyến
cáo của Ủy ban về truy cập tới và bảo tồn thông tin
khoa học’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu
của Ủy ban châu Âu dành cho các nhân viên, xuất bản
ngày 25/04/2018. Tài liệu đưa ra nhu cầu cập nhật một
số chính sách trước đó của EU để hỗ trợ cho các
phát triển hiện nay, đặc biệt là về truy cập mở và
khoa học mở và đưa ra các khuyến cáo về truy cập tới
và bảo tồn thông tin khoa học. Bản
dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải
về:
-
‘Tuyên
bố “Dữ liệu mở trong khoa học ở châu Âu” với các
khuyến cáo’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của các thành viên Hội đồng Khoa học Quốc
tế - ICSU (International Council for Science) của châu Âu xuất
bản tháng 5/2018. “Các
nhà khoa học được nhà nước cấp vốn tạo ra dữ liệu
nghiên cứu của họ sẵn sàng ở định dạng sử dụng
lại được để cải thiện chất lượng và tính hiệu
quả của khoa học và như một sự đóng góp để giúp
giải quyết các thách thức xã hội và môi trường”.
Tài liệu đưa ra các khuyến cáo cần thiết để có được
môi trường phát triển Khoa học Mở có lợi nhất. Bản
dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải
về:
-
‘Khoa
học Mở và vai trò của nó trong các trường đại học:
Lộ
trình cho sự thay đổi văn hóa‘ - bản dịch sang tiếng
Việt, là
tài liệu của Liên đoàn các trường đại
học nghiên
cứu châu
Âu - LERU
(League of European Research Universities)
xuất bản tháng 05/2018. Tài liệu nêu lên sự thay đổi
văn hóa cần thiết để chuyển đổi cách làm khoa học
truyền thống như hiện nay sang Khoa học Mở và cùng với
nó là các khuyến cáo cho các trường đại học,
đặc biệt
là các trường đại học tăng cường nghiên cứu theo cả
8 trụ cột của Khoa học Mở được Ủy ban châu Âu xác
định và để Khoa học Mở được hiện thực hóa. Bản
dịch sang
tiếng Việt có
73
trang. Tải
về:
-
‘Sổ
tay khoa học và nghiên cứu mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do các nhà khoa học Phần Lan xuất bản tháng
12/2014. ‘Sổ
tay này nhằm giúp các nhà nghiên cứu,
các
tổ chức nghiên cứu,
những
người làm chính sách,
các
nhà cấp vốn,
và
công chúng nói chung thúc đẩy áp dụng và sử dụng khoa
học và nghiên cứu mở - OSR (Open Science and Research)’.
Bản
dịch sang
tiếng Việt có
29
trang. Tải
về:
-
‘Bộ
công cụ cấp phép mở cho nhân viên’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của Quỹ William và Flora Hewlett (William and Flora
Hewlett Foundation), Quỹ chuyên cấp vốn cho các
dự án và chương trình với các kết quả đầu ra được
cấp phép mở trên thế giới. Đây là tài liệu tham khảo
rất tốt cho bất kỳ đơn vị nào muốn có các ngôn từ
mẫu để đưa vào các tài liệu chính sách cấp vốn của
đơn vị mình đi kèm các điều khoản và điều kiện
cấp phép mở cho các kết quả đầu ra của các công
việc được nhận trợ cấp vốn đó. Bản
dịch sang
tiếng Việt có
24
trang. Tải
về:
-
‘Sổ
tay cấp phép mở của Liên bang’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của Chính phủ Liên bang Mỹ với giấy phép
Creative Commons Zero (CC0), cung cấp chỉ dẫn cho những
người thực hành để sử dụng các giấy phép mở trong
ngữ cảnh của liên
bang, dựa vào kinh nghiệm được chia sẻ. Bản
dịch sang
tiếng Việt có
45
trang. Tải
về:
-
‘Sổ
tay huấn luyện Khoa học Mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu với DOI là https://doi.org/10.5281/zenodo.1212496,
do ‘một
nhóm 14 tác giả vào tháng 02/2018 đã cùng tới Thư viện
Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đức - TIB (German National
Library of Science and Technology) ở Hannover để tạo ra cuốn
sổ tay mở, sống động này nhằm huấn luyện Khoa học
Mở’.
