Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Nghiên cứu: Các quỷ lùn bằng sáng chế làm mất nửa ngàn tỷ USD


Study: Patent trolls cost a half a trillion dollars in "lost wealth"
15 November 2011, 13:04
Bài được đưa lên Internet ngày: 15/11/2011
Lời người dịch: “Các nhà nghiên cứu Trường Luật thuộc Đại học Boston, được ước tính rằng các thực thể không kinh doanh gì, còn được biết như là NPE hoặc các “quỷ lùn bằng sáng chế”, đã có trách nhiệm về nửa ngàn tỷ USD mất của cải trong khoảng giưa các năm 1990 và 2010... Đối với mỗi năm trong vòng 4 năm qua, họ ước tính rằng 80 tỷ USD đã bị mất bởi những công ty bảo vệ chống lại các quỷ lùn bằng sáng chế... họ đã tập trung vào phần mềm và các công nghệ có liên quan, có xu hướng nhằm vào các hãng đã phát triển được công nghệ rồi, và hầu hết các vụ kiện có liên quan tới nhiều công ty lớn như là bên bị. Điều này đã gợi ý rằng NPE đặc biệt đã khai thác những điểm yếu trong hệ thống bằng sáng chế. Kể từ năm 2004 sự khai thác đó đã gia tăng, với các vụ kiện của NPE tăng từ khoảng 500 vụ mỗi năm lên tới 2600 vụ trong năm 2010... Tổng thể, tài liệu kết luận rằng các vụ kiện về bằng sáng chế của NPE và liên quan tới sự mất của cải làm hại cho xã hội và làm gia tăng động cơ để giành được “các bằng sáng chế mơ hồ, quá rộng” thay vì tạo động lực cho đổi mới sáng tạo thực sự”. Xem thêm: [01], [02].
Trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Trường Luật thuộc Đại học Boston, được ước tính rằng các thực thể không kinh doanh gì, còn được biết như là NPE hoặc các “quỷ lùn bằng sáng chế”, đã có trách nhiệm về nửa ngàn tỷ USD mất của cải trong khoảng giưa các năm 1990 và 2010. NPE là các công ty được cho là vi phạm các bằng sáng chế.
Trong cuốn “Chi phí riêng và xã hội của các quỷ lùn bằng sáng chế” của James Bessen, Jennifer Ford và Michael J. Meurer, các nhà nghiên cứu đã xem xét các giá chứng khoán của các bên bị trong các vụ kiện trong khoảng thời gian đệ trình các vụ kiện về bằng sáng chế từ các NPE và, sau khi tính toán các xu thế thị trường, đã hình thành một ước tính về việc vụ kiện bằng sáng chế đã ảnh hưởng thế nào tới giá trị của công ty bị kiện. Đối với mỗi năm trong vòng 4 năm qua, họ ước tính rằng 80 tỷ USD đã bị mất bởi những công ty bảo vệ chống lại các quỷ lùn bằng sáng chế. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng ít trong số “của cải bị mất” này kết thúc trong tay của các NPE; được gợi ý rằng vụ kiện bằng sáng chế của NPE đã hành động như một sự phân phối lại hệ thống của cải, có lợi cho những nhà phát minh nhỏ, nhưng nó dường như là không có sự gia tăng trong những động lực cho những nhà sáng chế đó.
Nghiên cứu cũng đã thấy rằng các trường hợp có liên quan tới các quỷ lùn bằng sáng chế là đặc biệt; họ đã tập trung vào phần mềm và các công nghệ có liên quan, có xu hướng nhằm vào các hãng đã phát triển được công nghệ rồi, và hầu hết các vụ kiện có liên quan tới nhiều công ty lớn như là bên bị. Điều này đã gợi ý rằng NPE đặc biệt đã khai thác những điểm yếu trong hệ thống bằng sáng chế. Kể từ năm 2004 sự khai thác đó đã gia tăng, với các vụ kiện của NPE tăng từ khoảng 500 vụ mỗi năm lên tới 2600 vụ trong năm 2010.
Mặc dù các thực thể không sản xuất ra gì trong quá khứ đã phục vụ cho một mục đích, xúc tác cho các thị trường công nghệ và cung cấp cho các nhà phát minh nhỏ với những động cơ cho việc cấp phép sở hữu trí tuệ của họ, thì dường như nó đã không còn là như vậy nữa. Tổng thể, tài liệu kết luận rằng các vụ kiện về bằng sáng chế của NPE và liên quan tới sự mất của cải làm hại cho xã hội và làm gia tăng động cơ để giành được “các bằng sáng chế mơ hồ, quá rộng” thay vì tạo động lực cho đổi mới sáng tạo thực sự.
In a study by researchers at the Boston University School of Law, it is estimated that non-practising entities, also known as NPEs or "patent trolls", were responsible for half a trillion dollars in lost wealth between 1990 and 2010. NPEs are companies which make no products but instead hold onto patents, and either license them or sue companies for allegedly infringing those patents.
In "The private and social costs of patent trolls" by James Bessen, Jennifer Ford and Michael J. Meurer, the researchers looked at the stock prices of defendants around the time of the filing of patent lawsuits by NPEs and, after taking into account the market trends, formed an estimate of how that lawsuit affected the value of the defendant company. For each of the last four years, they estimate that $80 billion has been lost by companies defending against patent trolls. The research also finds that little of this "lost wealth" ends up in the hands of the NPEs; it has been suggested that patent litigation by NPEs acted as a redistribution system for wealth, benefiting small inventors, but it appears that there is no increase in incentives to these inventors.
The study also found that the cases that involved patent trolls were distinctive; they focused on software and related technologies, tended to target firms that had already developed technology, and most of the lawsuits involved multiple large companies as defendants. This suggested that the NPEs were specifically exploiting weaknesses in the patent system. Since 2004 that exploitation has increased, with litigation by NPEs rising from around 500 cases per year to 2600 in 2010.
Although non-practising entities have, in the past, served a purpose, enabling technology markets and providing small inventors with vehicles for licensing their intellectual property, that appears to no longer be the case. Overall, the paper concludes that NPE patent lawsuits and the related loss of wealth harms society and increases the incentive to get "vague, over-reaching patents" instead of incentivising real innovation.
(djwm)
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.