Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Tôi muốn có một máy tính nhưng tôi không muốn có Windows ...

I Want a Computer but I don't Want Windows...

jueves 14 de octubre de 2010

Theo: http://linuxmigrante.blogspot.com/2010/10/i-want-computer-but-i-dont-want-windows.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 14/10/2010


Lời người dịch: Bạn muốn có máy tính nhưng không muốn có Windows ư? Không phải lúc nào và không phải bất kỳ ở đâu bạn cũng làm được đâu! Vì bản chất là người ta muốn tước đi tất cả các quyền của bạn đấy. Nó đây này: “Bằng việc sử dụng phần mềm, bạn chấp nhận các điều khoản này. Nếu bạn không chấp nhận chúng, đừng có sử dụng phần mềm. Thay vào đó, hãy liên hệ với nhà sản xuất hoặc người cài đặt để xác định chính sách trả lại của nó. Bạn phải tuân thủ với chính sách đó, mà có thể hạn chế các quyền của bạn hoặc đòi hỏi bạn trả lại toàn bộ hệ thống trên đó phần mềm được cài đặt. (“Các điều khoản Giấy phép Phần mềm của Microsoft: Windows 7 Professional”)”. Bình luận về việc này của tác giả bài viết: “Nếu quốc gia mà làm thế, thì bạn gọi nó là cộng sản chủ nghĩa. Nếu một công ty mà làm thế, bạn gọi nó là … gì?”. Bạn hãy đọc hết bài và suy ngẫm về nó!.

Tôi muốn một máy tính nhưng tôi không muốn Windows”.

Đây là một mệnh đề dễ chịu làm giật mình những nhà bán máy tính trong hầu hết các cửa hàng. Vi sao mà hầu hết các máy tính lại cài đặt trước Windows? Để làm thỏa mãn những người sử dụng chăng? Tôi đồ rằng những giảm giá trong các giấy phép Windows đối với các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM - và giá gia tăng nếu họ dám bán thiết bị mà không có Windows được cài đặt sẵn - không có gì phải làm với nó. Không vì lợi ích của Microsoft trong sự cạnh tranh bình đẳng và chơi đẹp.

Vì thế... nếu Windows đi với máy tính, liệu điều đó có nghĩa là Windows là một phần của máy tính hay không?

Rõ ràng là không. Các giấy phép của Microsoft có nghĩa là phần mềm không là một phần của máy tính, cũng không là của bạn. Đối với các nhà cung cấp, các giấy phép có nghĩa là họ có quyền để cài đặt nó. Quyền của bạn là để sử dụng nó trong hệ thống của bạn. Liệu bạn có sở hữu một bản sao của Windows hay không? Không, bạn không sở hữu nó. Tất cả chúng thuộc về Microsoft, mà họ trao cho bạn quyền sử dụng nó - với một giá thành *nhỏ*, tất nhiên rồi! Điều này giống với chủ nghĩa cộng sản vô cùng nếu bạn hỏi tôi. Những khác biệt là thực thể mà sở hữu các hàng hóa và cách mà mọi người được trao quyền sử dụng chúng. Và vẫn có một số người nói rằng Nguồn Mở là tương đương với chủ nghĩa cộng sản??!!

"I want a computer but I don't want Windows."

This is a nice phrase to startle computer sellers in most stores. Why is it that most computers come with Windows preloaded? To satisfy the users?? I guess that the price reductions on Windows licenses for OEMs --and price increases if they dare to sell equipment without Windows preloaded--have nothing to do with it. Nor does Microsoft's interest in fair competition and fair play.

So...if Windows comes with the computer, does that mean that Windows is part of the computer?

Clearly not. Microsoft licenses mean that the software is neither part of the computer nor yours. For the vendors, the licenses mean they have the permission to install it. What is yours is the permission to use it in your system. Do you own a copy of Windows? No, you don't. All of them belong to Microsoft, but they give you the privilege of using it--for a *small* price, of course! This resembles communism so much if you ask me. The differences are the entity that owns the goods and how people are granted the permission to use them. And still some say that Open Source equals communism??!!

Bây giờ, quay về với các máy tính với Windows được cài đặt sẵn... nếu tôi mua máy tính, rồi máy tính là của tôi, đúng không? Tôi đã mua nó rồi mà!

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi quyết định không muốn chấp nhận Thỏa thuận Giấy phép cho Người sử dụng Đầu cuối EULA (End User License Agreement) của Windows khi tôi lần đầu khởi động máy tính mới của tôi nhỉ? Đây là máy tính của tôi, đúng không? Nhưng hệ điều hành (OS) lại không là của tôi. Logic chung nói rằng tôi có quyền trả lại sản phẩm mà tôi không muốn giữ và lấy lại tiền đền bù đối với nó. Sau tất cả, tôi đã mua một máy tính, chứ không phải là phần mềm (tôi không thể mua phần mềm đó bằng bất kỳ cách gì).

Vâng, trong quá khứ bạn có thể trả lại phần mềm đó và lấy lại tiền đền bù... sau một cuộc vật lộn khổng lồ. Nếu ai đó muốn thử nó, ở đây sẽ chỉ ra cách làm thế nào.

Đây là vẻ đẹp của dân chủ và tự do. Thậm chí sau một trận chiến như vậy, bạn có thể làm cho những người khác tôn trọng các quyền của bạn...