Bản dịch sang
tiếng Việt có
233 trang. Tải
về:
-
‘Cách
mạng sản xuất tiếp sau’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của OECD, xuất bản năm 2017, là báo cáo cho
các nước G20. Báo cáo này trình bày tư liệu từ công
việc của OECD về Cách mạng Sản xuất Tiếp sau –
(NPR) - dự án 2 năm nhằm thông báo cho các chính phủ
cách thức các công nghệ đó có thể phát triển trong
tương lai và để cung cấp tư vấn về cách thức các
quốc gia có thể chủ động tích cực lên kế hoạch để
đạt được các lợi ích. Bản
dịch tiếng Việt có 91
trang. Tải
về:
-
‘Sổ
tay chính sách bang về OER’ - bản dịch sang tiếng Việt,
là
tài liệu của Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài
nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic
Resources Coalition) xuất bản tháng 01/2018. Tài liệu trình
bày các thực hành tốt nhất trong số hơn một tá các
bang của nước Mỹ đang có các chính sách và/hoặc sáng
kiến tài nguyên giáo dục mở (OER), cả về định nghĩa
OER, chính sách, các khuyến cáo chính sách mức bang. Bản
dịch sang
tiếng
Việt có 12 trang. Tải
về:
-
‘Chỉ
dẫn xây dựng luật các bang về OER’ - bản dịch sang
tiếng Việt, là
tài liệu của Creative Commons Mỹ (Creative Commons USA) xuất
bản tháng 01/2018. Tài liệu trình bày các dự luật
và/hoặc các luật đã được thông qua ở 7 trong số hơn
một tá các bang của nước Mỹ có các chính sách và các
sáng kiến về tài nguyên giáo dục mở - (OER) và phân
tích - so sánh những điểm mạnh – yếu cũng những khác
biệt của các dự luật/luật được ban hành đó. Bản
dịch tiếng Việt có 9
trang. Tải
về:
-
‘Lộ
trình triển khai Đám mây Khoa học Mở châu Âu’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu làm việc của các nhân viên của Ủy ban châu
Âu vừa được xuất bản ngày 14/03/2018 nhằm để triển
khai Đám mây Khoa học Mở châu Âu - (EOSC) vào thực tế
cuộc sống từ nay tới năm 2020 và chuẩn bị cho các năm
sau 2020 với rất nhiều dự án cụ thể và dự kiến
kinh phí cụ thể và triển khai theo 6 dòng hành động:
(1) Kiến trúc; (2) Dữ liệu; (3) Các dịch vụ; (4) Truy
cập và các giao diện; (5) Các quy định; và (6) Điều
hành. Bản
dịch tiếng Việt có 9
trang. Tải
về:
-
‘Ghi
chú thông tin hướng tới nền tảng Horizon 2020 cho truy
cập mở’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản ngày 21/12/2017
đưa ra các ghi chú thông tin để chuẩn bị cho phiên bản
mới của nền tảng Horizon 2020 hiện nay. Phiên bản mới
nổi bật nhất sẽ được tích hợp tính năng rà soát
lại ngang hàng mở - Open Peer Review - một trong các thành
phần không thể thiếu của Khoa học Mở - góp phần làm
gia tăng chất lượng của các xuất bản phẩm và các dữ
liệu nghiên cứu được cấp vốn nhà nước từ chương
trình Horizon 2020 của Ủy ban châu Âu. Nội dung tài liệu
còn
cho thấy bên cạnh nền tảng Horizon 2020, còn có các nền
tảng khác phục vụ các các mục đích khác nhau của
Khoa học Mở của châu Âu, như OpenAIRE và Zenodo. Bản
dịch tiếng Việt có 9
trang. Tải
về:
-
‘IPR,
chuyển
giao công nghệ và Khoa học Mở - Các thách thức và cơ
hội’
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2017. Tài liệu
là kết quả của hội thảo khoa học do Trung tâm Nghiên
cứu Chung – JRC (Joint Research Centre) của Ủy ban châu Âu
và Ban Tổng Giám đốc Nghiên cứu và Cách tân (DG
Research and Innovation) tổ chức. Tài
liệu đưa ra 3 kết luận và 5 phát hiện chính quan trọng.
