Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Virus máy tính hay virus Windows?

Đã từ lâu, để nói về virus của Windows, nhiều người vẫn thích sự nhập nhằng khi sử dụng cụm từ virus máy tính để thay thế và né tránh, ngụ ý rằng virus không chỉ dành cho Windows, mà còn dành cho tất cả các nền tảng hệ điều hành và nền tảng khác.

Báo cáo về phần mềm độc hại của G Data, một hãng phần mềm chuyên về an ninh của Đức vừa được xuất bản trong tháng 09/2010 vừa qua đã chỉ ra rằng trong nửa đầu năm 2010, tổng số các chương trình phần mềm độc hại mới đã được tạo ra trên thế giới là 1.017.208, trong số đó có 1.011.285 chương trình, tương đương với 99,4%, là được viết cho nền tảng hệ điều hành Windows.


Con số 1.011.285 với 99.4% là tổng của 2 con số: (1) con số 1.001.902 được viết cho nền tảng Win32 của Windows, chiếm 98.5% tổng số chương trình phần mềm độc hại mới trong nửa đầu năm 2010 và (2) con số 9.383 được viết cho MSIL (MSIL là định dạng trung gian của các ứng dụng .NET, một khung các công cụ lập trình của Microsoft), chiếm 0.9% tổng số chương trình phần mềm độc hại mới trong nửa đầu năm 2010.

Số lượng các chương trình phần mềm độc hại mới trong nửa đầu năm 2010 được viết chung cho tất cả các nền tảng UNIX và GNU/Linux (*ix trong bảng) là 226, tương đương với 0.0%. Nếu cộng thêm cả nền tảng Java (Java là một nền tảng nguồn mở) thì sẽ cộng thêm con số 225 thì tổng số lượng các chương trình phần mềm độc hại được viết cho UNIX, GNU/Linux và các nền tảng nguồn mở khác là 451 thì cũng vẫn chiếm tỷ lệ là 0.0%. Nếu cộng thêm nốt cả nền tảng di động (Mobile) vào với giả thiết là mọi nền tảng di động đều dựa vào GNU/Linux và các nền tảng nguồn mở khác (mà điều này là không đúng, vì có cả Windows Mobile) thì tổng số lượng các chương trình phần mềm độc hại cho toàn bộ các nền tảng UNIX, GNU/Linux, Java và di động sẽ là 663, vẫn chiếm tỷ lệ là 0.0%. Nếu mở rộng để lấy thêm sai số cho 2 chữ số đằng sau dấu thập phân cùng với việc làm tròn số, chúng ta sẽ có được các con số tương ứng sau:


Nền tảng

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

*ix + Java

Tỷ lệ %
*ix + Java

Số lượng

*ix+Java+ Di động

Tỷ lệ %

*ix + Java + Di động

1

Win32

1.001.902

98.508





2

MSIL

9.383

0.921





3

WebScripts

3.942

0.386





4

Scripts

922

0.091





5

NSIS

260

0.256





6

*ix

226

0.022

226

0.022

226

0.022

7

Java

225

0.022

225

0.022

225

0.022

8

Di động

212

0.021



212

0.021

Tổng số:

1.017.072

100

451

0.044

663

0.065

Báo cáo của G Data cũng dự đoán xu thế trong 6 tháng cuối năm 2010 này, tổng số lượng các chương trình phần mềm độc hại được tạo ra sẽ vượt qua con số 2 triệu.


Với thực trạng này, một câu hỏi lớn cho các phần mềm diệt virus các loại sẽ là: Liệu trong thực tế, các phần mềm diệt virus trong Windows có còn có tác dụng hay không, hay chúng chỉ có nghĩa là cho dù người sử dụng có bỏ ra bao nhiêu tiền, có mua bao nhiêu chương trình diệt virus đi chăng nữa, thì cũng không thể bảo vệ được máy tính của mình khỏi nạn virus? Trừ phi người sử dụng phải chọn cho mình một nền tảng hệ điều hành khác, ví dụ như bất kỳ một phát tán GNU/Linux nào chẳng hạn.

Cùng với nó, với báo cáo này, dù trong thực tế, quả thực là virus không phải chỉ dành riêng cho nền tảng hệ điều hành Windows, mà còn cho cả cho những hệ điều hành và các nền tảng khác, thì nếu chúng ta đánh đồng khái niệm virus máy tính với khái niệm virus Windows thì cũng hoàn toàn không sai, với một sai số là 0.065% - nếu so với các nền tảng mở, hoặc cao nhất là 0.6% - nếu tính theo tổng tất cả các nền tảng, đều là những sai số mà trong khoa học chắc chắn là chấp nhận được.

VIRUS MÁY TÍNH = VIRUS WINDOWS!

Trần Lê

Nguồn: Báo cáo về phần mềm độc hại của G Data, báo cáo nửa năm tháng 01 - tháng 06 năm 2010.

Bài được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 10/2010, trang 70-71.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.