Ngày
02/05/2012, Chính phủ Mỹ đã xuất bản tài liệu “Tiếp
cận chung về kiến trúc tổng thể liên bang”, tiếp
tục là cơ sở để xây dựng Chính phủ Điện tử của
Chính phủ Mỹ ở giai đoạn hiện nay.
Tài
liệu là sự kế tiếp Khung
EA của Liên bang, phiên bản v2.0 (FEAF-II hay còn được gọi
là Kiến
trúc Tổng thể Liên bang - Federal Enterprise Architecture),
được cập nhật cho tới phiên bản v2.3 vào tháng 10/2007
mà các bạn độc giả trên Blog đã có dịp làm quen với
bản
dịch sang tiếng Việt của nó. Với
tài liệu này, phần “Các
nguyên tắc về công nghệ”,
trang 13, nêu: (1) Trao
đổi thông tin và dữ liệu nên dựa vào các
tiêu chuẩn mở;
(5) Các
giải pháp phần mềm nguồn mở
nên được đưa vào trong các phân tích lựa chọn; (10)
Các kiểm soát an ninh phải được thiết kế trong
từng giải pháp công nghệ.
Bạn có thể tải về bản
dịch sáng tiếng Việt của tài liệu “Tiếp cận chung
về kiến trúc tổng thể liên bang” tại địa chỉ:
http://ubuntuone.com/1cXze2HQnTskX1Fwj2usAf.
Xem thêm: [01],
[02],
[03],
[04],
[05].
Nội dung chủ yếu
của “Tiếp cận chung về kiến trúc tổng thể liên
bang”, như được nêu trong phần giới thiệu của tài
liệu là như sau:
Tài
liệu này đưa ra chỉ dẫn cho một tiếp cận chung đối
với thực tiễn của Kiến trúc Tổng thể - EA (Enteprise
Architecture) xuyên khắp Ban Điều hành của Chính phủ Liên
bang Mỹ. Luật và chính sách Liên bang đòi hỏi những
người đứng đầu các cơ quan phát triển và duy trì một
kiến trúc tổng thể rộng khắp cơ quan tích hợp có tính
chiến lược đối với các động lực, các yêu cầu
nghiệp vụ và các giải pháp công nghệ. Tiếp cận
chung về Kiến trúc Tổng thể thúc đẩy các mức độ
gia tăng tính hiệu quả của các nhiệm vụ bằng việc
tiêu chuẩn hóa sự phát triển và sử dụng các kiến
trúc bên trong và giữa các cơ quan Liên bang. Điều này
bao gồm các nguyên tắc cho việc sử dụng EA để giúp
các cơ quan loại trừ được sự phí phạm và đúp bản,
gia tăng các dịch vụ chia sẻ, lấp các khoảng hở thực
thi và thúc đẩy sự cam kết trong chính phủ, giới công
nghiệp và các công dân.
Khán
thính phòng đích cho tài liệu này là các nhân viên Chính
phủ Liên bang, những người lên kế hoạch, phê chuẩn và
thực thi các chương trình của các Cơ quan, và những
người trong giới công nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động
đó.
Bên
trong Chính phủ Liên bang có hơn 300 thực thể tổ chức
với kích cỡ, phạm vi và độ phức tạp khác nhau, bao
gồm các bộ, các tổ chức hành chính, các văn phòng, các
ủy ban, các cơ quan và các ban. Những thực thể đó thuê
mướn hơn 2.6 triệu người và tiêu tốn hơn 3.4 ngàn tỷ
USD mỗi năm để thực thi các chức năng nhiệm vụ của
họ, thường thông qua các dịch vụ hướng tới các nhóm
người tiêu dùng, bao gồm các công dân, giới doanh nghiệp,
các viện, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan
chính phủ khác tại Mỹ và ở nước ngoài. Hơn 80 tỷ
USD chi tiêu thường niên của liên bang dành cho nhiều dạng
công nghệ thông tin (IT) xúc tác cho hàng ngàn nhiệm vụ
và các dịch vụ hỗ trợ, xuyên khắp các nhánh thực thi
và với các nhóm bên ngoài.
Trong
vòng vài năm qua, nhiều ngân sách của các cơ quan đi từ
chỗ hạn hẹp tới suy giảm, trong khi những mong đợi của
công chúng đối với chính phủ tiếp tục gia tăng. Đáp
lại, đã từng có lời kêu gọi rộng khắp từ Quốc
hội, Chính quyền, các công dân và giới công nghiệp về
các mô hình vận hành có hiệu quả hơn về chi phí của
các cơ quan và sự minh bạch hơn trong việc theo dõi sự
thực thi các chương trình của liên bang. Việc cắt giảm
ngân sách làm gia tăng sự thúc bách việc hoàn thành những
thay đổi đó sao cho những tài nguyên khan hiếm có thể
hướng được tới những khu vực cơ quan mà sẽ đóng
góp được giá trị nhiều nhất. Tiếp cận chung về
Kiến trúc Tổng thể Liên bang đẩy nhanh sự chuyển
dịch nghiệp vụ và sự xúc tác của các cơ quan bằng
việc đưa ra sự tiêu chuẩn hóa, các nguyên tắc thiết
kế, tính mở rộng phạm vi, một lộ trình tổng thể, và
một phương pháp dự án kiến trúc có khả năng lặp đi
lặp lại cho việc lên kế hoạch, ra quyết định và quản
lý trong nội bộ và giữa các cơ quan.
Tiếp
cận chung này hỗ trợ cho Chiến lược các Dịch vụ,
Chiến lược Số Chia sẻ về IT của Văn phòng Quản lý
và Ngân sách, và sự triển khai qui trình Thống kê Hồ sơ
(Portfolio Stat).
Blogger:
Lê Trung Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.