Bản
dịch tiếng Việt có 28
trang. Tải
về:
-
‘Cung
cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ
cần để thực hành Khoa
học Mở‘
- bản
dịch sang tiếng Việt, là
Báo
cáo của Nhóm Làm việc về các Kỹ năng Khoa học Mở
của Ủy
ban châu Âu xuất
bản tháng 07/2017. “Báo
cáo cung cấp các kết quả khảo sát giữa các nhà nghiên
cứu ở châu Âu về nhận thức của họ về các chính
sách và thực hành Khoa học Mở và sau đó tập trung vào
các kỹ năng đặc thù các nhà nghiên cứu cần cho Khoa
học Mở.
Báo
cáo kết luận với các khuyến cáo chính sách cho các bên
tham gia đóng góp ở mức châu Âu, quốc gia, và cơ sở
để nâng cao nhận thức, huấn luyện, hỗ trợ, và
khuyến khích các nhà nghiên cứu theo Khoa học Mở”.
Bản
dịch tiếng Việt có 68
trang. Tải
về:
-
‘Đánh
giá sự nghiệp nghiên cứu bằng việc thừa nhận đầy
đủ các thực hành Khoa học Mở – Thưởng,ưu đãi
và/hoặc thừa nhận việc thực hành khoa học mở của
các nhà nghiên cứu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu do Nhóm làm việc về Thưởng cho Khoa học Mở
của Ban Tổng Giám đốc về Nghiên cứu và Cách tân của
Ủy ban châu Âu
viết, được xuất bản vào tháng 07/2017. Báo cáo đưa
ra thông tin nền tảng về Khoa học Mở có liên quan tới
chính sách ERA, đánh giá các nhà nghiên cứu và khung sự
nghiệp. Nó cũng mô tả các khía cạnh khác nhau của Khoa
học Mở, bao gồm Dữ liệu Mở, Rà soát lại Ngang hàng
Mở và Khoa học Công dân. Những hạn chế của các quy
trình thừa nhận và thưởng hiện hành được trình bày,
với các gợi ý về cách làm nhẹ bớt chúng và cách các
hệ biến hóa
mới có thể được hình dung và được triển khai”.
Bản dịch tiếng Việt có
65
trang. Tải
về:
-
‘Danh
sách hành động của Tuyên bố EOSC’ - bản dịch sang
tiếng Việt, là tài liệu của Ủy ban châu Âu xuất bản
ngày 26/10/2017, đi kèm với Tuyên bố EOSC cũng được
phát hành trong cùng ngày. Danh sách liệt kê các hành động
cụ thể để thực hiện các mục tiêu trong Tuyên bố
EOSC thời gian tới, với những đơn vị cụ thể của
châu Âu cam kết cấp kinh phí và thực hiện các hành
động cụ thể để đáp ứng các mục tiêu đó. Cũng
qua danh sách này, bạn có thể thấy được các hành động
cụ thể để biến các dữ liệu nghiên cứu được cấp
vốn nhà nước thành dữ liệu tìm thấy được, truy cập
được, tương hợp được và sử dụng lại được –
FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Re-usable). Bản
dịch tiếng Việt có 5
trang. Tải
về:
-
‘Tuyên
bố EOSC’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của
Ủy ban châu Âu, Tuyên bố EOSC ngày 26/10/2017 tại
Brussels, thủ đô nước Bỉ, về việc chính thức khởi
xướng Đám mây Khoa học Mở châu Âu - EOSC (European Open
Science Cloud) để mở ra các cơ hội mới về nghiên cứu
và cách tân trong khoa học không chỉ dành riêng cho các
nhà khoa học của châu Âu, mà toàn thế giới. EOSC khẳng
định sẽ làm cho tất cả các dữ liệu nghiên cứu khoa