Nhưng Microsoft có lẽ không quan tâm lắm về các quyền của bạn. Hãy nhìn vào phiên bản được sửa của EULA cho Windows 7:

Bằng việc sử dụng phần mềm, bạn chấp nhận các điều khoản này. Nếu bạn không chấp nhận chúng, đừng có sử dụng phần mềm. Thay vào đó, hãy liên hệ với nhà sản xuất hoặc người cài đặt để xác định chính sách trả lại của nó. Bạn phải tuân thủ với chính sách đó, mà có thể hạn chế các quyền của bạn hoặc đòi hỏi bạn trả lại toàn bộ hệ thống trên đó phần mềm được cài đặt. (“Các điều khoản Giấy phép Phần mềm của Microsoft: Windows 7 Professional”).

Vì thế, tôi PHẢI tuân thủ với EULA thậm chí nếu tôi định vứt vật làm hại Win7 Starter đi ư?

Rồi thì, nếu tôi từ chối EULA, tôi PHẢI tuân thủ với các chính sách của các nhà cung cấp... và mỉm cười nếu những kẻ đồng mưu của Ông Bạn Lớn yêu cầu tôi trả máy tính CỦA TÔI. Wow! Đó là cách dễ chịu để nói: “có thể hạn chế các quyền của bạn”. Nếu quốc gia mà làm thế, thì bạn gọi nó là cộng sản chủ nghĩa. Nếu một công ty mà làm thế, bạn gọi nó là … gì? Không phải là dân chủ, chắc chắn rồi.

Bây giờ, vì sao các quyền đó của tôi phải bị hạn chế và không phải là của Microsoft hả? Trước hết, tôi bị từ chối cái quyền chọn một máy tính với hệ điều hành khác hoặc không có hệ điều hành. Rồi thì, tôi bị từ chối cái quyền giữ máy tính mà tôi đã mua trừ phi tôi chấp nhận thứ gì đó mà tôi không muốn. Tôi đang mua một chiếc máy tính, chấm hết. Tôi không mua các sản phẩm của Microsoft.

Các nhà cung cấp có thể nói với tôi “Nhưng bạn đã mua một sản phẩm đóng thành bó”. làm thế đó, vì thế, có nghĩa là phần mềm thực sự cũng là của tôi chứ? Tôi đã mua máy tính, hãy ghi nhớ chứ? Nếu chúng là đóng thành bó, thì phần mềm là của tôi cho kỹ thuật nghịch đảo nó hoặc làm bất kỳ thứ gì mà tôi muốn với nó như tôi có thể làm với phần cứng chứ. Nó là một sản phẩm đóng bó và tôi đã mua nó có mà!

Ồ, nhưng sau đó họ sẽ nói tôi không thể. Sản phẩm đóng thành bó không phải là như thế. Tôi có thể tách phần cứng ra nếu tôi muốn, nhưng tôi không có quyền trộn lẫn với phần mềm vì nó không phải là của tôi. Thế thì tôi mua gì nhỉ?

Làm thế nào mà mọi người lại chấp nhận điều này nhỉ? Và sau đó họ chỉ trích các quốc gia khác vì họ “từ chối các quyền của các công dân của họ!”

Tôi, thứ nhất, sẽ chỉ mua ở những nơi mà họ tôn trọng các quyền của tôi như một khách hàng và như một cá nhân. Nếu những người khác muốn mở rộng những cánh tay của họ so cho Microsoft và các liên minh của nó đặt xiềng xích dễ chịu lên họ, thì là tốt với đám người đó. Họ xứng đáng nó bằng bất kỳ cách gì!

Now, back to the computers with windows preloaded...if I buy the computer, then the computer is mine, right? I bought it already!

What happens if I decide I don't want to accept Windows EULA when I first start my new computer? It is my computer, right? But the OS is not mine. Common logic dictates that I have the right to return the product I don't want to keep and get a refund for it. After all, I bought a computer, not the software (I cannot buy that one anyway).

Well, in the past you could return the software and get a refund...after a titanic struggle. If someone wants to try it, here is how.

This is the beauty of democracy and freedom. Even after a battle like that, you can get others to respect your rights...

But Microsoft couldn't possibly care less about your rights. Look at the corrected version of the EULA for Windows 7:

By using the software, you accept these terms. If you do not accept them, do not use the software. Instead, contact the manufacturer or installer to determine its return policy. You must comply with that policy, which might limit your rights or require you to return the entire system on which the software is installed. ("Microsoft Software License Terms: Windows 7 Professional")
So, I
MUST comply with the EULA even if I intend to get rid of the Win7 Starter pest?

Then, if I reject the EULA, I MUST comply with the policies of the vendors...and smile if Big Brother's sidekicks ask me to return MY computer. Wow! That's a nice way to put it: "might limit your rights." If the state does it, you call it communism. If a company does it, you call it...what? Not democracy, for sure!

Now, why is it that my rights have to be limited and not Microsoft's? First, I am denied the right to choose a computer with another OS or without any OS. Then, I am denied the right to keep the computer I bought unless I accept something I don't want to. I am buying a computer, period. I am not buying Microsoft's products.

The vendors might say to you "But you bought a bundle product." Does that, therefore, mean the software is actually mine, too? I bought the computer, remember? If they are bundle, the software is mine for reverse engineering it or do what I want with it as I would do with the hardware. It is a bundle product and I bought it!

Oh, but then they will say I can't. The bundle product is not like that. I can trash the hardware if I want, but I am not entitled to mess with the software because it is not mine. What did I buy, then?

How come people accept this? And then they criticize other countries because they "deny the rights of their citizens"!

I, for one, will only buy where they respect my rights as a customer and as an individual. If the others want to extend their arms so that Microsoft and its allies put nice chains on them, good for those people. They deserve it anyway!

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.