học sử dụng tiền từ khu vực nhà nước sẽ ‘mở
mặc định’ theo các nguyên tắc: có khả năng tìm thấy
được, có khả năng truy cập được, tương hợp được
và có khả năng sử dụng lại được - FAIR (Findable,
Accessible, Interoperable, Re-usable). Bản
dịch tiếng Việt có 13
trang. Tải
về:
-
‘Con
đường tới và từ Tuyên bố EOSC’ - bản dịch sang
tiếng Việt, là tài liệu Hội nghị thượng đỉnh Đám
mây Khoa học Mở châu Âu - EOSC (European Open Science Cloud)
của Ủy ban châu Âu diễn ra vào ngày 12/06/2017, được
phát hành vào ngày 26/10/2017 nói về các cam kết của các
bên tham gia đóng góp của các quốc gia thành viên EC và
các quốc gia có liên quan trong việc hiện thực hóa EOSC
tới năm 2020. Đây cũng là tài liệu chuẩn bị cho việc
ra Tuyên bố EOSC một cách chính thức của EC sau ngày
này. Bản dịch tiếng
Việt có 7
trang. Tải
về:
-
‘KHOA
HỌC MỞ’ - bản dịch sang tiếng Việt từ trang web của
Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế - OECD (Organisation
for Economic Co-operation and Development)OECD
chuyên nói về Khoa học Mở. Tài liệu có bảng liệt kê
các biện pháp chính sách gần đây để thúc đẩy khoa
học mở của các quốc gia OECD. Bản
dịch tiếng Việt có 5
trang. Tải
về:
-
‘Thông
cáo của các Bộ trưởng Khoa học các nước G7’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là tài liệu cuộc họp các Bộ
trưởng Khoa học các nước G7 tại Turin, nước Ý vào
ngày 28/09/2017, trong đó có các nước Canada,
Pháp, Đức, Ý, Nhật, Vương quốc Anh,
Mỹ và Ủy viên
châu Âu về Nghiên cứu, Khoa học và Cách tân. Họ
bàn cách tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách
thức của cuộc
Cách mạng Sản xuất Tiếp theo – NPR (Next Production
Revolution). Tài liệu
có nội dung về Khoa học Mở, được nêu trong các đoạn
19 và 20. Bản dịch
tiếng Việt có 11
trang. Tải
về:
-
‘Chúng
ta có thể cải thiện nông nghiệp, thực phẩm và dinh
dưỡng với dữ liệu mở như thế nào?’ - bản dịch
sang tiếng Việt, là tài liệu của Viện Dữ liệu Mở -
ODI (Open Data Institute) và tổ chức Dữ liệu Mở Toàn cầu
về Nông nghiệp và Dinh dưỡng - GODAN (Global Open Data for
Agriculture and Nutrition) xuất bản năm 2015. Tài liệu “nhấn
mạnh 3 cách thức đặc thù dữ liệu mở có thể giúp
giải quyết các vấn đề thực tế trong các lĩnh vực
nông nghiệp và dinh dưỡng: (1) Xúc tác cho việc ra quyết
định hiệu lực và hiệu quả hơn; (2) Nuôi dưỡng sự
cách tân để làm lợi cho mọi người; (3) Dẫn lái sự
thay đổi tổ chức và lĩnh vực qua sự minh bạch”. Bản
dịch tiếng Việt có 44 trang. Tải về:
-
‘Các
bài học hỗ trợ lãnh đạo dữ liệu mở khu vực nhà
nước‘ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của
các tác giả Fiona Smith và Liz Carolan, Viện Dữ liệu Mở
- ODI (Open Data Institute), Viện do các ngài Tim Berners-Lee và
Nigel Shadbolt thành lập vào năm 2012 và có trụ sở chính
ở Luân Đôn, Vương quốc Anh, xuất bản tháng 04/2016.
Tài liệu đưa ra phương pháp luận và các bài học thực
tế từ thí điểm với khóa học dành cho các lãnh đạo
dữ liệu mở ở 3 quốc gia là Macedonia, Tanzania và
Burkiana Faso. Bản dịch tiếng Việt có 51 trang. Tải
về:
-
‘Hỗ
trợ phát triển bền vững bằng dữ liệu mở’ - bản
dịch sang tiếng Việt, là tài liệu sách trắng do Viện
Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute) và Đối tác Dữ
liệu Mở - POD (Parternership for Open Data) xuất bản năm
2015. Tài liệu chỉ ra 12 ví dụ điển hình ứng dụng dữ
liệu mở ở các quốc gia khác nhau trên thế giới trong
thời gian vừa qua để giải quyết các vấn đề tại
các quốc gia, cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tài liệu cũng cho thấy: “các chính phủ, các nhà tài
trợ và các NGO (quốc tế) - với sự hỗ trợ của các
nhà nghiên cứu, xã hội dân sự và giới công nghiệp -
có thể áp dụng dữ liệu mở để giúp làm cho các SDG
thành hiện thực”. Bản dịch tiếng Việt có 40 trang.
Tải về:
-
‘Cách
để hỗ trợ năng lực các sáng kiến dữ liệu mở bằng
các công cụ đánh giá’ - bản dịch sang tiếng Việt,
là tài liệu báo cáo phương pháp của Viện Dữ liệu Mở
- ODI (Open Data Institute) xuất bản năm 2016. “Tài liệu
này rà soát lại các công cụ đánh giá dữ liệu mở
đang có, để hỗ trợ các tổ chức, các nhà nghiên cứu,
các nhà lãnh đạo dữ liệu mở, và các nhà thực hành
phát triển toàn cầu trong việc tiến hành các đánh giá
để xây dựng năng lực các sáng kiến dữ liệu mở.
Bản dịch tiếng Việt có 33 trang. Tải
về:
-
‘Doanh
nghiệp mở: 3 doanh nghiệp lớn tạo giá trị với cách
tân mở như thế nào’ - bản dịch sang tiếng Việt, là
tài liệu của Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data
Institute) xuất bản năm 2016. “Khi các doanh nghiệp trở
nên lớn hơn, thì cách tân và lanh lẹ là một thách
thức. Báo cáo này khai thác 3 doanh nghiệp hàng đầu đã
ôm lấy tiếp cận mở - nguồn mở, các tiêu chuẩn mở,
dữ liệu mở, cách tân mở - để giúp giữ được lợi
thế cạnh tranh”. Bản dịch tiếng Việt có 32 trang. Tải
về:
-
‘Dữ
liệu mở trong chính phủ: cách để mang tới sự thay
đổi’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu dạng
sách trắng do Viện Dữ liệu Mở - ODI (Open Data Institute)
và Đối tác Dữ liệu Mở - POD (Partnership for Open Data)
xuất bản năm 2015. Tài liệu đưa ra 10 nguyên tắc quản
lý thay đổi được kiểm thử qua các cuộc phỏng vấn
với các công chức chính phủ ở 7 quốc gia. Dựa vào
các nguyên tắc và các cuộc phỏng vấn đó, tài liệu
đã đưa ra 12 khuyến cáo giúp các chính phủ duy trì sự
thay đổi dữ liệu mở và hiện thực hóa tác động của
nó. Bản dịch tiếng Việt có 51 trang. Tải
về:
-
‘Ai
sở hữu hạ tầng dữ liệu của chúng ta?’ - bản dịch
sang tiếng Việt, là tài liệu do Viện Dữ liệu Mở -
ODI (Open Data Institute) xuất bản tháng 5/2015. Bản dịch
tiếng Việt có 16 trang. Tải về:
C.
Khoảng
230
đầu sách,
tài
liệu dịch đã được đưa lên Internet cho
tới hết năm 2017
trở về trước ở các đường liên kết:
Hà
Nội, thứ hai, ngày 31/12/2018
Blogger:
Lê Trung Nghĩa